CON ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ RỘNG MỞ.
Người Đạo Cao Đài 1926 có biết vận dụng hay không mà thôi. BBT.
LINK PDF, ẢNH CHỤP & BẢN VI TÍNH.
Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát (UPR) cho Việt Nam ngày 1/5/2014. Hạn chót nộp hồ sơ: 28/9/2023 (còn 7 tháng nữa).
Ban Phổ Tế 257 sẽ nghiên cứu và làm hồ sơ đệ trình đến UPR:
Nhà nước Việt Nam vi phạm Quyết Định 124 (4/6/1980)
và Quyết Định 191 (1/7/1980) do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh ban hành.
Chứng cứ vi phạm: Quyết định 124 và 191 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh năm 1980 công nhận QUYỀN HÀNH ĐẠO của người Đạo Cao Đài 1926 tại Nội Ô Tòa Thánh và các Thánh Thất Điện Thờ. Nhưng hiện nay chi phái 1997 đang chiếm đoạt mà nhà nước để yên.
Xin quý vị quan tâm và góp ý để Ban Phổ Tế 257 làm hồ sơ gởi đến UPR.
Nay kính.
LINK PDF. (Bản tiếng Việt)
https://dvov.org/wp-content/uploads/2018/05/UPR-instructions-Vietnamese.pdf
ẢNH CHỤP.
Kiểm Định Định Kỳ Phổ
Quát (UPR): thông tin và hướng dẫn cho các bản đệ trình của các thành phần hữu
quan
Thông tin trong tài liệu này giúp cho các
thành phần hữu quan, như được đề cập trong phần II dưới đây, sử dụng. Về các hướng
dẫn liên quan đến nội dung của bản báo cáo, tài liệu này có tính cách đề nghị/khuyến cáo, và không nên diễn
giải rằng nó có tính cách giới hạn sự xét định của các thành phần quan về những
gì cần được đưa vào bản báo cáo.
Tuy nhiên, xin lưu ý là một số hướng dẫn
liên quan đến hình thức của bản báo cáo cũng như thời hạn (tiết mục IV và VII)
để đệ nạp lại có tính cách ràng buộc,
nghĩa là các bản báo cáo không tuân theo các hướng dẫn trình bày trong các phần
dưới đây sẽ không được ưu tiên xem xét.
Để biết thông tin tổng quát về UPR, xin quý
vị tham khảo Cẩm Nang dành cho Xã Hội Dân Sự tại:
I- Bối cảnh của UPR
a. Tài liệu
căn bản
1.
Trong nghị quyết số 16/21, Hội Đồng Nhân Quyền
tái khẳng định cơ sở, nguyên tắc và mục tiêu của UPR theo quy định tại các đoạn
1, 2, 3 và 4 của phụ lục kèm theo Nghị Quyết của Hội Đồng Nhân Quyền 5/1, và đồng
thời giải thích rõ hơn về trọng tâm và các tài liệu được sử dụng trong quá
trình kiểm định.
2.
Một trong những nguyên tắc được đề cập trong nghị
quyết này quy định rằng “UPR cần bảo đảm sự tham gia của tất cả các thành phần
hữu quan, bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các định chế nhân quyền cấp quốc
gia, theo Nghị Quyết của Đại Hội Đồng số 60/251 ngày 15 tháng 3 năm 2006 và Nghị
Quyết của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội số 1996/31 ngày 25 tháng 7 năm 1996, cũng
như các quyết định khác mà Hội Đồng có thể đưa ra liên quan đến vấn đề này ”.
b. Cơ cấu
Đánh Giá
3. Thể thức UPR dựa trên ba loại
tài liệu[1] sau đây:
- Thông
tin do Nhà Nước soạn thảo, có thể theo hình thức của một báo cáo quốc gia;
- Một
phúc trình tổng hợp, được soạn thảo bởi Văn Phòng Cao Ủy về Nhân Quyền, gồm các
thông tin trình bày trong các báo cáo của các cơ quan theo dõi việc thực thi
các hiệp ước, các thủ tục đặc biệt, bao gồm các nhận xét và bình luận của quốc
gia quan tâm và các tài liệu chính thức liên quan khác của Liên Hiệp Quốc, tất
cả không được dài quá 10 trang;
- Thông tin bổ sung, khả tín và đáng cậy được
cung cấp bởi các thành phần hữu quan khác cũng được Hội Đồng xem xét trong
tiến trình kiểm định. Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền sẽ soạn một bản tóm tắt (không quá 10 trang) của
các thông tin đó dựa trên các văn bản đệ trình. Bản tóm tắt này cần có, nếu
thích hợp, mục riêng biệt (trong số 10 trang) về các đóng góp của định chế nhân
quyền cấp quốc gia của quốc gia đang được kiểm định mà được xác nhận là tuân thủ
đầy đủ với các Nguyên Tắc Paris. Thông tin do các định chế nhân quyền cấp quốc
gia có uy tín khác cung cấp sẽ được phản ảnh đầy đủ, cũng như thông tin cung cấp
bởi các thành phần hữu quan khác.
II- Ai là thành phần hữu quan?
4.
Các Thành Phần Hữu Quan, được nêu trong Nghị Quyết
5/1của Hội Đồng Nhân Quyền, bao gồm nhiều thành phần, trong đó có các tổ chức
phi chính phủ, các định chế nhân quyền cấp quốc gia, các nhà bảo vệ nhân quyền,
các viện hàn lâm và các viện nghiên cứu, các tổ chức khu vực, cũng như các đại
diện cho xã hội dân sự.
5.
Các thành phần hữu quan khác nhau cũng có thể nộp
chung các bản đệ trình.
III- Nội Dung của Văn Bản Đệ Trình
a. Mục Đích
6. Trong quyết định 17/119, Hội Đồng
Nhân Quyền đã thông qua các Hướng Dẫn Tổng Quát sau đây để giúp việc soạn thảo
thông tin cần thiết trong UPR, mà các thành phần hữu quan có thể rút tỉa ra để
soạn bản đệ trình (các hướng dẫn cụ thể liên quan đến các thành phần hữu quan
được tô đậm):
(a)
Mô tả phương pháp và quy trình tham vấn rộng rãi
được tuân thủ để chuẩn bị thông tin cung cấp cho UPR;
(b)
Những tiến triển đã đạt được sau kỳ kiểm định
trước của quốc gia được xem xét, và khung sườn, đặc biệt là khung sườn về quy tắc
và về định chế nhằm phát huy và bảo vệ nhân quyền như: Hiến pháp, pháp luật,
các biện pháp chính sách, hệ thống luật
pháp quốc gia, cơ sở hạ tầng về nhân quyền bao gồm các định chế nhân quyền cấp
quốc gia và phạm vi trách nhiệm quốc tế (được xác định trong đoạn 8 dưới đây);
(c)
Việc phát
huy và bảo vệ quyền con người tại thực địa: việc thực thi các quyền con người
theo tiêu chuẩn quốc tế (được xác định trong đoạn 8 dưới đây), luật pháp quốc
gia và các cam kết tự nguyện, các hoạt động của các định chế nhân quyền cấp quốc
gia, sự nhận thức của cộng đồng về nhân
quyền, sự hợp tác với các cơ chế nhân quyền ;
(d)
Sự giải trình của quốc gia được kiểm định về các
diễn tiến kể từ kỳ kiểm định trước;
(e) Nhận diện các thành tựu, những thực hành
tối ưu, các thách thức và các hạn chế liên quan đến việc thực hiện các khuyến
nghị đã được chấp nhận và diễn tiến về tình trạng nhân quyền trong nước;
(f)
Các ưu tiên, đề xuất và cam kết chính yếu mang
tính cách quốc gia đã được chính quyền đang qua kiểm định thực hiện và có ý định
thực hiện để vượt qua những thách thức và hạn chế, và cải thiện tình trạng nhân
quyền trên thực địa;
(g)
Kỳ vọng của chính quyền liên quan đến việc xây dựng
năng lực và các yêu cầu, nếu có, về hỗ trợ kỹ thuật và sự yểm trợ đã nhận được.
b. Các chỉ dẫn
thiết thực
7.
Tuy không có các đòi hỏi nghiêm ngặt về cách
hành văn cho bản đệ trình, các chỉ dẫn sau đây cần được tuân thủ khi soạn bản đệ
trình.
8.
Các thành phần hữu quan cần lưu ý rằng việc kiểm
định được dựa trên:
(a)
Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc;
(b)
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền;
(c)
Các văn kiện về nhân quyền mà Quốc gia đó đã ký
kết;
(d)
Các lời hứa tự nguyện và các cam kết của các
chính quyền, kể cả những cam kết đã hứa khi quốc gia đó ứng cử vào Hội Đồng
Nhân Quyền, và (e) Luật nhân đạo quốc tế
thích hợp.
9.
Chu kỳ thứ hai và các chu kỳ tiếp theo của cuộc
kiểm định (từ năm 2012 trở đi) cần tập trung vào những lĩnh vực mà trong đó có việc thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận và các diễn tiến của tình trạng
nhân quyền ở quốc gia đang qua kỳ kiểm định.
Do đó, các thành phần hữu quan được khuyến khích cung cấp thông tin về những diễn
tiến thực hiện các khuyến nghị đã đề ra trong kỳ kiểm định trước.[2]
10.
Hơn nữa, các thành phần hữu quan được khuyến
khích mạnh mẽ để cung cấp các bản đệ trình:
(a)
Được soạn một cách thích hợp với thủ tục UPR;
(b)
Có thông tin đáng tin cậy về tình trạng nhân quyền
trong quốc gia đang qua kiểm định, bao gồm thông tin về các biện pháp giải quyết
những vấn đề nêu ra tại kỳ kiểm định trước và về các tiến triển tính từ kỳ kiểm
định cuối;
(c)
Làm nổi bật các vấn đề quan tâm chính yếu và đưa
ra các khuyến nghị và phương pháp tối ưu;
(d)
Bao quát khoảng thời gian kể từ kỳ kiểm định cuối;
(e) Không dùng ngôn ngữ biểu lộ tính cách xúc phạm.
11.
Khi đề cập đến thông tin quy cho các cơ cấu/cơ
quan hay/và các cơ chế của LHQ trong bản đệ trình, các thành phần hữu quan nên
hạn chế, trong phạm vi có thể, việc liệt kê tất cả các hiệp ước được phê chuẩn,
các nhận xét và khuyến nghị kết luận của các cơ cấu theo dõi các hiệp ước nhân
quyền và/hoặc các thủ tục đặc biệt của Hội Đồng Nhân Quyền (HRC), hoặc các báo
cáo của các cơ cấu/cơ quan LHQ, vì các điều này đã được phản ảnh trong văn bản
của LHQ do Văn Phòng Cao Uỷ Nhân Quyền (OHCHR) soạn thảo.
12.
Phải ưu tiên cho thông tin thu thập trực tiếp.
Ghi trong phần cước chú các thông tin nghe lại, và chỉ nếu thực sự cần thiết.
13.
Trong phạm vi tối đa, các khuyến nghị đối với
chính quyền do các thành phần hữu quan đưa ra cần liên quan đến các chủ đề được
đề cập trong các phân đoạn của bản đệ trình.
14.
Phụ lục của bản đệ trình không nên bao gồm hình ảnh,
bản đồ, báo cáo hàng năm của tổ chức, các báo cáo của các chính quyền hay các
báo cáo từ các tổ chức khác.
IV- Mẫu Văn Bản Báo Cáo được đệ trình
Các bản đệ trình, nếu
không tôn trọng các nguyên tắc dưới đây (đoạn 15-22), sẽ không được cứu xét
a. Chiều dài
và định dạng
15.
Văn bản đệ trình không được dài quá 2815 từ, nếu
nộp riêng; các tài liệu bổ sung có thể được đưa vào phần phụ lục cho mục đích
tham khảo. Các bản đệ trình nộp chung bởi nhiều nhiều thành phần hữu quan không
được dài quá 5630 từ.
16.
Thông tin trong cước chú /chú thích cuối bài sẽ
không được tính vào số từ / trang giới hạn, nhưng cũng sẽ không được đưa vào bản
tóm tắt (của LHQ).
17.
Để tiện việc tham khảo, các đoạn văn và các
trang cần được đánh số.
18.
Nội dung báo cáo đệ trình cần được lưu dưới dạng
tài liệu Word.
b. Nhận diện
thành phần hữu quan
19.
Văn bản đệ trình cần
được xác minh xuất xứ. Do đó, trang bìa phải xác định rõ ràng tên của thành
phần hữu quan nộp bản đệ trình (thư với tiêu đề với tên và tên viết tắt, hình
biểu tượng, địa chỉ trang mạng… của thành phần hữu quan).
20.
Điều quan trọng là các thành phần hữu quan phải
nêu rõ trong nội dung của email gửi bản đệ trình các thông tin liên lạc (tên của
người liên lạc; địa chỉ email và địa chỉ bưu điện; số điện thoại, v.v.). Một đoạn mô tả các hoạt động chính của tổ chức/liên
minh nạp bản đệ trình, cũng như ngày thành lập, đặc biệt là đối với các tổ chức
lần đầu liên lạc với LHQ, cũng sẽ được hoan nghênh.
21.
Trang bìa sẽ không được tính vào giới hạn về số
từ/trang.
c. Ngôn
ngữ
22. Các văn bản đệ trình cần viết
bằng các ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, tốt nhất là tiếng Anh, tiếng
Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha.
V- Phương Thức
23. Các thành phần hữu quan được
khuyến khích tham khảo ý kiến với nhau ở cấp quốc gia để soạn thảo các bản đệ
trình cho UPR. Việc soạn chung bản đệ trình được khuyến khích, khi mà các thành
phần hữu quan có cùng những vấn đề trọng tâm.
VI- Bảo mật
24.
Cơ chế UPR không có biện pháp bảo mật và được thực
hiện trên cơ sở của các tài liệu công khai. Các bản đệ trình, chiếu theo các chỉ
dẫn nêu trên, sẽ được đưa lêntrang mạng của Văn Phòng Cao Uỷ Nhân Quyền
(OHCHR), y như bản gốc nhận được và bao gồm tên của thành phần hữu quan gửi nộp.
25.
Do đó, chỉ nên tham chiếu các hồ sơ nào nếu như
sự an toàn và phúc lợi của tất cả các cá nhân liên hệ sẽ không bị nguy hiểm vì
việc tham chiếu đó.
VII- Thời gian nộp bản đệ trình
26.
Thời hạn để các thành phần hữu quan nộp bản đệ
trình sẽ được đăng trên trang mạng của OHCHR UPR từ 10 đến 8 tháng trước kỳ kiểm
định UPR (tại http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/NgosNhris.aspx).
27.
Các thành phần hữu quan cần lưu ý rằng phải gửi
các bản đệ trình cho OHCHR ít nhất là 5 tháng trước phiên họp của Tổ Công Tác về
UPR.
28.
Lưu ý rằng các bản đệ trình nhận được sau thời hạn
quy định sẽ không được xem xét.
29.
Văn bản gửi đi phải là bản chung kết; trên
nguyên tắc, sẽ không thể điều chỉnh sau khi đã nộp.
VIII- Ở đâu và bằng cách nào để nộp các bản
đệ trình cho LHQ
30.
Các đệ trình của các thành phần hữu quan cần được
gửi tới địa chỉ Email:
uprsubmissions@ohchr.org.
31.
Việc gửi fax hoặc bản in (hard copy) đến Ban Thư
Ký của OHCHR không được khuyến khích; tuy nhiên, thành phần hữu quan, trong trường
hợp gặp khó khăn kỹ thuật tới lui, có thể gửi thư điện tử đến: +41 22 917 90
11.
32.
Ban Thư Ký của OHCHR sẽ xác nhận qua điện thư
khi nhận được tin nhắn và bản đệ trình.
33.
Khi đệ nạp qua điện thư với tin nhắn qua Email chỉ nên đề cập đến một quốc gia duy nhất. Trong tin nhắn qua điện thư kèm theo các tài
liệu được gửi đi, xin vui lòng bao gồm các chi tiết sau: Trên tiêu đề của thông
điệp Email: tên của thành phần hữu quan chính gửi bản đệ trình, loại bản đệ
trình (riêng hoặc chung cho một liên minh), tên của quốc gia được kiểm định và
tháng, năm của kỳ UPR liên hệ, ví dụ: “Liên
minh của phụ nữ - đệ trình UPR chung - Ecuador - tháng 6 năm 2012” hoặc “Tổ chức
Nhân Quyền Quốc Gia của Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (EHRC) – Đệ nạp cho
UPR - Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan - tháng 6 năm 2012”;
IX- Thông tin thêm
-
Trang mạng của OHCHR UPR (tại
http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/UPRMain.aspx)
-
Chương VII Làm
việc với Chương trình Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc: Cẩm Nang dành cho Xã Hội
Dân Sự. (bằng tiếng Ả Rập, Trung Quốc,
Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha tại
http://www.ohchr.org/EN/AboutUs/CivilSociety/Pages/Handbook.aspx)
-
Hoặc tại:
Ban phụ trách về Xã hội Dân sự thuộc OHCHR, Điện thoại:
+41 22 917 96 56, Fax: +41 22 917 90
11; E-mail: civilsocietyunit@ohchr.org
OHCHR, Ban phụ trách về Các Định
Chế Quốc Gia và Cơ Chế Khu Vực, đt: +41 22 928 94 69.