Trang

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

2761. THÔNG TƯ 02.

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUẢN LÝ CÁC GIÁO HỘI CAO ĐÀI. 

          Việc công cử chức sắc

1-      Các Giáo hội Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động tiến hành việc công cử chức sắc theo đúng hiến chương (Đạo quy) và luật công cử chức sắc đã được nhà nước công nhận.
2-      Chức sắc đứng đầu Giáo hội như phẩm Hộ pháp và Giáo tông do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

3-      Chức sắc được công cử lên các phẩm từ Phối sư đến Chưởng pháp (Cửu trùng đài) và các phẩm tương đương do tương đương do Trưởng Ban Tôn Giáo của Chính phủ chấp thuận.
4-      Các phẩm từ Giáo sư (Cửu trùng đài) và tương đương trở xuống do ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
Những chức sắc, trước đây về tu tại gia đình, không hoạt động tôn giáo theo phẩm cấp, có nguyện vọng trở lại hoạt động theo chức trách, chức vụ tôn giáo củ phải được Ban Thường trực Hội thánh đề nghị và do cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền chấp thuận (theo phân cấp ở mục 1, 2, 3,4) thì mới hoạt động



BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               ----0O0----                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 02/1999/TT/TGCP                                                    ----***----
                                                                   Hà nội, ngày 16 tháng 06 năm 1999.

Thông tư
Quản lý nhà nước đối với một số hoạt động về tổ chức của Đạo Cao Đài
Căn cứ nghị định số 26/1999/NĐ CP ngày 19/04/1999 chính phủ “về các hoạt động tôn giáo”
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ (tại thông báo số 68/NC ngày 30/03/1996 của văn phòng chính phủ).
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của đồng bào theo đạo Cao đài và yêu cầu công tác quản lý Nhà nước đối với đạo Cao đài.
Ban Tôn giáo của Chính Phủ hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước đối với một số hoạt động về tổ chức của đạo Cao đài.
I.                  Về nhân sự lãnh đạo Giáo hội:

1-    Các hệ phái Cao đài được nhà nước cho phép hoạt động đều xây dựng cơ cấu giáo hội hai cấp: Hội thánh và Họ đạo, ở các tỉnh thành phố có nhều Họ đạo, các Giáo hội Cao đài được cử đại diện Hội thánh (hoặc Ban Đại diện Hội thánh).
2-    Nhân sự lãnh đạo Giáo hội các phái Cao đài Thượng hội và Ban Thường trực Hội thánh, có phải gọi là Hội đồng lưỡng đài hoặc Hội đồng Chưởng quản) được nhân sanh hoặc Hội Vạn linh suy cử do Trưởng Ban Tôn giáo của chính phủ chấp thuận.
3-    Đại diện Hội thánh (hoặc Ban Đại diện Hội thánh) tại tỉnh, thành phố được Ban Thường trực Hội thánh hoặc Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Lưỡng đài Hội thánh bổ nhiệm do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
4-    Ban cai quản Họ đạo được Hội nhân sanh Họ đạo bầu chọn do Trưởng ban Tôn giáo chính quyền cấp tỉnh chấp thuận.
5-    Chức sắc đầu Họ đạo (Giáo hữu hoặc Lễ sanh) do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

II.               Việc công cử chức sắc

1-    Các Giáo hội Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động tiến hành việc công cử chức sắc theo đúng hiến chương (Đạo quy) và luật công cử chức sắc đã được nhà nước công nhận.
2-    Chức sắc đứng đầu Giáo hội như phẩm Hộ pháp và Giáo tông do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
3-    Chức sắc được công cử lên các phẩm từ Phối sư đến Chưởng pháp (Cửu trùng đài) và các phẩm tương đương do tương đương do Trưởng Ban Tôn Giáo của Chính phủ chấp thuận.
4-    Các phẩm từ Giáo sư (Cửu trùng đài) và tương đương trở xuống do ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
5-    Những chức sắc, trước đây về tu tại gia đình, không hoạt động tôn giáo theo phẩm cấp, có nguyện vọng trở lại hoạt động theo chức trách, chức vụ tôn giáo củ phải được Ban Thường trực Hội thánh đề nghị và do cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền chấp thuận (theo phân cấp ở mục 1, 2, 3,4) thì mới hoạt động.

III.           Việc đào tạo chức sắc, chức việc

1-    Các Giáo hội Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động được duy trì các hoạt động được tổ chức việc đào tạo chức sắc, chắc việc heo Hiến chương (Đạo quy) đã được nhà nước chấp thuận.
2-    Các lớp huấn luyện khoa mục chuyên môn cho chức sắc, chức việc: Đầu phòng văn, Giáo nhi, Luật sự …mở tại Tòa thánh của từng hệ phái do Trưởng Ban Tôn giáo cấp tỉnh nơi có Tòa thánh cho phép.
3-    Các lớp giáo lý hạnh đường cho Chức sắc do Ban Thường trực Hội thánh tổ chức có thời gian dưới 03 tháng do Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ quan Tòa thánh, cho phép, nếu thời gian từ 03 tháng trở lên do Ban Tôn giáo của Chính phủ cho phép
4-    Trường đào tạo chức sắc phải do Thủ tướng Chính tưởng Chính phủ cho phép.

IV.            Việc sinh hoạt các tổ chức Giáo hội:

1-    Các Giáo hội Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động được duy trì các hoạt về tổ chức Giáo hội theo Hiến chương (Đạo quy) đã được Nhà nước chấp thuận, như: Hội Nhân sanh, Hội thánh, Thượng hội, Hội vạn linh.
2-    Hội Vạn linh do Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3-    Các sinh hoạt như Hội nhân sanh, Hội thánh thao định kỳ 03 năm hoặc năm một lần có quy mô như Đại hội do Trưởng Ban Tôn giáo của chính phủ cho phép.
4-    Các sinh hoạt như: Hội Nhân sanh, Hội thánh, Thượng hội hàng năm (thường niên) và các Hội nghị Ban Thường trực Hội thánh do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ quan Tòa thánh, cho phép.
5-    Hội nhân sanh ở các Họ đạo tổ chức theo định kỳ 03 năm hoặc 05 năm một lần để bầu Ban cai cai quản thánh thất, cử đại biểu đi dự Hội nhân sanh toàn phái do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh cho phép.
6-    Đối với các phái Cao đài trước đây khi tổ chức đại hội đại biểu tín đồ, chức sắc xây dựng Giáo hội mới đã được phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì nay các vấn đề về: nhân sự lãnh đạo giáo hội, công cử chắc sắc sinh hoạt của tổ chức giáo hội cũng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.



V.               Việc khắc và sử dụng con dấu:

1-    Các Giáo hội Cao đài được nhà nước cho phép hoạt động được khắc và sử dụng con dấu trong các hoạt động tôn giáo ở cấp Hội thánh và cấp Họ đạo như đã ghi trong Hiến chương (Đạo quy). Việc khắc và cấp giấp phép sử dụng con dấu thực hiện theo Nghị định số 62/CP ngày 22/09/1993 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 32/TT-LB, ngày 30/12/1993 của Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ.
2-    Mẫu con dấu (cấp Hội thánh vá cấp Họ đạo) do Ban Thường trực Hội thánh thống nhất đề nghị và được Chủ tịnh Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có Tòa thánh chấp thuận, sau khi trao đổi với Ban Tôn giáo của Chính phủ và các cơ quan chức năng.
3-    Con dấu của Họ đạo chỉ được giải quyết đối với những Họ đạo đã được đăng ký với chính quyền, có ban cai quản do tín đồ bầu ra được chính quyền chấp thuận.
4-    Việc khắc và cấp giấy phép sử dụng con dấu của cấp Hội thánh Trung ương do Bô Công an (C13) giải quyết trên cơ sở đề nghị của Ban Thường trực Hội thánh và có ý kiến của Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ.
5-    Việc khắc và cấp giấy phép sử dụng con dấu ở Họ đạo do Công an cấp tỉnh giải quyết trên cơ sở dề nghị của Ban cai quản Họ đạo, Ban Thường trực Hội thánh và sự chấp thuận của Trưởng Ban Tôn giáo chính quyền cấp tỉnh


Căn cứ vào các quy định của văn bản này, Ban Tôn giáo chính quyền cấp tỉnh hướng dẫn các giáo Hội Cao đài thực hiện. Nếu có những vấn đề vướng mắc hoặc mới phát sinh, đề nghị Ban Tôn giáo chính quyền các cấp tỉnh hợp báo cáo về Ban Tôn giáo của Chính phủ để bổ sung điều chỉnh cho phù hợp và đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước/.

Nơi nhận:
-         Thường vụ bộ chính trị;                                                            Trưởng Ban (ấn ký)
-         Thủ tướng chính phủ;
-         Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;                        Lê Quang Vịnh
-         Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
-         Viện kiểm sát ND tối cao;
-         Tòa án ND tối cao;
-         Ủy ban TW MTTQVN;
-         Cơ quan TW của các đoàn thể;
-         UBND các tỉnh; TP trực thuộc TW;
-         BTG của UBND các tỉnh TP trực thuộc TW;
-         Các vụ của BTGCP;
-         Lưu VT, TH