Trang

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

306: TẠO THỜI CẢI THẾ....


CẢM ƠN CÁC EM HẬU TẤN.

Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ là Tam Lập:
Lập công, lập đức và lâp ngôn.
Như các em đã biết công cuộc tranh đấu cho việc phục hồi cơ đạo là một việc rất khó khăn. Nó đòi hỏi phải có:
1/- Quan điểm, chủ trương đúng với pháp luật và giáo lý đạo.

2/- Vạch ra được hướng đi và điểm đến rõ ràng (kiểm chứng được). Không thể kêu gào người khác giúp cho mình khi chính mình chưa biết khởi điểm ở đâu, tiến hành như thế nào và đi đến kết quả thế nào. Ngạn ngữ: Hãy tự giúp mình rồi Thượng Đế sẽ giúp cho.
3/- Có thực lực bằng cách đối thoại trực tiếp (gặp mặt trao đổi) hay gián tiếp (viết bài phân tích làm rõ vấn đề) gởi đến cá nhân hay đăng trên net.
4/- Tranh đấu cho tự do tôn giáo thì phải tránh gian dối, tránh nói sai sự thật. Phải tuân y chơn luật của Đức Chí Tôn: Công Bằng và Bác Ái. Thầy dạy:
Quyền biến dù dùng trong buổi ngặt,
Dằn lòng nhớ tránh kế mưu gian...
Thiết tưởng đó là lời dạy có chiều rộng (cho quyền biến) và sâu (tránh kế mưu gian) để làm phương châm khi chúng ta hiệp đồng nhau tranh đấu cùng Thầy.
Các em có đặt vấn đề và thảo luận với chúng tôi là: làm thế nào để viết bài cho có chiều sâu???
Một câu hỏi rất rõ ràng và trả lời cũng không khó nhưng cũng rất khó để hài lòng với chính mình. Đó là chổ người xưa nói rằng: Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý. Được ý hãy quên lời.
Ý là phần thể hiện của cái tâm. Lời là phần thể hiện của cái ý. Tâm, Ý, Lời là GỐC trong một bài viết. Viết là lập ngôn. Lập ngôn là một trong tam lập, mà tam lập chính là pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ nên nó rất quan trọng. Đức Hộ Pháp dạy về lập ngôn rất kỷ lưỡng và buộc người đạo phải thực hành.
Kỷ thuật thể hiện là điều phải học từ xã hội.
Chúng tôi thấy Việt Nam Thời Báo có đăng bài hướng dẫn cách viết. Tôi xin trích nguyên văn gởi đến các em để cùng nhau học hỏi và thể hiện. TRÍCH VĂN:
3. Quy định về bài viết
a. Sử dụng font chữ Arial; cỡ chữ 13; độ dài từ 300 chữ đến 3.000 chữ (tùy thuộc vào nội dung và thể loại viết: phóng sự, tin trực tiếp, tin dịch, xã luận, chính luận, bình luận… hay còn gọi là tin ngắn, tin sâu).
b.Tất cả mọi bài viết đều có hai phần chính. Phần đầu là để giới thiệu. Phần còn lại gọi là thân bài. Và đoạn kết bài.
c. Nội dung toàn bài phải thể hiện đầy đủ các điểm then chốt theo từ khóa:
Who (ai) - Trong tin này có những ai?
What (chuyện gì): - Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra?
Where (ở đâu) - Tin này xảy ra ở đâu?
When (khi nào) - Chuyện xảy ra vào lúc nào?
Why (tại sao) - Tại sao lại xảy ra sự kiện đó?
How (như thế nào) - Chuyện xảy ra như thế nào?
* Có thể thực hiện 7 nguyên tắc viết báo hiện đại được nhà báo Trần Lệ Thùy chia sẻ:
- Không viết cho tới khi bạn hiểu vấn đề/sự kiện
- Không viết cho tới khi bạn biết bạn muốn nói gì
- Đưa trích dẫn hay và câu chuyện liên quan đến con người lên phần đầu của bài
- Dùng câu và từ ngắn, đơn giản, chân thật. Tránh lối viết “tràng giang đại hải”, “Dây cà ra dây muống”.
- Tránh ý kiến chủ quan. Hãy để dữ kiện lên tiếng.
- Trả lời câu hỏi “Thế thì sao”. Viết cho người đọc biết tại sao câu chuyện mà bài báo đề cập lại quan trọng hoặc thú vị và có ý nghĩa gì với họ. Tại sao họ lại phải đọc. Có thể tưởng tượng trong vị trí người đọc và đặt câu hỏi “ Thông tin này có giúp gì tôi, có làm tổn hại tôi? Có làm tôi mất tiền? Có giúp gì cuộc sống của tôi? Tôi được gì từ đó, niềm vui, nỗi đau, sự hứng khởi, mối quan tâm…?”
- Dẫn dắt câu chuyện/chi tiết/ các đoạn có nối kết với nhau. Tránh nhảy cóc từng đoạn. 
d. Đối với bài phỏng vấn, lấy tin trực tiếp, phóng sự điều tra, thì cần phải có đính kèm ảnh, file âm thanh, video clip. Đối với các thể loại khác BBT khuyến khích thêm hình minh họa theo chủ đề bài viết. Dưới mỗi hình ảnh minh họa cần ghi chú thêm thông tin và nguồn ảnh. Ví dụ: Các chuyên gia quốc tế khảo sát công trình trùng tu lầu Ngũ Phụng ngày 25-10 - Ảnh: Ngọc Hiển.
e. Đối với tin dịch, dưới mỗi bài viết cần phải ghi rõ cú pháp: Nguồn + tên nguồn [có đính kèm hyperlink dẫn đến tin gốc]. Ví dụ: Nguồn: Việt Nam Thời Báo.
Hy vọng các em quan tâm và thảo luận chi tiết hơn... theo quan điểm: Tôn giáo đồng hành với xã hội (Đạo Đời tương đắc).