Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

705. BỘ NGOẠI GIAO MỸ: BÁO CÁO TỰ DO TÔN GIÁO...

"Thông điệp trọng tâm của báo cáo này là các nước được hưởng lợi khi công dân của họ được hưởng đầy đủ các quyền mà họ phải được hưởng," 

Báo cáo tự do tôn giáo 2014: xã hội sẽ tốt hơn với tự do tôn giáo
Việt Nam Thời Báo.
Thạch Lam Trần.
(VNTB) Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Đại sứ lưu động đặc trách Tự do Tôn giáo Quốc tế David Saperstein đã đưa ra Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2014, trong đó nêu bật những xu hướng đáng lo ngại về hoạt động tự do tôn giáo trên thế giới.


Trong báo cáo, đại sứ Saperstein nhấn mạnh, “Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế hàng năm nhằm cung cấp một cơ hội quan trọng đối với Hoa Kỳ, thể hiện sự ưu tiên trong chính sách đối ngoại”.
 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Điều đó thể hiện qua việc, ông cùng những người đồng nghiệp đã giám sát chặt chẽ về tự do tôn giáo, chống lại biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, đồng thời mở rộng các chương trình viện trợ nước ngoài để tăng cường tự do tôn giáo ở các nước, cũng như thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên thế giới.

Một thực trạng đang diễn ra ở các nước là, ngày càng nhiều những nhóm tôn giáo thiểu số bị tước bỏ và xua đuổi khỏi quê hương, nhiều tù nhân lương tâm bị trừng phạt do liên quan đến niềm tin và thực hành tôn giáo của họ, báo cáo cho biết.
Nhiều chính phủ sử dụng chiêu bài chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan để đàn áp các nhóm tôn giáo hoặc tìm cách áp đặt các hạn chế vào đời sống tôn giáo. Trong khi Nga tiếp tục sử dụng luật chống chủ nghĩa cực đoan một cách mơ hồ để biện minh cho các vụ bắt giữ, các cuộc tấn công vào nơi thờ tự, tịch thu hoặc cấm văn học tôn giáo. Thì Tajikistan cấm người dưới 18 tuổi tham gia vào bất kỳ hoạt động tôn giáo nào, vì cho rằng, việc tiếp xúc với tôn giáo sẽ dẫn đến tình trạng bạo lực ở trẻ. Với Trung Quốc, nước này áp đặt lệnh cấm để râu và trùm khăn đầu lên cộng đồng Hồi giáo Uighur.
Báo cáo năm 2014 tập trung vào một số xu hướng đáng lo ngại bao gồm sự gia tăng của bạo lực cực đoan toàn cầu, sự gia tăng liên tục của chống Do Thái ở Tây Âu, tác động tiêu cực của các đạo luật áp đặt nhóm thiểu số tôn giáo, sự thù địch tôn giáo của chính phủ…
Đối với Việt Nam, ông Saperstein cho hay, ông tận mắt chứng kiến các nhóm tôn giáo bị buộc phải đăng ký hoạt động – một cách mà chính quyền Việt Nam thường sử dụng để hạn chế thực hành tôn giáo. Đồng thời cũng nhấn mạnh, chính quyền địa phương, cảnh sát đã tìm cách quấy nhiễu một nhóm tôn giáo Mennonites chưa đăng ký. Theo lãnh đạo giáo hội, chính quyền đã đột kích vào các lớp học Kinh Thánh, đánh đập và bắt giam giáo dân, giam lỏng các thành viên nhà thờ, và tín đồ...
"Trong chuyến thăm đến Việt Nam, tôi tận mắt thấy cách các nhóm tôn giáo đang bị buộc phải trải qua quá trình đăng ký lựa chọn hợp lý và tùy tiện hoạt động hợp pháp," Saperstein cho biết.
Và khi Việt Nam xem xét sửa đổi luật tôn giáo của mình, nhóm làm việc của ông đã kêu gọi gỡ bỏ các thủ tục hạn chế tự do tôn giáo đó.

Đề cập đến báo cáo lần này, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, cho biết, các nước như Pakistan, Syria và Việt Nam cần được xem xét đưa vào danh sách CPC, như Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo độc lập quốc tế nhiều lần khuyến cáo