Trang

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

4464. PHƯỚC THIỆN 257 TIẾN LÊN.

 

VNTB – Doanh nghiệp không phải tổ chức từ thiện

VNTB – Doanh nghiệp không phải tổ chức từ thiện

 

Thảo Nguyên

 

(VNTB) – Việc an sinh xã hội là của Chính Phủ chứ không phải nhiệm vụ hay bổn phận của doanh nghiệp.

 

Bạn đọc viết

Thông tư số 75/2022 của Bộ Tài chính, hiệu lực từ 5-2-2023, quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú. Theo đó, công dân được giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến thay vì làm trực tiếp.

Nếu đăng ký thường trú nộp hồ sơ trực tiếp, người dân phải nộp 20.000 đồng/lần, còn qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì 10.000 đồng/lần. Tương tự, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) giảm từ 15.000 xuống 7.000 đồng/lần; tách hộ giảm từ 10.000 xuống 5.000 đồng/lần.

Trước đó, mức lệ phí đăng ký cư trú do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, nguyên tắc là mức đăng ký cư trú tại thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.

Về vấn đề này, cá nhân người viết cho rằng khoản lệ phí trên cần được miễn, bởi người dân đã đóng thuế và cơ quan công quyền khi làm thủ tục hành chính theo chức trách thì sao lại thu phí của người dân?

Một vấn đề khác cũng liên quan chuyện tiền, đó là việc sẽ xử phạt rạp chiếu phim không giảm giá vé cho người già, trẻ em.

Theo Nghị định 128/2022 có hiệu lực từ 15-2 quy định một số điểm mới trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, thể thao, quyền tác giả. Đối với việc phổ biến phim, mức phạt 5-10 triệu đồng áp dụng với hành vi không miễn giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Việc xử phạt rạp chiếu phim không giảm giá vé cho người già, trẻ em, người khuyết tật , người có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng,… là không phù hợp. Lý do rất đơn giản, đó là vì các doanh nghiệp và người dân đã có nghĩa vụ đóng thuế, thì trong đó có phần an sinh xã hội mang tính mặc nhiên.

Nay lại được ra yêu cầu hàng chính là doanh nghiệp phải giảm giá thì đang tạo ra ít nhất hai cái khó: trước hết, trong sổ sách báo cáo tài chính của rạp chiếu phim, phía phòng vé đưa ra chứng cứ thế nào về số lượng vé giám giá đã bán ra cho nhóm khách là người già, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng?

Ở đây cũng rất không nên đánh đồng các thành phần như thế trong yêu cầu “giảm giá vé”, vì rất có thể sẽ đưa đến ngộ nhận rằng do “có công với cách mạng” nên giờ họ mới đâm ra khó khăn, muốn đi coi xi-nê cũng phải chờ vé giảm giá.

Vấn đề thứ hai là xin lưu ý, rạp chiếu phim là đơn vị đang làm kinh doanh. Việc giảm giá vé như cách của an sinh xã hội, đó là trách nhiệm của Chính phủ, chứ không phải bổn phận của doanh nghiệp.

Và nếu đặt trong cách hiểu ý nghĩa an sinh xã hội, thì ở đây không có gói giải trí, mà là để giúp một người cụ thể nào đó có đủ điều kiện cơ bản tồn tại trong quyền hưởng thụ văn hóa nghệ thuật.

Còn các nơi chiếu phim cũng đều đã có giá vé cho người lớn và trẻ nhỏ theo độ tuổi và chiều cao.

Nếu giờ đây thêm chính sách yêu cầu giảm giá vé xem phim cho các đối tượng được nêu, thì để công bằng và thật ra thì cũng thiết thực hơn nhiều, đó là chính sách cũng nên đưa thêm “nhiệm vụ” các bệnh viện tư phải giảm chi phí khám chữa bệnh cho loạt đối tượng kể trên; và riêng phần Chính phủ, chế độ bảo hiểm y tế sẽ miễn luôn vô điều kiện toàn bộ cho là người già, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn…