FB Luong Xuan Duong
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1/ Đạo Nghị Định thuộc về pháp hay luật?
2/ Ai có quyền lập Đạo Nghị Định?
Diện 1: Quyền Chí Tôn vô vi.
Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập Đạo Nghị Định (như Bát Đạo Nghị Định là một ví dụ).
Đức Lý Giáo Tông là vô vi và Đức Hộ Pháp ký tên với Đức Lý Giáo Tông là dùng phần vô vi của Hộ Pháp. Cả hai đều dùng quyền vô vi nên là QUYỀN ĐẠO (xem ảnh 2 và 3).
Vì do vô vi lập ra nên thuộc về PHÁP. Theo quan sát 8 Đạo Nghị Định thì cả hai là vô vi nên KHÔNG DÙNG ẤN mà chỉ ký tên.
Cuối Đạo Nghị Định thứ tám Đức Lý dạy: Thượng Trung Nhựt quyền hành riêng với Lão nên Đạo Nghị Định phải lập riêng ra nghe.
Diện 2: Quyền Chí Tôn tại thế.
Ngài Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (hữu hình) hiệp với Đức Hộ Pháp (phần hữu hình) lập Đạo Nghị Định thì thuộc về LUẬT. Trong diện 2 cả hai vị đều thuộc về NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI là thuộc quyền Thánh Thể trong trường hợp nầy là Quyền Chí Tôn tại thế nhưng vẫn là hữu hình nên không thuộc Bát Quái Đài.
Theo quan sát của Tôi do là hữu hình nên cả hai đều có ẤN&KÝ.
Lập pháp là quyền của Bát Quái Đài còn Nhị Hữu Hình Đài chỉ có thể lập ĐẠO LUẬT.
Theo chỗ hiểu của Tôi là vậy.
GHI CHÚ:
Đạo Luật Mậu Dần (1938) Chương TOÀ ĐẠO viết Đạo Nghị Định thuộc Pháp.
Và trang cuối có viết: và ngày sau còn thêm vào nữa tùy theo trình độ của Chúng sanh. (Hết trích)
Như vậy Tôi thêm vào (trường hợp Đạo Nghị Định thuộc LUẬT) chứ không có sửa hay bớt chi trong Đạo Luật.
Ảnh 1: Câu hỏi
Ảnh 2: Sơ đồ tổng thể do Khối Nhơn Sanh thực hiện
Ảnh 3: Bảng phân định 3 quyền của Đức Hộ Pháp dạy tại trang 17, 18 VI BẰNG Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh năm Đinh Sửu (1937)
Quý vị có thể chỉ ra khoản nào chưa ổn thì Tôi rất cảm ơn.
Xin đa tạ quý vị đã quan tâm.
Nay kính
@@@