Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023

4486. Cái khó của thẩm phán thụ lý vụ án ‘tranh chấp cơ sở tôn giáo’

 

VNTB – Cái khó của thẩm phán thụ lý vụ án ‘tranh chấp cơ sở tôn giáo’

VNTB – Cái khó của thẩm phán thụ lý vụ án ‘tranh chấp cơ sở tôn giáo’

Hà Nguyên

 

(VNTB) – Gọi là khó, vì cho đến hiện tại ở Việt Nam có yêu cầu tổ chức tôn giáo phải được xác nhận tư cách pháp nhân qua việc cấp phép hoạt động bằng hàng loạt thủ tục hành chính.

 

Trang Việt Nam Thời Báo có bài viết hôm 22-10, Khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài Chính Truyền 1926 đòi lại cơ sở trong Thánh Thất Tây Ninh”, đoạn cuối của bài báo này, viết:

Kết luận về cơ sở pháp lý. Căn cứ vào pháp luật Việt Nam: Quyết định 124, Điều 2; Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo 2016; Hiến pháp 2013, Điều 24. Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chánh Trị, Điều 16. Pháp luật Đạo Cao Đài đã đủ để chứng minh các cơ sở tôn giáo trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh tại Điều 2 của Quyết định 124 thuộc về quyền hành đạo của người Đạo Cao Đài 1926. Chi phái 1997 đang chiếm dụng là bất hợp pháp và vi phạm luật công bằng.

Ban Trị Sự và Tín Đồ Cao Đài cần vận dụng Thánh Lịnh 257 xây dựng chương trình hành đạo, công cử Ban Công Quản 257 để làm việc với các tổ chức quốc tế tạo thế và lực tiến về Tòa Thánh Tây Ninh công cử nhân sự cầm quyền thiêng liêng của đạo”.

Định nghĩa của nhà nước Việt Nam, tư cách pháp nhân tổ chức tôn giáo khác với tư cách pháp nhân của tôn giáo. Theo quyền tự do tín ngưỡng, các tôn giáo hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam, mặc nhiên được thừa nhận tư cách pháp nhân.

Tuy nhiên, một tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân mới được hoạt động hợp pháp về mặt tổ chức như: duy trì quan hệ trên dưới về mặt tổ chức, có quyền sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật, tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào tạo chức sắc, phong chức, điều chuyển chức sắc, in ấn xuất bản kinh sách, xây dựng nơi thờ tự…; duy trì các mối quan hệ dân sự với các tổ chức quan hệ với các tổ chức tôn giáo khác trong và ngoài nước, và tổ chức xã hội khác; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của tổ chức tôn giáo mình.

Theo tài liệu của Vụ Cao Đài – Ban Tôn giáo Chính phủ, thì từ năm 1995 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận tổ chức tôn giáo đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 01 pháp môn Cao Đài.

Cụ thể về các Hội thánh, tổ chức Cao Đài:

Hội thánh Cao Đài Tây Ninh, có Tòa thánh Tây Ninh; Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo, có Tòa thánh tại Bến Tre; Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên có 126 Thánh tịnh ở 16 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ; Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo, có 49 Thánh thất ở 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang; Hội thánh Truyền Giáo Cao Đài, có Tòa thánh Trung Hưng Bửu Toà ở Đà Nẵng, 63 Thánh thất, cơ sở đạo, phạm vi hoạt động ở 17 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở Trung Bộ;

Hội thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan, có 28 Thánh thất ở 8 tỉnh, thành phố; Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, hoạt động ở 2 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang; Hội thánh Cao Đài Chơn Lý, có Tòa thánh Định Tường ở Mỹ Tho và 28 Thánh thất ở 11 tỉnh, thành phố;

Hội thánh Cao Đài Bạch Y, có Thánh tòa Ngọc Kinh ở Kiên Giang. Hiện có 14 Thánh thất, phạm vi hoạt động ở 4 tỉnh, thành phố; Giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức), có Toà thánh Trung ương đặt tại xã Bình Đức nay là xã Trung An, thành phố Mỹ Tho, hoạt động ở 4 tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Long An và Đồng Tháp;

Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi. Năm 1999, Thánh Đức Tổ đình tại Cần Thơ được công nhận tổ chức tôn giáo. Năm 2010, Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi được Nhà nước Việt Nam cấp đăng ký hoạt động tôn giáo với 08 nhà đàn trực thuộc và khoảng 3 ngàn người tu hành, hoạt động ở 7 tỉnh, thành phố.

Như vậy, giả dụ có diễn ra phiên tòa phán quyết về nội dung Khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài Chính Truyền 1926 đòi lại cơ sở trong Thánh Thất Tây Ninh, thì rất có thể sẽ mở ra tiền lệ cho những khởi kiện tương tự giữa những tổ chức khác ngay trong chính tôn giáo Cao Đài.