Tường trình
Hội nghị Tự do Tôn giáo và tín
ngưỡng trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Ngày
29/09/2015 phái đoàn Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài (15 thành viên) đã tham dự hội
nghị về Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng trong khu vực Đông Nam Á tại thủ đô
Bangkok, Thái Lan.
Hội nghị được thực
hiện do 03 tổ chức: International Commission of Jurists (ICJ) (Ủy ban Luật
gia quốc tế), Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) (Diễn
Đàn Á Châu về Nhân quyền và Phát triển) và Boat People SOS (BPSOS - Ủy ban Cứu
người Vượt biển của người Việt hải ngoại) phối hợp cùng văn phòng Báo Cáo
Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, văn phòng khu
vực ĐNÁ của Cao Uỷ LHQ về Nhân Quyền. Hội nghị có sự tham dự của Báo
Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Gs. Ts.
Heiner Bielefeldt.
Chính quyền
Indonesia, Miến Điện, Kampuchia, Philippines, Malaysia, và Thái Lan đã cử
đại diện tham gia. Một số giới chức ASEAN và các toà đại sứ Thuỵ
Điển, Úc, và Liên Âu... cũng có mặt.
Đại diện của
các tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự đến từ
Kampuchia, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái
Lan, Philippines, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan, Pháp...
Ông Sam Zarifi
(chủ tịch Hội Giáo dục Thái Lan) chào mừng các khách mời và cho biết Hội Nghị mở
ra phương thức kết nối để dẫn tới đại đồng trong tôn giáo, không kỳ thị màu da
sắc tóc, chính kiến...
|
Phái đoàn Khối
Nhơn Sanh chụp ảnh lưu niệm với Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do
tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Gs. Ts. Heiner Bielefeldt
|
Ông Heiner
Bielefeldt phát biểu: ...Bản chất của nhân loại là yêu chuộng hòa bình, không
thích bạo lực, xã hội càng tiến bộ bạo lực càng lùi xa....Nét đẹp của Đông Nam
Á là sự đa dạng tôn giáo, đa dạng văn hóa và các sắc dân. Con người hiện nay phải
được hưởng đầy đủ quyền được sống, quyền được dạy dỗ, quyền tự do tôn giáo, quyền
được tự chủ trải nghiệm đức tin... nhưng đáng tiếc là nó thường bị vi phạm nên
bắt buộc phải có sự thay đổi cho tốt hơn...
Hiện trạng là
chính quyền một số quốc gia có sự vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
(chính trị hóa tôn giáo) và các tôn giáo tranh chấp, chia rẽ nhau rất nguy hiểm...
Riêng về Việt
Nam ông đặc phái viên LHQ nhận định: “Kể từ cuộc họp ở Hội đồng Nhân quyền Liên
hiệp quốc đầu năm tới nay, tình hình về tôn giáo ở Việt Nam không có thay đổi
tích cực nào...”
Phép thử quy
tắc thế nào là tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
CTS Trần Quốc Tiến
trình bày trước hội nghị rằng: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài lập năm
1926, có pháp nhân năm 1965 đang bị nhà cầm quyền triệt tiêu. Phép thử để xác định
có sự thay đổi trong chính sách tôn giáo hay không là phải có Đại Hội Nhơn Sanh
tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Tại sao Đại Hội
Nhơn Sanh là phép thử?
Bởi vì Hội Thánh
Cao Đài đã bị giải thể. Đại Hội Nhơn Sanh sẽ công cử người đại diện cho Đạo Cao
Đài để cầm quyền hành chánh tôn giáo xây dựng lại Hội Thánh.
Tại sao Hội
Thánh bị giải thể?
Ngày 20/07/1978
nhà cầm quyền ra Bản án kết tội Đạo Cao Đài là phản động sau đó giải thể Hội
Thánh Cao Đài.
Ngày 09/05/1997
nhà cầm quyền dựng lên chi phái 1997 để chiếm dụng danh hiệu và cơ ngơi của Đạo
Cao Đài.
Ngày 27/05/2015
chúng tôi tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh tại Đại Đồng Xã (Tòa Thánh Tây Ninh) thì
khu vực tổ chức đã bị rào lại. Chi phái 1997 và nhà cầm quyền đã hành hung
chúng tôi.
Nhà cầm quyền hiện
nay đã mời ông Heiner Bielefeldt Đặc phái viên LHQ đến Việt Nam làm việc từ
ngày 21 đến 31/07/2014. Báo cáo chính thức của ông ngày 30/01/2015 khoản 32 viết:
Tình trạng của các cộng đồng tôn giáo hay
tín ngưỡng chưa đăng ký được xem như là một phép thử quan trọng về sự hiểu biết
về quy tắc thế nào là tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Cho nên Đại Hội
Nhơn Sanh của Đạo Cao Đài chính là một trong những phép thử về tự do tôn giáo tại
Việt Nam.
Bước khởi đầu...
đầy hy vọng
Ts. Nguyễn
Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, phát biểu trong phần
khai mạc hội nghị. “Chúng tôi hy
vọng đây sẽ là bước khởi đầu cho một nỗ lực dài hạn để đối phó
với tình trạng đàn áp tôn giáo đang xảy ra ở một số quốc gia trong
vùng.”...
Là những nạn
nhân bị kỳ thị, bị đàn áp vì không chấp nhận theo tôn giáo quốc doanh, chúng
tôi cảm nhận được bước khởi đầu đầy hy vọng nầy. Trong trào lưu hội nhập thời
toàn cầu hóa việc đàn áp các tôn giáo chân truyền không thể kéo dài... họ phải
được hoạt động tôn giáo. Lợi ích to lớn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -
viết tắt TPP) có thể vực dậy nền kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ
nghĩa” đang có dấu hiệu cạn kiệt ngân khố... và nợ công sẳn sàng bùng nổ...
Hoa Kỳ đã gởi
thông điệp đến chính quyền Việt Nam: Muốn hưởng lợi từ TPP phải cải thiện nhân
quyền, phải có công đoàn độc lập, có tự do tôn giáo... Việt Nam chấp nhận thành lập một cơ quan nhân quyền quốc
gia độc lập; công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ và các
nhóm xã hội dân sự; và mở rộng không gian hoạt động cho truyền thông phi nhà nước.
Ngày 02/09/2015
chính quyền không thả một tù nhân lương tâm nào nhưng sau đó đã đẩy bà Tạ Phong
Tần ra khỏi nhà tù đưa thẳng sang Mỹ. Trước đó là Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải...
Việt Nam coi các tù nhân lương tâm là món hàng hóa trao đổi. Nhưng Hoa Kỳ khẳng
định không chấp nhận như vậy mà phải giải quyết từ căn bản.
Các tổ chức xã hội
dân sự tại Việt Nam sẽ tranh đấu để xóa bỏ các điều luật mơ hồ như điều 258, 88
và tiến tới thực thi quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do tôn giáo trong
đời sống dân sự xã hội tại Việt Nam. Chính quyền phải đổi mới chính trị, có cơ
chế cụ thể để cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo...
|
Chính quyền đã
ngăn chận không cho phái đoàn Khối Nhơn Sanh tham dự, nhưng nghĩ đến đạo pháp
và dân tộc, chúng tôi nhất định đến đây để góp phần trình bày phần nào sự áp
bức tôn giáo tại Việt Nam đang hứng chịu..
|
Riêng tại Đông
Nam Á Cộng đồng ASEAN sắp sửa hình thành chính thức vào ngày 01/01/2016; trong
đó có những cơ hội và những thử thách, cần phải có nổ lực chung để phát huy tự
do tôn giáo toàn vùng và đặc biệt chú ý đến những nơi bị trấn áp, khống chế và
bị đàn áp nặng nề nhất như ở Việt Nam hoặc một số nơi như Miến Điện, người
Rohyngia theo Đạo Hồi....
Là người sâu sát
với từng diễn tiến về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, giúp đỡ kiến thức
và kinh nghiệm cho nhiều tổ chức xã hội dân sự còn non trẻ tại quốc nội (trong
đó có Khối Nhơn Sanh); Ts Nguyễn Đình Thắng và phu nhân đã mời phái đoàn KNS
cùng các ông Vũ Quốc Dụng (hướng dẫn nhiều tổ chức xã hội dân sự cách báo
cáo vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo theo mẫu LHQ) và Ts. Võ Trần Nhật
thuộc Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam đến từ Pháp, ông Ian đến từ Hoa Kỳ...
trao đổi thêm tình trạng các tôn giáo tại Việt Nam.
Đồng thời, cũng
qua đây, cung cấp những kinh nghiệm khi tham dự hội nghị quốc tế hay khu vực: “Điều quan trọng cần phải được sắp xếp để trình bày
trước. Do đó, cần chú ý 05 yếu tố: kịp thời, chính xác, đầy đủ, vắn tắc và
thiết thực. Phải dự phòng nhiều phương án để khi gặp những thay đổi
bất ngờ không như dự tính thì có cách xoay trở thích hợp.”
Buổi sáng ngày
30/09/2015, ông Đặc phái viên Gs. Ts. Heiner Bielefeldt và Ban tổ chức gặp
riêng một số đoàn tham dự để tìm hiểu thêm.
Ông Vũ Quốc Dụng
thuộc tổ chức VETO đến từ Đức phát biểu: ... Tự do tôn giáo là một trong những quyền căn bản của nhân loại, nhưng
nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay vẫn bắt buộc phải đăng ký tôn giáo. Họ đã viện
nhiều lý do khác nhau để từ chối đăng ký đối với những tôn giáo độc lập; nhà nước
muốn xen vào để kiểm soát hay đe dọa họ... nhà nước đã nhiều lần phá hoại hoặc
tịch thu các phương tiện để thực hiện các nghi lễ trong tôn giáo. Việc kỳ thị vẫn
diễn ra trên qui mô lớn và sẳn sàng khai trừ tôn giáo...
Ban tổ chức nêu
ra các nhóm vấn đề: Nữ quyền còn bị vi phạm rất nhiều làm sao để giải quyết? Sự
vi phạm quyền tự do tôn giáo vẫn xãy ra làm sao để giảm bớt và chấm dứt? Làm
sao để tôn giáo không bị chánh trị hóa? Tôn giáo với tôn giáo kỳ thị nhau là việc
có thật làm sao giải quyết? Các tổ chức xã hội dân sự có vai trò gì trong các sự
việc trên và làm sao để hoạt động hữu hiệu?
Hội nghị chia
làm 05 nhóm nhỏ để thảo luận sâu vào đề tài cho từng nhóm. Sau đó đem các ý kiến
ra hội nghị tổng hợp lại. Cách làm việc như vậy cũng giống như cách làm việc
trong Đại Hội Nhơn Sanh của Đạo Cao Đài.
KNS nằm trong
nhóm 3 với đề tài: Làm sao để tôn giáo và tôn giáo đừng bất hòa nhau như Hồi
Giáo và Thiên Chúa Giáo... hay là hòa đồng tôn giáo.
Đây là vấn đề rất
thực tế hiện nay và rất quan trọng, nó mang tính chiến lược của các tôn giáo.
KNS đã vận dụng giáo lý và Pháp chánh truyền để đưa ra đáp án mang tính chiến
lược nầy... nhưng các phái đoàn thì đông mà thời gian thảo luận lại có hạn....
Nhóm một và hai trình bày xong thì đã hết giờ.
Trong ngày
01/10/2015, tiếp tục diễn ra thảo luận của nhóm ba, bốn, năm. CTS Trần
Quốc Tiến thay mặt KNS trình bày rất vắn tắt:
... Các tôn giáo
có điểm chung là: Quyền lực nằm ở bộ máy thượng tầng (chức sắc). Hạ tầng (tín đồ)
không có quyền lực để kiểm soát hay góp phần đưa ra đường lối cho thượng tầng. Đó chính là sự thiếu dân chủ, nhân quyền trong tôn giáo.
Muốn hóa giải và đi đến chấm dứt phải thay đổi từ căn bản: hạ tầng đóng vai trò
quyết định, thượng tầng trở về vị trí điều hợp. Tức là giải quyết tính dân chủ,
nhân quyền trong tôn giáo. Lập quyền cho hạ tầng
chính là chìa khóa, là giải pháp căn bản... KNS đã trao văn bản chiến lược
hòa đồng tôn giáo đến BTC.
CTS Tiến cũng có
“tâm tình” với Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hoặc
tín ngưỡng, Gs. Ts. Heiner Bielefeldt: Chúng
tôi đã không ngại khó khăn đến đây để cảm ơn ông đã đến thị sát việc tự do tôn
giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Sau đó có bản báo cáo rất toàn diện phản ánh
đúng bức tranh tôn giáo tại Việt Nam. Nếu ông có điều chi không hài lòng về
lãnh đạo của nhà nước hiện nay; chúng tôi xin ông hỉ
xã và tiếp tục quan tâm, giúp đở dân tộc chúng tôi được hưởng nhân quyền, tự do
tôn giáo. Nguyện ước của chúng tôi là sớm mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa
Thánh Tây Ninh trước sự chứng kiến của ông, các hiền nhân quân tử, các tổ chức
nhân quyền và tự do tôn giáo.”
Ông hỏi quí vị đến
đây gặp khó khăn như thế nào?
CTS Trần Quốc Tiến
thưa rằng: Chính quyền Việt Nam hiện nay
được Ban Tổ Chức mời nhưng đã không tới dự. Chính quyền đã ngăn chận không cho
chúng tôi: Trần Quốc Tiến, Trần Ngọc Sương, bà Nguyễn Xuân Mai qua cửa khẩu Mộc
Bài (Tây Ninh) đi dự hội nghị... nhưng nghĩ đến đạo
pháp và dân tộc, chúng tôi nhất định đến đây để góp phần trình bày phần nào sự
áp bức tôn giáo tại Việt Nam đang hứng chịu... Ông rất xúc động và mời các thành viên có mặt đến
chụp ảnh lưu niệm.
Tinh thần dân chủ
Ban tổ chức dành
buổi chiều ngày 01/10/2015 để thông qua biên bản. Mọi người có quyền đóng góp ý
kiến... Ban tổ chức phát phiếu ký tên và cho biết rõ là biên bản sẽ được gởi đến
chính quyền Việt Nam và các nước liên quan nên các thành viên tham dự hội nghị
có quyền ký tên và quyền không ký tên. 05 (năm) thành viên KNS có mặt đã ký tên
vào biên bản.
Họp báo lúc 19
giờ 40 phút.
Ông Tổng lãnh sự
Việt Nam tại Thái Lan có đến và bắt tay chào TS Nguyễn Đình Thắng nhưng không dự
họp báo. Một số an ninh chìm tranh thủ chụp hình những người từ Việt Nam đến dự
họp... và họ rút lui tức thì.
Các phóng viên
VOA, RFA... tác nghiệp.
Buổi họp báo kết
thúc lúc 22 giờ./.
* Trần Văn
Tân thuộc
Ban thông tin
báo chí KNS