Uỷ
Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế tổ chức họp báo ở Quốc Hội
Thông Báo của BPSOS
Washington DC, ngày 3 tháng 4, 2017
Để mở đầu cuộc tổng vận động Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ năm
2017, hôm nay chúng tôi công bố hồ sơ Số 1 trong tổng cộng 6 hồ sơ đã được hoàn
tất với danh sách 168 giới chức chính quyền Việt Nam được đề nghị chế tài theo
Luật Magnitsky Toàn Cầu của Hoa Kỳ.
Hồ sơ Số 1 gồm 25 nhân vật liên can đến các hành vi tra tấn đối
với Mục Sư Nguyễn Công Chính và vợ là Bà Trần Thị Hồng. Một số nhân vật điển
hình gồm:
·
Đại Tá Vũ Văn Lâu, Giám
Đốc Sở Công An Tỉnh Gia Lai
·
Đại Tá Nguyễn Văn Long,
Giám Đốc Sở Công An Thành Phố Pleiku
·
Đại Tá Nguyễn Văn Trạch,
nguyên Phó Giám Đốc Sở Công An Tỉnh Gia Lai
·
Ông Lê Văn Hà, Chánh Án
Toà Án Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
·
Ông Phạm Bá Sơn, Chánh
Án Toà Phúc Thẩm Tỉnh Gia Lai
·
Trung Tá Nguyễn Đình
Oánh, Trại Giam T20, Tỉnh Gia Lai
·
Đại Uý Nguyễn Anh Tuấn,
Trại Giam T20, Tỉnh Gia Lai
·
Trung Uý Trần Cao Cương,
Trại Giam T20, Tỉnh Gia Lai
·
Thiếu Tá Hoàng Đức
Giang, Trại Tù An Phước, Tỉnh Bình Dương
·
Đại Uý Đinh Ngọc Quỳnh,
Trại Tù An Phước, Tỉnh Bình Dương
·
Ông Huỳnh Văn Trà, Chủ
Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Phường Hoa Lư, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai
Trang đầu của hồ sơ Ms. Nguyễn
Công Chính và Bà Trần Thị Hồng
BPSOS chọn 6 hồ sơ cho cuộc vận động năm 2017 dựa trên các tiêu
chuẩn sau:
(1) Sự đàn áp nghiêm trọng vì xảy ra hành vi tra
tấn hay đánh chết người.
(2) Nạn nhân là những người tranh đấu cho nhân
quyền.
(3) Hồ sơ khả tín vì đã được quốc tế, nhất là
chính quyền Hoa Kỳ, công nhận.
(4) Vấn đề trách nhiệm có thể truy cứu đến những
giới chức chính quyền.
Cả 6 hồ sơ đã được nộp cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Uỷ Hội Hoa Kỳ
về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ngày 17 tháng 3, 2017. Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn
Giáo Quốc Tế chính thức chọn hồ sơ Số 1, tức hồ sơ về Mục Sư Nguyễn Công Chính
và Bà Trần Thị Hồng, cho Đề Án Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo. Đề án này là nỗ lực
của Uỷ Hội để cung cấp dữ kiện cho Hành Pháp Hoa Kỳ trong việc đưa một số quốc
gia, trong đó có Việt Nam, vào danh sách Quốc Gia Phải Quan Tâm Đặc Biệt (CPC).
Uỷ Hội sẽ công bố đề án này tại buổi họp báo ngày 6 tháng 4. Buổi
họp báo sẽ được thực hiện ở Quốc Hội Hoa Kỳ với sự yểm trợ của Bàn Tròn Đa Tôn
Giáo Hoa Kỳ, mà BPSOS là một thành phần tham gia từ nhiều năm qua. Tại buổi họp
báo, một số tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo ở Việt Nam đã và đang lên tiếng
cho hồ sơ của Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng sẽ được tuyên danh.
Đề án này của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và
cuộc vận động chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu của BPSOS là hai nỗ lực song
song có phối hợp. Chỉ định CPC theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế có tác
dụng chế tài tập thể đối với cả một chính quyền; cùng lúc, BPSOS khai thác Luật
Magnitsky Toàn Cầu để chế tài từng cá nhân giới chức chính quyền liên can đến
hành vi đàn áp nhân quyền một cách trầm trọng. Các biện pháp chế tài bao
gồm cấm thủ phạm nhập cảnh và đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ của họ.
“Riêng trong trường hợp đàn áp tôn giáo, như hồ sơ của Ms. Nguyễn
Công Chính và Bà Trần Thị Hồng, thì không chỉ thủ phạm bị cấm nhập cảnh mà cả
vợ, chồng, con đều bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám
Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói. “Nếu những người này đang ở Hoa Kỳ thì sẽ bị trục
xuất.”
Sự nới rộng thành phần bị cấm nhập cảnh này là do tác động của
Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế kết hợp với Luật Magnitsky Toàn Cầu.
Ngày 31 tháng 3 vừa qua, Ts. Nguyễn Đình Thắng và cựu Đại Sứ
Grover Joseph Rees cùng đại diện cho BPSOS đến họp với Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do
Tôn Giáo Quốc Tế về kế hoạch phối hợp hành động.
“Trong những tháng sắp đến chúng tôi sẽ tuần tự công bố các danh
sách kế tiếp, vào những thời điểm phù hợp,” Ts. Thắng cho biết. “Và chúng tôi đang thu thập thêm những hồ sơ
mới để ngày càng tăng ảnh hưởng cho cuộc vận động chế tài các thủ phạm đàn áp
nhân quyền ở Việt Nam.”
Để tham gia buổi họp báo ngày 6 tháng 4 ở Quốc Hội Hoa Kỳ, xin
liên lạc:
Ts. Nguyễn Đình Thắng và cựu
Đại Sứ Grover Joseph Rees cùng với cựu Đại Sứ Jackie Wolcott, Uỷ Viên của Uỷ
Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, 31/03/2017 (ảnh USCIRF)