Điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ: Việt Nam được đề nghị vào
danh sách CPC
Bộ
Ngoại Giao: Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam vẫn bị
kiểm soát chặt chẽ
Mạch Sống, ngày 27 tháng 10,
2015
Tại
buổi điều trần hôm nay với
sự xuất
hiện của giới chức cao cấp nhất của Bộ Ngoại Giao về tự do
tôn giáo quốc tế, tình trạng đàn áp tự do tôn giáo ở Việt
Nam đã là một trong những
vấn đề nổi bật được nêu lên.
Trong
phần điều trần, Đại Sứ Lưu
Động Về Tự Do
Tôn Giáo Quốc Tế, Ông David Saperstein, thừa
nhận là ở Việt
Nam vẫn xẩy ra tình trạng đánh đập, đàn áp, ngăn cấm sinh hoạt tôn giáo độc
lập.
"Tuy
nhiên cũng có những khu vực mà giới
chức chính quyền nhẹ tay hơn", Ông nói. "Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, tôi đã thấy có những
nơi thờ phượng đông đúc tín đồ."
ĐS. Saperstein tại buổi điều trần, Quốc Hội Hoa
Kỳ, 27/10/2015
Nhận
định này không thuyết phục DB Mark Meadows (Cộng Hoà, North Carolina) khi Ông
đặt câu hỏi: "Ông Đại Sứ hãy cho biết trong văn bản TPP có ngôn ngữ nào
về bảo vệ nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo."
ĐS
Saperstein giải thích rằng Hành Pháp đã thúc đẩy quyền của người lao động, quyền của người
khuyết tật và quyền của các sắc dân thiểu số khi đàm phán TPP với Việt Nam. Riêng về điều khoản tự do
tôn giáo thì đích thân ĐS Saperstein đang theo dõi và thúc đẩy Việt Nam thông
qua luật về tín ngưỡng
và tôn giáo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
DB
Meadows cho biết là đã đọc văn bản TPP gồm 800 trang nhưng không thấy đoạn nào nói về nhân quyền nói chung hay tự do
tôn giáo nói riêng.
DB
Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey), người triệu tập và chủ toạ buổi điều trần, nêu thắc mắc rằng dẫu
Việt Nam cam kết tôn trọng nhân quyền do muốn hưởng quyền lợi
TPP, thì Hành Pháp Hoa Kỳ có biện pháp nào để bảo đảm được rằng họ sẽ tôn trọng lời
cam kết.
DB
Smith dẫn chứng rằng năm 2007, khi Việt Nam
được hưởng các lợi
ích mà họ mưu cầu như tham
gia vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và được quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thượng Thường
Trực với Hoa Kỳ thì họ đã lập tức trở mặt.
"Họ
đã bắt và tống giam trở lại những
người mà đích thân tôi đã gặp trong
chuyến viếng thăm Việt Nam trước
đó; nhiều người vẫn ngồi tù như LM
Nguyễn Văn Lý", DB Smith nói.
ĐS
Saperstein cho biết là Ông đã tham vấn nhiều lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam và ủng hộ quan điểm của họ đối với dự thảo
luật về tín ngưỡng và tôn giáo mà Quốc Hội Việt
Nam đang cứu xét.
"Khi
mà chính quyền nhất quyết đòi kiểm soát mọi hoạt động, kể cả việc thụ phong hay
phân bổ chức sắc tôn giáo, thì không thể
xem là có tự do
tôn giáo," ĐS Saperstein bày tỏ đồng tình với quan điểm của các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam.
Trong
phần điều trần tiếp sau ĐS Saperstein, Ts. Robert George, Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa
Kỳ về Tự Do
Tôn Giáo Quốc Tế, nhận định rằng Việt Nam phải nằm trong danh sách CPC. Ông
cho rằng Việt Nam thoát được
danh sách này dù tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở quốc
gia này vẫn tiếp diễn một cách trầm trọng và có hệ thống là vì Hành Pháp Hoa Kỳ
có những ưu
tiên khác nữa.
"Cuộc
thăm viếng Việt Nam của Uỷ Hội về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế tháng 8 vừa qua cho thấy rằng chính phủ của quốc gia này kiểm soát mọi lĩnh
vực hoạt động tôn giáo và do đó
không đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về tự do tôn giáo", Ts. George phát biểu.
"Chúng tôi đề nghị đưa Việt Nam vào lại
danh sách CPC."
Các
vị dân biểu hiện diện đều bày tỏ mối quan tâm về tình trạng tự do
tôn giáo ở Việt
Nam đã không có dấu hiệu cải thiện.
"Điều
này liên quan đến điều khoản luật Hoa Kỳ mới được Quốc Hội thông qua, đòi hỏi
Hành Pháp phải phát huy tự do tôn giáo khi đàm phán mậu dịch", Ts.
Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.
Theo Ts. Thắng, các bản phúc trình mới nhất của
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ
Hội về Tự Do
Tôn Giáo Quốc Tế, và Liên Hiệp Quốc đều cho thấy là
Hành Pháp Hoa Kỳ đã không đáp ứng được điều kiện luật định này khi
đàm phán TPP với Việt Nam.
"Buổi điều trần hôm nay hữu ích cho cuộc tổng
vận động Quốc Hội mà chúng tôi đang sắp xếp, nhằm áp lực Hành Pháp
Hoa Kỳ phải quyết liệt đòi hỏi Việt Nam thực sự tôn trọng tự do tôn
giáo và cải thiện nhân quyền nói chung," Ts. Thắng nói.
Buổi điều trần được tổ chức đúng ngày kỷ niệm
17 năm Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ra đời. Ngày 27 tháng 10 hàng năm
được Quốc Hội chọn làm Ngày Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Bài liên quan:
Báo cáo của BNG Hoa Kỳ phản ánh tiếng nói của
người dân Việt Nam