Ngày
28-5-Tân Mùi (DL: 13-7-1931) Bà Bát Nương dạy Ngài Cao Quỳnh Diêu và Phạm Văn
Ngọ về nhạc.
Phò
loan: Hộ Pháp – Bảo Văn Pháp Quân.
BÁT
NƯƠNG
Anh
Ngọ! Nếu Anh
không học quơ roi rõ phân Văn Võ cho rành thì khó tranh đoạt vị.
Phạm
Văn Ngọ bạch: – Thưa mấy tháng nay tôi cũng lo học đờn và trau văn chương.
Giỏi đa, sao nữa, Nhạc là gì?
Phạm
Văn Ngọ bạch: – Nhạc là âm.
Ối!
Còn Anh Già giải nghĩa coi. Còn quơ roi là roi gì?
Mỹ
Ngọc bạch: – Roi là roi trống.
Phải,
học Văn Võ là gì? Hai cây roi trống, cây nào Văn, cây nào Võ?
Mỹ
Ngọc bạch: – Bên mặt Võ, bên trái Văn. Hai cái trống nhạc, cái nào Văn, cái nào
Võ? Cái trống tan là Võ, cái trống tồn là Văn.
Hai
cái roi đổ xuống trống tan nói sao?
–
Khiêu Võ.
Còn
hai cái roi để xuống trống tồn nói sao?
–
Chiêu Văn.
Còn
đè mặt một ngọn, nói sao?
Hễ đè
trên trống tan thì gọi là Yểm Võ, còn bên trống tồn thì gọi là Phế Văn.
Hai
ngọn roi đánh vô mặt vành trống tan thì nói sao?
–
Thuyết Võ, bên trống tồn thì gọi Hành Văn.
Hai
ngọn roi gõ vô vành trống tan thì gọi là Thâu Võ, còn bên trống tồn thì gọi là
Nạp Văn. Nhớ chưa, đừng nói theo nhà quê mà làm cho ra rẻ giá Nhạc.
Mỹ
Ngọc bạch: – Hiện thời có ai biết chăng?
Không,
cổ thì biết. Tan, đáng tiếng kêu Tán, còn Tồn thì là Tồn, Tán là trắc gọi là
Võ, Tồn là bình gọi là Vãn. Võ Tán Văn Tồn cho hiệp câu:
Văn
chương cái thế chung qui thổ,
Võ lược siêu quần tận bạch đầu.
Giải
nghĩa coi nà.
Phạm
Văn Ngọ: – Văn Nho không thể giải được.
Không
nói, em thăng.
Mỹ
Ngọc bạch: – Nếu có nói thì thêm trật chớ không ích gì, xin Cô từ bi giải giùm.
Ơi!
Nghĩa là:
Văn
vật mãn đời còn biến hóa,
Võ biền bạc tóc hết tài năng.
THĂNG.
Đời gọi Thuyết Võ, Hành Văn Đức Bà Bát Nương dạy sửa lại là THÂU VÕ, NẠP VĂN.
Ý tứ rất cao xa.