Trang

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

4482. Hàn Quốc: Bồi thường cho nạn nhân vụ thảm sát

Toà Seoul buộc chính phủ Hàn bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thanh, nạn nhân vụ thảm sát 1968

Nguyen Thi Thanh aged 16
Chụp lại hình ảnh,

Nguyễn Thị Thanh năm 16 tuổi

Một tòa án ở Hàn Quốc vừa ra phán quyết yêu cầu chính phủ bồi thường nạn nhân sống sót từ vụ thảm sát Phong Nhị năm 1968.

Tòa án quận trung tâm ở Seoul hôm 07/02/2023 vừa ra bản án, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong vụ kiện của nạn nhân chiến tranh ở Nam Việt Nam cuối thập niên 1960, theo các báo Hàn cùng ngày.

Hãng tin Yonhap cho hay chính phủ Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân của vụ thảm sát ở Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam năm 1968 do quân đội Hàn Quốc gây ra.

Chừng 70 người Việt đã bị binh lính thuộc Trung đoàn Thủy quân Lục chiến 2, quân lực Đại Hàn, giết chết. Bà Nguyễn Thị Thanh, một người sống sót, đã đệ đơn kiện chính phủ Hàn Quốc vào năm 2020, đòi 30 triệu won (23.894 USD) tiền bồi thường.

Bà nói các thành viên trong gia đình bị lính Đại Hàn giết chết, còn bản thân bị trúng đạn.

Một phóng sự hồi 2020 do Hạnh Ly và Hyung Eun Kim thực hiện cho BBC World Service đã mô tả lại cuộc chiến đi tìm công lý của bà Nguyễn Thị Thanh, sang tận Hàn Quốc.

Theo lời kể cho BBC thì bé gái Nguyễn Thị Thanh năm đó 11 tuổi, và đang sống ở làng Hà My, không xa Hội An, địa điểm du lịch nổi tiếng hiện nay của Việt Nam, thì chứng khiến một đơn vị Rồng Xanh của quân đội Đại Hàn ập vào làng.

Bỏ qua YouTube tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Google YouTube?

Google YouTube. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Google YouTube trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Chụp lại video,Cảnh báo: Nội dung bên thứ ba có thể có quảng cáo

Cuối YouTube tin, 1

"Chúng ra lệnh cho toàn bộ những người trong gia đình bà, cùng với một phụ nữ trong làng có con nhỏ, và một đứa bé, bạn của em trai bà, tất cả dồn vào cái hầm trú ẩn ở sân trước.

Rồi chúng ném lựu đạn vào trong. Quả đầu tiên khiến người thím của Thanh cùng đứa em họ còn ẵm ngửa của bà chết ngay tại chỗ.

Bà kể lại là mẹ bà đã tìm cách che cho hai chị em bà. "Trời ơi, chết rồi con ơi," mẹ bà kêu lên.

"Cả người tôi thấy bỏng rát, rồi thấy tê đi... Tôi thấy máu mọi người dính khắp lên người tôi," bà Thanh kể.

Đứa em trai tám tuổi của Thanh bị thương mất một bên chân rồi qua đời trong bệnh viện do mất máu. Chỉ có Thanh và một người em họ, cả hai đều bị thương nặng, là sống sót, bò sang nhà hàng xóm nằm chờ người tới cứu.

Bà kể rằng nhóm lính sau đó phóng hoả đốt trụi nhà bà.

"Tôi nghe tiếng tre bén lửa, nổ lép bép. Tôi nghe mùi khói lên, mùi cháy."

Hơn 135 người tại Hà My bị giết chết trong ngày hôm đó, chỉ còn độ chục dân làng sống sót, bà nói.

Bà nói rằng tuy lính Đại Hàn trước đó vẫn thường đến làng để "lùng bắt Việt Cộng" nhưng bà không rõ vì sao ngày 25/2/1968 lại khác hẳn mọi ngày.

"Không biết sao mà hôm đó hắn dữ dằn dễ sợ. Hắn tới mà giết những đứa ba bốn tháng tuổi, chúng nó có tội tình chi đâu, chúng nó như một tờ giấy trắng mà cũng đem ra bắn giết."

Illustration of a girl and a pagoda
Chụp lại hình ảnh,

Hình minh họa của BBC World Service trong bài '1968 - the year that haunts hundreds of women' trên trang của đài BBC

Năm 1968 là giai đoạn bước ngoặt của Cuộc chiến Việt Nam, bài của BBC cho biết.

Vào cuối tháng Giêng năm đó, quân Bắc Việt và Mặt trận miền Nam tổ chức cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, một chiến dịch quân sự đẫm máu đánh vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và quân đồng minh.

Mỹ và quân đồng minh cũng trả đũa khốc liệt, trong đó khét tiếng nhất là vụ Mỹ Lai, với hãm hiếp tập thể và thảm sát dân thường do quân Hoa kỳ gây ra vào tháng 3/1968.

Sau chiến tranh và trách nhiệm ngày nay

Quân đội Hoa Kỳ đã gây ra nhiều vụ hành quân, bắn giết tàn bạo trong suốt 20 năm Cuộc chiến Việt Nam.

Sau cuộc chiến, chính phủ Mỹ chưa xin lỗi mà chỉ có sự thừa nhận dưới hình thức trợ giúp khắc phục hậu quả chiến tranh và mở phiên toà xử tội phạm chiến tranh.

Nhưng chính phủ Hàn Quốc, nay đã có quan hệ kinh tế mật thiết với Việt Nam, thì cho tới nay có vẻ như không sẵn sàng xem xét lại vai trò của mình trong cuộc chiến.

South Korean soldiers during the Vietnam War

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Hoa Kỳ và chính quyền VNCH mời các đơn vị Đại Hàn vào tham chiến ở Nam VN

Đại Hàn đã đưa khoảng 320.000 quân tới Việt Nam, trong bước cờ mà các nhà phân tích nói do lo sợ "hiệu ứng domino" của chủ nghĩa Cộng sản lan rộng ở Đông Nam Á, giúp Hoa Kỳ và VNCH chống lại các nhóm du kích và chống trả quân đội Bắc Việt.

Trong phán quyết hôm nay, toà án ở Seoul bác bỏ lời của bên bị đơn là chính phủ Hàn Quốc rằng vụ dính líu của quân đội Hàn vào thảm sát là "không đủ rõ ràng", hoặc rằng đó là "một hành động lý giải được vì tính chất đặc biệt của Chiến tranh Việt Nam", theo Yonhap.

"Cần thừa nhận rằng bên nguyên đơn bị thương nặng vì trúng đạn, và thân nhân của bà bị chết vì Thủy quân lục chiến [Hàn] bắn, là hành động phi pháp (illegal act)."

Xem thêm: