Từ FB Luong Xuan Duong
Luật sư Trần Đại Lâm là người có tìm hiểu về Đạo Cao Đài.
Nhân việc Sư Thích Minh Tuệ “bi ẩn tu/hay bị bế” LS liên tưởng đến việc Đức Hộ Pháp và quý Chức sắc bị thực dân Pháp bắt đày đi Madagascar
Xin giới thiệu với quý bạn đọc
Đối xử với tôn giáo cần sự sâu sắc, khiêm dung, độ lượng.
Không nên vướng vào sai lầm của thực dân Pháp khi "bế" Đức hộ pháp Phạm Công Tắc đi an trí tại quần đảo Madagasca. Ngày 29 tháng 6 nhuần năm Tân Tỵ (21–8–1941) Pháp đem quân vào Tòa Thánh bắt nốt Đức Hộ Pháp và 5 vị Đại Thiên phong: Phối Sư Thái Phấn Thanh, Phối Sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Gấm Thanh (qui thiên ở Hải đảo), Khai Pháp Trần duy Nghĩa, Sĩ Tải Đỗ quang Hiển, đưa ngay đi đày sang quần đảo Madagascar.
Một tháng sau (27–9–1941) Pháp đem quân chiếm đóng Thánh địa, sử dụng tất cả kiến trúc kể luôn Đền Thánh xây còn lỡ dở làm trại binh để cho bọn người ô hợp làm ô uế chốn tôn nghiêm, một việc làm hết sức vô ý thức của thực dân, đáng trách: Trại binh này lấy tên là C.C.3 tức Compagnie de camp.
Lực lượng này có nhiệm vụ là đè nặng áp lực lên khối người còn lại, phần đông là đàn bà, già cả và trẻ con.
Một thời kỳ vô cùng đen tối của toàn thể tín đồ Cao Đài, không trừ chi hay phái nào. Họ mất tất cả chốn tôn nghiêm, mất luôn Giáo chủ, mất cả Thánh địa, Vợ con bị hiếp đáp không dám hở môi, chồng con bị bắt bớ, tra khảo tàn nhẫn, xỏ nhượng trấn nước, lưu đày phân tán khắp nơi, người chết yên mồ dù là vùi lấp qua loa, kẻ sống đành phận phiêu diêu như chim trời bạt gió với trăm nghìn đoạn thảm.
Nơi tôn nghiêm đượm mùi xú uế, cảnh Thánh biến thành chốn binh đao, người chân chính bị tù đày, kẻ chất phác không nơi nương tựa, tinh thần giao động đến cực độ, trách sao người Cao Đài không quơ bậy đâu đó một phương tiện tạm bợ để mong cứu vãn lại phần nào sự nghiệp của Cha Ông và chính mình gầy dựng.
Đức Hộ Pháp ở Hải đảo châu Phi được người Pháp đưa trở về nước ngày 1–10–1946 (7 tháng 9 Bình Tuất).
Ngày trở về nhắc lại cho người bao ký ước nên thơ của tình đất nước, nghĩa non sông, bao hình ảnh xa xưa hiện ra gợi lại: Thánh đường, Môn đệ, Đạo Đời mong mau đến quê nhà để thỏa mãn sau sáu năm (6) trời cách biệt.
Sự thật rất phụ phàng, non nước tan tành trong khói lửa, cốt nhục tương tàn, huynh đệ chia ly đằng đằng sát khí.