Chúng tôi sẳn sàng đối chất và hy sinh để làm chứng
về sự vi phạm nhân quyền ; tự do tôn giáo của nhà cầm quyền hiện nay.
Báo cáo của BNG Hoa Kỳ phản ánh tiếng nói của người dân
Việt Nam
Quyền
tự do tôn giáo: từ nạn nhân thành chứng nhân
Ngày 18
tháng 10, 2015
(Ghi chú: Bài này thuộc
Chương 2 và 3 “Sách Lược Chuyển Thế và Sách Lược Tạo Lực”, trong loạt
bài “10 năm dân chủ hoá Việt Nam”:
Các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam bắt
đầu có tiếng nói ảnh hưởng quốc tế.
Hoàn tất đàm phán TPP tăng cơ hội chuyển thế và
tạo lực.
Phát triển khả năng báo cáo vi phạm là bước
chiến lược cho các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam.
Ngày 14 tháng 10 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công
bố bản phúc trình thường niên về tình trạng tự do tôn giáo trên thế
giới, trong đó có Việt Nam, cho năm 2014. Trong phần phát biểu với báo
chí, Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế David Saperstein,
người chịu trách nhiệm về bản phúc trình, nêu đích danh Việt Nam là
trường hợp điển hình của sự vi phạm tự do tôn giáo theo chính sách.
Nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ đã đưa tin và
phân tích sự kiện này. Tuy nhiên có một sự chuyển biến lớn trong nội
dung bản báo cáo mà chưa ai nói đến hoặc biết đến: Bản báo cáo của BNG Hoa Kỳ năm nay trở thành diễn
đàn cho cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam tố giác trực tiếp với thế
giới những vi phạm của chế độ đối với chính những cam kết của họ
đối với quốc tế. Hơn thế nữa, trong bối cảnh đàm phán TPP vừa hoàn
tất thì tiếng nói ấy sẽ càng tăng ảnh hưởng nếu chúng ta làm
đúng việc và làm việc đúng cách.
Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ Heiner Bielefeldt
tiếp xúc với phái đoàn Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài, Bangkok, Thái Lan,
ngày 1/10/2015
Việt Nam
bị lưu ý
Trong phần họp báo, Đại Sứ Lưu Động Saperstein nêu
ra 4 xu thế về đàn áp tự do tôn giáo. Trong đó một xu thế là việc
áp dụng chính sách bạo lực và phân biệt đối xử đối với các cộng
đồng tôn giáo không chấp nhận sự kềm toả của chính quyền:
“Các chính phủ mang tính cách đàn áp thường xuyên áp đặt lên công dân của họ bạo lực,
sự giam giữ, sự phân biệt đối xử, sự giám sát quá mức, chỉ đơn giản vì
họ thực hiện đức tin của mình hoặc xác nhận là thuộc một cộng đồng tôn giáo. Chúng tôi thấy điều này bị bi thảm hoá bởi thảm cảnh của vô số các tù nhân lương tâm. Chúng tôi vẫn quyết tâm sâu sắc để làm sao cho các cá nhân đó được trả tự do ở mọi nơi trên thế giới.”
Để dẫn chứng, Ông Saperstein đã nêu trường hợp của
Việt Nam:
“Trong các lần đến Việt Nam, tôi tận mắt thấy các nhóm
tôn giáo bị buộc phải trải qua quá trình đăng ký khó nhọc và tùy tiện để được
hoạt động hợp pháp. Nhân việc Việt Nam đang xem xét việc tu chính các
luật về tôn giáo, chúng tôi đứng cùng với các cộng đồng tôn giáo
của quốc gia này trong việc kêu gọi sự nới
lỏng các điều khoản bó buộc ấy.”
Phát
ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng phản bác bản phúc
trình, cáo buộc rằng Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục đưa ra một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những
thông tin sai lệch về Việt Nam.”
Thông tin nguồn thứ nhất
Sự phản bác của Việt Nam hoàn toàn lạc lõng vì,
khác với những năm về trước, bản phúc trình năm nay dựa vào một
khối lượng lớn thông tin do chính các cộng đồng tôn giáo bị ảnh
hưởng cung cấp trực tiếp. Nhiều cộng đồng tôn giáo ở những vùng xa
xôi và hẻo lánh của đất nước cũng đã cung cấp các bản báo cáo chi
tiết và chuẩn xác. Trong ngôn ngữ quốc tế về báo cáo vi phạm
thì đây là thông tin nguồn thứ nhất (first
source) – nó đến trực tiếp từ người có mặt tại hiện
trường trong tư cách là nạn nhân hay chứng nhân. Trong số 25
trường hợp vi phạm tự do tôn giáo được dẫn trong bản phúc trình thì
17 (khoảng 70%) là do
những người đã qua lớp huấn luyện thực hiện.
Đây là kết quả của kế hoạch huấn luyện dài lâu
mà chúng tôi, gồm BPSOS và 2 tổ chức ở Âu Châu, bắt đầu thực hiện
tháng 1 năm 2014. Lúc ấy việc huấn luyện này là để cung cấp thông tin
cho chuyến thị sát của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn
giáo hay tín ngưỡng, Gs. Ts. Heiner Bielefeldt, đến Việt Nam 6 tháng sau
đó. Đến thời điểm của chuyến thị sát, khoảng 150 người đã được
huấn luyện và họ đã nộp 50 bản báo cáo đúng tiêu chuẩn quốc tế cho
LHQ. Chính nhờ vậy mà vị Báo Cáo Viên Đặc Biệt đã nắm khá rõ tình
hình trước khi đặt chân đến Việt Nam.
Sau đó chúng tôi vẫn tiếp tục chương trình huấn
luyện. Đến cuối năm 2014 số người được huấn luyện tăng lên là 250 và
số báo cáo vi phạm lên gần 100. Các báo cáo này đã đóng góp cho
bản phúc trình về chuyến thị sát được Báo Cáo Viên Đặc Biệt của
LHQ công bố vào cuối tháng 3 năm nay.
Chúng tôi cũng nộp tất cả các bản báo cáo này
cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế,
và một số văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Gần đây hơn, chúng tôi đã chuyển một số báo cáo
cho Văn Phòng về Tự Do Tôn Giáo của Bộ Ngoại Giao Canada. Hai tổ chức
hợp tác với chúng tôi ở Âu Châu thì chuyển các báo cáo này đến các
chính quyền Âu Châu và Liên Âu.
Chính vì lý do đó bản phúc trình mà Bộ Ngoại
Giao vừa công bố ăn khớp khá chặt chẽ với bản báo cáo của Báo Cáo
Viên Đặc Biệt của LHQ.
Không thể chối cãi
Khi nhận được báo cáo, nhiều cơ quan kể trên đã
đích thân phối kiểm thông tin một cách độc lập. Báo Cáo Viên Đặc
Biệt của LHQ đã thị sát Việt Nam để phối kiểm thông tin hồi tháng 7
năm ngoái; và mới đây ở Bangkok, Thái Lan, ông ta
lại gặp thêm vài chục nhân chứng để lấy thêm thông tin.
Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã cử người đến
tận nơi để tiếp xúc với chứng nhân và quan sát tình hình. Trong một
năm qua các phái đoàn của Bộ Ngoại Giao và của Quốc Hội Hoa Kỳ mỗi
lần đến Việt Nam đều tiếp xúc, ở Sàigòn hoặc ở Hà Nội, với đại
diện của nhiều cộng đồng tôn giáo đang bị đàn áp, kể cả từ những
vùng xa xôi, hẻo lánh của Việt Nam.
Không những thế, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Uỷ Hội
Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế thường xuyên tiếp xúc với Toà Đại
Sứ Việt Nam ở Hoa Kỳ để nêu các trường hợp vi phạm và yêu cầu chính
quyền Việt Nam kiểm chứng.
Như vậy, khi phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Việt
Nam phản bác rằng Hoa Kỳ “đưa ra một số đánh giá không khách quan” và “trích dẫn những thông tin sai lệch”
thì đó là nói cho có; trong suốt cả gần 2 năm qua chính quyền Việt
Nam đã có đầy đủ cơ hội và thời gian để kiểm chứng và làm sáng tỏ
bất kỳ thông tin nào mà họ cho là sai lệch.
Thế đang chuyển
Khi cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế để
được tham gia Hội Đồng Nhân Quyền LHQ và với Hoa Kỳ để tham gia TPP,
chính quyền Việt Nam đinh ninh rằng dù họ tiếp tục vi phạm thì thế
giới chẳng sao biết được. Nhưng họ đã lầm. Kế sách của chúng tôi là
dùng quốc tế vận để đạt sự cam kết và cùng lúc huấn luyện cho
người dân trong nước báo cáo mỗi khi chính quyền vi phạm sự cam kết
ấy. Qua việc báo cáo ấy, người dân ở trong nước có thể đòi hỏi chế
độ thực thi những gì họ đã cam kết với quốc tế.
Đây là một bước chuyển quan trọng. Những năm trước
đó, nhiều tổ chức người Việt và quốc tế, trong đó có chúng tôi,
thực hiện các bản báo cáo dựa trên những thông tin “thô” lấy từ nạn
nhân hay người biết chuyện. Từ năm 2014 chính nạn nhân hay chứng nhân
đã thực hiện các bản báo cáo. Chúng tôi chỉ dịch lại và nộp đi.
Đây là bước phát triển năng lực và tinh thần chủ động của một số
cộng đồng tôn giáo mà trước đây hoàn toàn bị vây hãm và bị động.
Chúng tôi còn đi xa hơn vậy: khai thác dự thảo
Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo để kết nối ngày càng đông các cộng đồng
tôn giáo độc lập ở Việt Nam với quốc tế. Ban dịch thuật của chúng
tôi, gồm những người tình nguyện, đã dịch sang tiếng Anh các bản lên
tiếng của các tổ chức tôn giáo ở trong nước về dự thảo luật này.
Chúng tôi đã chuyển các bản lên tiếng ấy đến các giới chức và tổ
chức quốc tế. Đồng thời chúng tôi sắp xếp để đại diện của các
cộng đồng tôn giáo ở Việt nam tiếp xúc trực tiếp với quốc tế qua
những buốt họp ở trong và ngoài Việt Nam. Chẳng hạn Đại Sứ Lưu Động
Saperstein của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gặp nhiều nhóm tôn giáo ở
trong nước vào tháng 5 vừa qua. Vào cuối tháng 9, chỉ vài tuần trước
khi công bố bản phúc trình cho năm 2014, Ông ta đã họp với một phái
đoàn tôn giáo đến từ Việt Nam để trao đổi về dự thảo Luật Tín
Ngưỡng, Tôn Giáo. Trước đó vài tuần, phái đoàn của Uỷ Hội Hoa
Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã đến Việt Nam và tiếp xúc với
nhiều cộng đồng tôn giáo để lắng nghe quan điểm về dự thảo Luật Tín
Ngưỡng, Tôn Giáo. Cũng trong khoản thời gian này một phái đoàn nghị
sĩ Đức đã gặp gỡ ở Hà Nội để lấy ý kiến của một số cộng đồng
tôn giáo về dự thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.
Song song chúng tôi đồng tổ chức Hội Nghị Về Tự
Do Tôn Giáo Hay Tín Ngưỡng Ở Đông Nam Á để tạo cơ hội cho các cộng
đồng tôn giáo ở Việt Nam tiếp xúc và kết nối với rất đông các tổ
chức và cơ quan quốc tế.
Như thế, chính sách để cô lập họ từ bấy lâu nay
đang mất dần hiệu lực. Ngược lại, chính quyền Việt Nam đang ngày
càng ở thế cô khi mà quốc tế ngày càng ủng hộ tiếng nói, và như
vậy là công nhận sự chính danh, của các cộng đồng tôn giáo độc lập
ở Việt Nam.
Điều này thể hiện qua lời phát biểu tại buổi
họp báo ngày 14 tháng 10 của Đại Sứ Lưu Động Saperstein: “Nhân việc Việt Nam đang xem xét việc tu chính các
luật về tôn giáo, chúng tôi đứng cùng với các cộng đồng tôn giáo
của quốc gia này trong việc kêu gọi sự nới lỏng các điều bó buộc ấy”.
Khai thác thế đang chuyển
Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tự do
tôn giáo quốc tế năm 2014 được công bố trong bối cảnh đàm phán TPP
vừa hoàn tất, và có thể tạo nên tình huống khó xử cho Hành Pháp
Hoa Kỳ trước sự chất vấn của Quốc Hội. Hành Pháp phải chứng
minh rằng cuộc đàm phán TPP đã góp phần phát huy tự do tôn giáo theo
quy định của luật Hoa Kỳ.
Công cuộc tổng vận động Quốc Hội mà chúng tôi
phối hợp trong 4 năm qua đã thành công trong việc kết nối tự do tôn
giáo với TPP. Luật Đàm Phán Nhanh, được ban hành cuối tháng 6 năm nay
và nhờ đó mà Hành Pháp Obamna hoàn tất được cuộc đàm phán TPP, có
một điều kiện hi hữu: phải phát huy tự do tôn giáo trong tiến trình
đàm phán mậu dịch.
Nối kết điều kiện này với đòi hỏi của Luật Tự
Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 1998 rằng Bộ Ngoại Giao hàng năm phải phúc
trình cho Quốc Hội tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, chúng tôi
tạo một “sân chơi” mới cho các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam. Trong
sân chơi ấy, khả năng báo cáo vi phạm của từng cộng đồng tôn giáo sẽ
giúp họ chuyển từ thế nạn nhân bị động sang thế chứng nhân “canh
chừng và báo động”.
Đối chiếu bản phúc trình hàng năm, Quốc Hội có
thể định giá sự hiệu quả của nỗ lực phát huy tự do tôn giáo của
Hành Pháp. Nếu ai bỏ công đối chiếu 2 bản phúc trình cho năm 2014 và
năm 2013 thì sẽ có cảm tưởng ngay rằng tự do tôn giáo đi lùi ở Việt
Nam. Điều này, theo tôi, là do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm nay đã nhận
được lượng thông tin vượt trội và chi tiết hơn hẳn với trước kia.
Tuy nhiên, vì Luật Đàm Phán Nhanh mới có hiệu lực
cuối tháng 6 năm 2015, Quốc Hội sẽ phải chờ qua năm sau để lượng định
mức thay đổi trong năm 2015 so với năm 2014. Sự đối chiếu này sẽ là
trọng tâm của cuộc tổng vận động Quốc Hội mà chúng tôi đang chuẩn
bị cho cuối tháng 3 đầu tháng 4 sang năm. Nó tạo áp lực lên Hành
Pháp Hoa Kỳ để đòi hỏi một cách mạnh mẽ và quả quyết rằng chính
quyền Việt Nam phải thật sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Mỗi người một tay
Trong sân chơi mới, muốn giành thế thượng phong thì
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa trong và ngoài: Ở trong, từng
cộng đồng tôn giáo phải dốc tâm phát triển nội lực nhằm khẳng định
quyền tự do tôn giáo của chính mình; ở ngoài, tập thể người Việt
hải ngoại phải huy động quốc tế để áp lực chính quyền Việt Nam
thực thi các cam kết về tự do tôn giáo.
Để giúp các cộng đồng tôn giáo trong nước phát
triển nội lực, từ tháng 1 năm 2014 đến nay chúng tôi đã huấn luyện
tổng cộng gần 400 người chuyên báo cáo vi phạm tự do tôn giáo; chúng
tôi dự kiến đạt con số 500 vào cuối năm nay. Con số này còn quá ít.
Mục tiêu của chúng tôi là đào tạo thêm 500 người trong năm 2016 và thêm
1 nghìn người trong năm 2017. Tối hậu, chúng tôi ước lượng phải có 5
nghìn người chuyên về báo cáo rải khắp đất nước thì mới vén được
toàn bộ bức màn che mắt quốc tế.
Tôi kêu gọi các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam tập
trung phát huy khả năng báo cáo vi phạm. Đó là bước đi chiến lược
quan trọng nhất trong lúc này cho tương lai tự do tôn giáo cho mỗi cộng
đồng tôn giáo. Họ cần gấp rút tuyển nhân sự đáng tin cậy và có năng
lực để học về cách báo cáo vi phạm theo đúng tiêu chuẩn của LHQ.
Mỗi tôn giáo hay hệ phái đều phải đào tạo vài ba người như vậy cho
mỗi địa phương hay điểm nhóm có tín đồ.
Ngoài việc tham gia các cuộc tổng vận động, người
Việt ở hải ngoại còn có thể đóng góp thiết thực để yểm trợ cho
từng cộng đồng tôn giáo ở trong nước phát triển nội lực. Tôi kêu gọi
những ai đồng ý với cách làm của chúng tôi thì hãy góp một bàn tay
bằng cách:
1. Giúp riêng cho một cộng đồng tôn giáo ở trong nước
mà chính quý vị chọn lựa, bằng cách thành lập nhóm yểm trợ dài
hạn về kỹ thuật, dịch thuật và tài chính cho một cộng đồng tôn
giáo ấy – chúng tôi sẵn sàng huấn luyện cho cộng đồng tôn giáo ấy
và cho nhóm yểm trợ về báo cáo vi phạm cũng như về quốc tế vận;
2. Giúp chung cho các cộng đồng tôn giáo đang cần sự
hỗ trợ về kỹ thuật và dịch thuật, bằng cách tham gia ban kỹ thuật
và ban dịch thuật của BPSOS – ban kỹ thuật giúp các cộng đồng tôn
giáo biên soạn bản báo cáo bằng tiếng Việt còn ban dịch thuật thì
dịch bản báo cáo sang tiếng Anh;
3. Yểm trợ tài chính để chúng tôi cung cấp phương
tiện (máy điện
toán, dịch vụ internet, chi phí vận chuyển để tiếp xúc các phái
đoàn quốc tế hay tham gia các hội nghị khu vực...) cho các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam trong việc đào tạo nhân sự và nối kết
với quốc tế.
Thông tin liên quan:
Đóng góp tài chánh: BPSOS/ACF, PO Box 8065, Falls
Church, VA 22041 USA