Trang

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

4469. CÔNG CỬ QUYỀN ĐẦU TỘC ĐẠO THẾ NÀO?

PHÁP LUẬT ĐẠO LÀ BINH KHÍ DIỆT TÀ QUYỀN.

(Lý Giáo Tông, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.)

Hội Thánh Cao Đài bị cốt năm 1983, người Đạo Cao Đài 1926 vận dụng Thánh Lịnh 257 để hành đạo. Trong đó có việc công cử Quyền Đầu Tộc Đạo. BBT trích lục một số qui định pháp lý làm căn cứ tham khảo đến việc công cử Quyền Đầu Tộc Đạo. Các Thánh Thất hải ngoại cũng thành lập Hội Đồng Quản Trị hay Ban Pháp Nhân với con dấu tròn… như vậy có đúng với Huấn Lịnh 09 ban hành năm 1955 hay không?


I/- Quyền Đầu Tộc Đạo.

Khi Hội Thánh cầm quyền hành chánh tôn giáo thì Đầu Tộc Đạo (Nam và Nữ) là một vị Lễ Sanh và do Hội Thánh bổ nhiệm. Trong một vài trường hợp đặc biệt Hội Thánh cho phép một vị Chánh Trị Sự sở tại cầm Quyền Đầu Tộc.

Khi Hội Thánh bị cốt (1983) thì người đạo áp dụng Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp lập năm 1957 để hành đạo. Nhiều địa phương áp dụng để công cử một vị Chánh Trị Sự cầm Quyền Đầu Tộc. Khi vận dụng Thánh Lịnh 257 vẫn phải tuân theo pháp luật đạo về công cử Chánh Trị Sự.

1/- Công cử Chánh Trị Sự.

Hạnh Đường Bàn Trị Sự năm 1973, trang 19 có dạy rõ: Tín Đồ công cử Thông Sự và Phó Trị Sự. Phó Trị Sự và Thông Sự công cử Chánh Trị Sự; (Tín Đồ không công cử Chánh Trị Sự), (ảnh 1)

2/- Công cử Quyền Đầu Tộc.

Việt Nam và hải ngoại giống nhau ở khoản Tín Đồ không phải là cử tri nên không có phiếu bầu Quyền Đầu Tộc Đạo.

2.1/- Việt Nam: Các địa phương căn cứ vào Luật Công Cử Chánh Trị Sự nên khi công cử Quyền Đầu Tộc Đạo thì chỉ có Chánh Trị Sự đương nhiệm công cử.

3/- Hải ngoại: Năm 2022, Thánh Thất Austin (TX) công cử Quyền Đầu Tộc thì cho thêm Phó Trị Sự và Thông Sự làm cử tri, (ảnh 2).

Trong khi Thánh Thất Cali đem cả Tín Đồ các địa phương khác vào bầu cử (không phải công cử) Quyền Đầu Tộc Đạo nhưng lại lại bỏ một số Bàn Trị Sự là việc làm vô pháp vô thiên. Việc hành đạo như vậy hoàn toàn sai trái với Đạo Luật Mậu Dần (1938).

II/- Tín Đồ phải đủ 20 kỳ đàn.

Đạo Luật Mậu Dần (1938) trang 13, Điều thứ hai, Khoản 8 dạy rõ: Trong một năm là 24 kỳ Đàn, mà những con cái biếng nhác của Đức Chí Tôn không đến thăm viếng Người ít nữa là 20 kỳ Đàn, thì Hội Thánh sẽ không ngó ngàn đến nữa, … (ảnh 3)

Câu Hội Thánh không ngó ngàn đến nữa thì không có quyền tham gia vào việc công cử.

III/- Hội Đồng Quản Trị (không có trong pháp luật đạo).

Huấn Lịnh 09, ban hành năm 1955 của Hội Thánh; theo đó chỉ dạy rõ: chức (Chánh Trị Sự), quyền (Đầu Hương Đạo), lịnh (có con dấu) trong đạo. Phải có đủ chức, quyền, lịnh mới đủ quyền hành đạo (không đủ thì coi chừng giả mạo). Bàn Trị Sự có trong Pháp Chánh Truyền và có con dấu (vuông) nên mới có quyền ra lịnh. Còn Ban Quản Trị, Ban Quản Lý không có trong Pháp Chánh Truyền nên không có con dấu, mà không có con dấu thì không có quyền ra lịnh chi hết và phải dưới quyền Bàn Trị Sự.

Hội Thánh đã lập ra Ban Quản Trị, Ban Quản Lý và qui định rất rõ ràng, các vị ở Thánh Thất Cali lách luật nên tự chế ra Hội Đồng Quản Trị rồi tự ban cho con dấu tròn (là con dấu cấp Hội Thánh bổ nhiệm) là hoàn toàn đi ra ngoài pháp luật đạo. Các Thánh Thất khác đã lập ra Hội Đồng Quản Trị hay Ban Pháp Nhân cũng cấp con dấu tròn cần phải căn cứ vào Huấn Lịnh 09 để xem xét lại việc hành đạo của mình. Tu là sửa, biết sai mà không sửa có đáng là người tu hay không?

Khi nhận trách nhiệm Chức việc, các vị đều có Lời Minh Thệ để cầm quyền hành chánh tôn giáo. Xin xét lại Lời Minh Thệ khi nhận nhiệm vụ, (ảnh 7).


Ảnh 1:


Ảnh 2.

Ảnh 3.




Ảnh 4:

Ảnh 5.

Ảnh 6.

Ảnh 7