Trang

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

2786. GIẢI MÃ ĐÀN CƠ VỀ VỊ THƯỢNG TÁM THANH


GIẢI MÃ ĐÀN CƠ VỀ VỊ THƯỢNG TÁM THANH
(Thế danh Nguyễn Thành Tám).

Lão đã lắm phen thấy điều khó-khăn mắc-mỏ của phần ấy, nên ra tay giục loạn đặng phân rõ chánh-tà, hầu giúp phương cho Hội-Thánh trừ-khử”

Bắt nguồn từ đàn cơ tại Cung Đạo đêm mùng 5-12-Tân Sửu (dl 10-1-1962).
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài xin cho Lễ Sanh Thượng Tám Thanh được chuyển qua Sĩ Tải HTĐ.
- Trường hợp của Thượng Tám Thanh không thể chấp thuận, đương sự cứ phục vụ bên Hiệp Thiên Đài với chức vị hiện hữu, sau có chỗ dùng. (hết trích)
Theo chúng tôi nghĩ vấn đề chính nằm ở 4 chữ: sau có chỗ dùng.  Muốn hiểu đúng cần đối chiếu nội dung trên với những đàn cơ đồng dạng, đối chiếu sở hành vị Thượng Tám Thanh với hệ thống pháp luật đạo và các lời dạy liên quan.
I/ Đối chiếu với những đàn cơ đồng dạng.

Đó là đàn cơ ngày 01. 08. 1931. (Tân Mùi) có trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2 tại trang 82, bản in năm 1963.
BẢNG ĐỐI CHIẾU LỜI DẠY CỦA ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG VỀ 03 VỊ.
Ngọc Trang Thanh.
(Chánh Phối Sư, 1931)
Ng... Tr... Th... Lão để lời ban-khen đó, nên hư của Đạo đều nơi tay Hiền-hữu, Hiền-hữu khá liệu lấy mà giữ-gìn. Lão ở trong thân Hiền-hữu, Hiền-hữu ở trong thân Lão, Lão đủ quyền hành mà xây-chuyển thiên-cơ được cùng chăng cũng do Hiền-hữu. Khá kính lịnh. Chí-Tôn để lời mừng cho Hiền-hữu.
Thượng Tương Thanh.
(Chánh Phối Sư, 1931)
Th... T... Th..., Lão mừng Hiền-hữu đó. Lão vì Chí-Tôn đã hứa mà lo lập vị cho đáng giá, vậy Hiền-hữu cũng phải tận tâm mà chung lo với Lão mới phải.
Thượng Tám Thanh.
(Lễ Sanh, 1962)
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài xin cho Lễ Sanh Thượng Tám Thanh được chuyển qua Sĩ Tải HTĐ.
- Trường hợp của Thượng Tám Thanh không thể chấp thuận, đương sự cứ phục vụ bên Hiệp Thiên Đài với chức vị hiện hữu, sau có chỗ dùng

1/ Nhận xét.
1.1/ Ng... Tr... Th.., theo chúng tôi hiểu đó là Ngài Ngọc Trang Thanh, Ngọc Chánh Phối Sư sau lên Quyền Ngọc Đầu Sư.
1.2/ Th... T... Th…, theo chúng tôi hiểu đó là Ngài Thượng Tương Thanh. Thượng Chánh Phối Sư sau lên Quyền Thượng Đầu Sư. (Xin phân biệt với Ngài Thượng Chưởng Pháp Thượng Tương Thanh).
1.3/ Căn cứ vào đâu để hiểu các chữ viết tắt như thế?
Xin thưa có vài căn cứ:
Căn cứ 1:  là ngay trong nội dung đoạn đó, hai vị được Đức Lý đề cập đến có liên quan đến việc nên hư của đạo hẳn nhiên là nhiệm vụ rất quan trọng trong nền đạo.
Căn cứ 2: Thánh danh viết tắt như thế phù hợp với hai vị trên.
Căn cứ 3: Một số vị nghiên cứu trước đây cũng hiểu như thế (dù rằng văn bút chưa được Hội Thánh kiểm duyệt chỉ có giá trị tham khảo).
2/ Phân tích.
2.1/ Hai vị được Đức Lý Giáo Tông khen và ghi vào trong thiên thơ, xin lưu ý rằng khi Đức Lý Giáo Tông khen có kèm theo sự hài lòng của Đức Chí Tôn.
Kết cuộc của hai ngài thế nào?
Theo dòng đạo sử thì đến năm 1934 hai vị tách về Bến Tre lập ra chi phái.
Đối chiếu như thế chúng ta thấy cơ thử thách rất nặng nề.
2.2/ Vị Lễ Sanh Thượng Tám Thanh chưa được Đức Lý chấp nhận cho sang Hiệp Thiên Đài, chưa được khen, chỉ được Đức Lý cho biết là sau có chổ dùng.
Còn dùng vào việc gì là điều chúng ta đang giải mã.
2.3/- Về phẩm vị: Từ phẩm Lễ Sanh đến phẩm Chánh Phối Sư là một quảng đường rất xa và rất xa. Đến năm 1975 vị Thượng Tám Thanh lên đến Giáo Sư. Từ Giáo Sư lên Phối Sư rồi Chánh Phối Sư (là phẩm ngang với hai vị tiền bối) cũng là một chặng đường dài.
2.4/ Theo chúng tôi biết từ Đạo Sử thì chức sắc Hiệp Thiên Đài có thể sang Cửu Trùng Đài cầm quyền hành chánh nhưng không có trường hợp chức sắc Cửu Trùng Đài sang cầm quyền bên Hiệp Thiên Đài. Tại sao như thế?
Về lý đạo thì Hiệp Thiên Đài là chơn thần, chơn thần điều khiển thể xác thì xác sẽ tiến bộ. Còn thể xác điều khiển chơn thần thì chỉ có sa đọa và điên loạn bởi sự đòi hỏi của thể xác làm rối loạn trí não.
Cửu Trùng Thiên là một khối hình tháp có 8 cạnh (bát quái) với 04 màu.
Hiệp Thiên Đài là chủ về pháp luật đạo. Cửu Trùng Đài là chủ về giáo hóa. Luật pháp đứng trên giáo lý, pháp luật được tôn trọng thì giáo hóa mới có hiệu quả. Còn để cho giáo hóa đứng trên pháp luật, giáo hóa không có kỷ cương khuôn thước là loạn đạo. Đó là luận về thể pháp tại Cửu Trùng Thiên.
II/- Đối chiếu sở hành của vị Thượng Tám Thanh với pháp luật và giáo lý.
1/- Có 4 văn bản đối chiếu: Đạo Nghị Định thứ tám, kế hoạch 01 của Đảng cộng sản, thông báo của cơ quan Hiệp Thiên Đài ngày 26. 10. 2015, kiến nghị của cơ quan Hiệp Thiên Đài ngày 15. 05. 2017.
Đạo Nghị Định Thứ tám (1934)
Ðiều thứ nhứt: - Những Chi Phái nào do bởi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo.
Kế hoạch 01. Của Đảng cộng sản: 29. 05.1995
Thông báo của cơ quan Hiệp Thiên Đài ngày 26. 10. 2015
Kiến nghị của cơ quan Hiệp Thiên Đài ngày 15. 09. 2017.




Chỉ riêng 04 đối chiếu trên đây đã đủ để kết luận vị Thượng Tám Thanh đã tham gia thành lập chi phái ngày 09. 05. 1997 và đang làm đầu chi phái đó.
2/ Danh hiệu hiến chương 1965 & hiến chương 1997.
Căn cứ vào hiến chương 1965 của Cao Đài 1926 và hiến chương Chi phái 1997.
Danh hiệu Đạo Cao Đài 1926.
Danh hiệu chi phái 1997.
ĐIỀU THỨ NHỨT: Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, nói tắt là (Đạo Cao Đài).
Điều 1: Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.
Phân tích:
Đạo Cao Đài 1926 là gốc, danh hiệu có 06 chữ, nói tắt có 03 chữ.
Chi phái 1997 danh hiệu có 10 chữ gọi tắt có 05 chữ.
3/ Tuyển chọn nhân sự:
Thiên phong và bắt banh.
Cao Đài 1926: Chức sắc thiên phong.
Chi phái 1997: Chức sắc bắt banh.
Chức sắc CTĐ của Đạo Cao Đài 1926 là chức sắc thiên phong.
Thiên phong là Hiệp Thiên Đài cầu cơ tại Cung Đạo. Chỉ có Trời và Đức Lý Giáo Tông (Lý Thái Bạch) có quyền chấm phái (Thái, Thượng hay Ngọc). Không một ai trên thế gian nầy có quyền chấm phái cho chức sắc thiên phong Cửu Trùng Đài Nam phái. Phong thưởng, trừng phạt, điều động do quyền Hội Thánh, không lệ thuộc vào nhà cầm quyền.
Đạo Cao Đài có 02 vế là thiêng liêng và hữu hình song song nhau qua cơ bút. Đó là nguyên lý thiên nhân hiệp nhứt, Trời & Người đồng trị để xây dựng nền văn minh mới, xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do.
Chức sắc của chi phái 1997 do bắt banh (vàng, xanh hay đỏ) mà có phái. Khi muốn lên chức phẩm phải đưa danh sách cho nhà cầm quyền duyệt xét trước. Muốn kỷ luật hay điều động phải có sự chấp thuận trước của nhà cầm quyền.
Chức sắc chi phái không do cơ bút, chức sắc tự bắt banh vàng, xanh, đỏ để chọn phái. Như vậy chi phái 1997 đã mất hẳn phần thiêng liêng, cho nên đó là một tổ chức của người trần tục tạo ra (trường hợp nầy là cộng sản Việt Nam).
Sai với Pháp Chánh Truyền chú giải tại phần Luật công cử của Chức sắc Cửu Trùng Đài (Nam phái và Nữ phái) và Tân Luật phần Đạo Pháp, điều 8.

4/ Tư cách trung ương và cơ sở trung ương.

Tư cách trung ương: HC 1965.
Tư cách chi phái: HC 1997.
ĐIỀU THỨ 2: Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.
ĐIỀU THỨ 19.- TÒA THÁNH Trung Ương (Tây Ninh) là nguồn gốc khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
ĐIỀU THỨ 27.- Hiến Chương nầy sẽ là Luật căn bản thống nhứt đối với tất cả Chi Phái Cao Đài nào ngày sau chấp nhận và ký tên.
Điều 4: Trụ sở của ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.







Địa điểm biên soạn HC 1965:
Hiến chương ghi:
Lập tại TÒA THÁNH Trung Ương
Ngày 19 tháng 12 Giáp Thìn
(21.1.1965 dl)
Địa điểm biên soạn HC 1997: Hiến Chương nầy gồm: Lời Nói Đầu, 09 Chương và 36 Điều, được Đại Hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh họp tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 5-4-1997 biểu quyết nhất trí thông qua.
5/ Chi phái 1997 vi phạm Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Xin trưng ra hai vi phạm của chi phái 1997 so với Đạo Luật Mậu Dần 1938.
5.1/ Điều III, khoản 7. Liên quan với chính quyền.
Chức sắc Đạo Cao Đài 1926 không tham gia chính quyền.
Chức sắc chi phái 1997 là người của chính quyền.
Đạo Luật Mậu Dần (1938). Điều III. Khoản 7:
Nếu như một ai còn đương quyền Đời mà muốn vào hàng phẩm Chức Việc, thì phải từ bỏ quyền Đời đặng để trọn tâm lo tròn trách nhậm Đạo.
Ông Giáo Hữu Ngọc Lương Thanh (thế danh Nguyễn Hữu Lương) đã phải trả phẩm Giáo Hữu cho Hội Thánh trước khi ra ứng cử Thượng Nghị Sĩ (lập hiến) thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
Ngày 09. 05. 1997 Ban Tôn Giáo Chính Phủ ra Quyết Định số 10 QĐ/TGCP cấp pháp nhân cho chi phái 1997. Trong QĐ đó đính kèm danh sách của các chức sắc chi phái 1997.
Tại thời điểm đó các vị lãnh đạo cao cấp là người của chính quyền. Cụ thể là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh.
(Đó cũng là cơ quan ban hành Bản án Cao Đài ngày 20. 07. 1978.)
5.2/ Điều thứ nhất khoản II, mục số 4.  Đạo Cao Đài: Bênh vực người đạo. Chi phái 1997 chà đạp người đạo.
Đạo Luật Mậu Dần 1938.
Bên vực người đạo.
Chi phái 1997 chà đạp người đạo nên vi phạm Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Đạo Luât Mậu Dần (1938). Điều thứ nhất khoản II, mục số 4:
Những vị nào hết tâm vì Đạo mà phải chịu khổ hạnh, hoặc bị tù tội ngục hình, hoặc bị khổ sở tai họa, cũng đặng Hội Thánh cho dự vào sổ cầu phong, ngoài luật định 5 năm công nghiệp.
@@@
Theo đó Hội Thánh Cao Đài 1926 chiếu cố khen thưởng phi thường cho những người đạo trung kiên bị cường quyền áp bức.
Chi phái 1997 thì a tòng với cường quyền để trừng phạt
Điều 31:Chức sắc, Chức việc và tín đồ nào có hoạt động vi phạm luật nước, làm phương hại đến đại đoàn kết dân tộc và hòa bình, độc lập, thống nhất tổ quốc thì sau khi nhà nước xử phạt theo Pháp luật, Hội Thánh sẽ xử lý nghiêm theo luật đạo.
Điều 32: Chức sắc, Chức việc nào bị mất quyền công dân thì đương nhiên bị mất tư cách Chức sắc, Chức việc. Khi được phục hồi quyền công dân thì sẽ được Hội Thánh xét cho phục hồi tư cách Chức sắc, Chức việc nếu có yêu cầu.Tại điều 34 của Hiến chương 1997 ghi: … bản Tân Luật - Pháp Chánh Truyền - Đạo Luật - Kinh Lễ và Điều Lệ công cử Chức sắc ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh là các văn bản có tính cách nội qui, nội luật điều hành Đạo sự của Giáo Hội ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh và Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh.
Các điều trên của HC 1997 mâu thuẩn với Đạo Luật Mậu Dần đã trích dẫn tại Điều thứ nhất khoản II, mục số 4 cạnh bên.







































6/ Chi phái 1997 chủ trương dùng bạo lực.


6.1/ Thành lập lực lượng dùng bạo lực (trật tư mặc thường phục).
Cơ quan Hiệp Thiên Đài ra Kiến nghị ngày 15. 09. 2017 ghi rõ:
 Trên thực tế toàn bộ các vụ vi phạm trong Nội Ô Tòa Thánh đều do lực lượng bạo lực nầy ra tay. Đây là điều trái ngược với Cao Đài 1926.
Trật tự mặc thường phục và hung khí trên tay sẳn sàng dùng bạo lực.
Trật tự thường phục hành hung PTS Trần Văn Hạp (27. 05. 2015).
Từ ngày khai đạo cho đến khi giải thể Hội Thánh Cao Đài 1926 bao giờ cũng ra lịnh mặc đạo phục trong mọi sinh hoạt. Tất cả nhân sự liên quan đến việc đạo đều phải mặc đạo phục.
6.2/ Ra công văn nhờ cơ quan chức năng của chính quyền và ra lịnh cho cấp dưới dùng bạo lực.
Công văn số 27/90 ra ngày 11. 05. 2015 để ngăn chận Khối Nhơn Sanh mở Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27. 05. 2015 là chứng cứ.
Cơ quan Hiệp Thiên Đài ra Kiến nghị ngày 15. 09. 2017 ghi rõ:



7/ Cấp địa phương:
Đạo Cao Đài: Có Bàn Trị Sự. Chi phái 1997: có Tổ nghi lễ.
HC 1965: Có Bàn Trị Sự.
HC 1997: Không có Bàn Trị Sự.
Điều 10: Bàn Trị Sự.
Bàn Trị Sự là cơ quan hành đạo trong thôn xã gồm những chức việc sau đây:    
     - 01 Chánh Trị Sự
     - 01 Phó Trị Sự
     - 01 Thông Sự
      Có nhiệm vụ giúp đỡ các sinh hoạt của Đạo và săn sóc các Đạo hữu như anh lớn trong gia tộc.
Điều 09: … Chức việc: Thông Sự, Phó Trị Sự, Chánh Trị Sự, nam hay nữ là những tín đồ tiêu biểu, tự nguyện tham gia vào Đạo sự tại cơ sở, được đồng đạo nơi địa phương đó tín nhiệm bầu lên….
Điều 19: … Chức năng của Chức việc là lo việc hướng dẫn các mặt Nghi lễ cho tín đồ trong phạm vi phụ trách …


Phân tích:
Bàn Trị Sự là Hội Thánh Em thay mặt Hội Thánh Anh để hành đạo nơi địa phương. BTS có 2 nhiệm vụ: giáo hóa và luật lệ nơi địa phương.
Chi phái 1997 không có Bàn Trị Sự thì Pháp Chánh Truyền đã bị vô hiệu hóa phần hạ tầng. Chức việc chi phái 1997 chỉ lo về nghi lễ thì đã biến đạo thành hội chôn thây mà các Đấng đã chê trách. Tổ chức chi phái 1997 ở địa phương trái ngược với cách lập pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

8/ Bảng đối chiếu Đại Hội Nhơn Sanh của Đạo Cao Đài và của chi phái 1997.
Đạo Cao Đài 1926:
Đại Hội Nhơn Sanh 1974.
Chi phái 1997:
Đại Hội Nhơn Sanh 2017.
Cao Đài 1926 tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh lần sau cùng năm 1974. Việt Nam đang thời chiến tranh.
Thời gian làm việc hơn 02 tháng, từ 29. 11.1974 đến 31.01.1975.
Chi phái 1997 mở Đại Hội Nhơn Sanh mới nhất ngày 23. 10. 2017. Việt Nam không còn chiến tranh.
 Thời gian làm việc 01 (một ngày).

Khi bắt đầu hội thì đọc lại Nội Luật và giải thích cho các nghị viên am tường để làm đúng việc và đúng cách.
Chi phái 1997 không phổ biến nội luật. Vì nếu đọc nội luật ra thì giải thích sao về hội trù bị, về quan chức nhà nước đến kiểm soát. Nghĩa là sai từ A đến Z.
Nội Luật Hội Nhơn Sanh không có trù bị mà làm việc trực tiếp.
Chi phái 1997 đẻ ra Đại Hội trù bị 02 ngày 21 và 22 tháng 10. 2017. Có chính quyền đến kiểm soát.
Theo nội luật Đại Hội Nhơn Sanh 1974 chỉ có các nghị viên được hệ thống hành chánh đạo công cử có quyền dự hội. Chính quyền không ai được phép tham dự.
Đại Hội Nhơn Sanh chi phái 1997 có 94 cán bộ, viên chức chính quyền từ trung ương, tỉnh, thành phố đến kiểm soát. Bởi vì các thành viên dự hội do chính quyền cử nên họ phải có mặt.
Đại Hội Nhơn Sanh 1974 có khu vực cho những vị không đắc cử đến quan sát và hổ trợ cho nghị viên đắc cử hoàn thành nhiệm vụ.
Đại Hội Nhơn Sanh chi phái 1997 không có chổ cho bất cứ quan sát viên nào. Và cấm đường không cho người đi qua lại.
Đạo Cao Đài 1926: Thành phần nghị viên, phái viên chính thức tham dự Đại Hội Nhơn Sanh đều phải trường chay.
Chi phái 1997: Thành phần nghị viên, phái viên chính thức tham dự Đại Hội Nhơn Sanh không phải trường chay. Quan chức nhà nước đến tham dự và kiểm soát hội là người ngoài tôn giáo.

Chi phái 1997 còn vô số ác hành khác như: đánh đập người đạo để chiếm Thánh Thất, Điện Thờ. Đập đổ bàn ăn của người đạo trong tang lễ. Ngăn cản không cho người theo Đạo Cao Đài được an táng trong đất đạo…
III/ Kết luận.
Ngay trong đàn cơ ngày 01. 08. 1931 Đức Lý Giáo Tông dạy: Lão đã lắm phen thấy điều khó-khăn mắc-mỏ của phần ấy, nên ra tay giục loạn đặng phân rõ chánh-tà, hầu giúp phương cho Hội-Thánh trừ-khử… (hết trích)
Theo đó đã đủ sơ sở để kết luận Đức Lý Giáo Tông dùng vị Thượng Tám Thanh trong vai trò giục loạn, giúp cho người đạo trừ khử những kẻ tà tâm ẩn dương nương phật.
Đúng như Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trả lời với Đức Hộ Pháp (Ngày 20 tháng 4 năm 1930):
Trong các Đấng lòng trung vẫn ít,
Phần đông do kẻ nghịch oan khiên.
Tu chơn bỏ máy diệu huyền,
Thì ta mở lối cảnh Thiên quỉ vào.
Quỉ vương hỏi nơi nào mà đến,
Cứ tầm chơn đừng đếm giả truyền,
Chắc do trong đám triều Thiên,
Chí Linh khó sửa cho tuyền Thánh tâm.
Vị Thượng Tám Thanh đã đem Tam Thập Lục Động về giả danh Tam Thập Lục Thiên. Đó là sự thật hiển nhiên.
Vị Thượng Tám Thanh đứng đầu tam thập lục động nên chính là chúa quỉ.
Vậy nhiệm vụ của người đạo là gì?
Ngay trong đàn cơ ngày 01. 08. 1931 kể trên Đức Lý Giáo Tông dạy:
đã lãnh trách-nhiệm nặng-nề giáo-hóa, thì khá dạy sanh-chúng biết lẽ chánh-tà mà toan độ rỗi, còn mưu-chước của quỉ-quái, tinh-ma là mưu của Lão để phân-biệt chơn-giả, vàng-thau, cho phẩm-giá trọng-khinh… (hết trích).

Đòi Tòa Thánh Tây Ninh lại, mời Tam thập lục động về chổ của họ lập ra mà tu, nhà ai nấy ở, việc ai nấy làm là nhiệm vụ của người đạo./.
TX ngày 23. 08. 2018.
 Đạo hữu Dương Xuân Lương.
SĐT: 469 642 4667.
Skype: thu.john2
Ba đàn cơ liên quan.


MỘT. (Phong chức Lễ Sanh cho ông Nguyễn Thành Tám).

Đền Thánh, đêm 17-10-Đinh Dậu (dl 8-12-1957)
Phò loan: Thượng Sanh - Bảo Pháp. Lúc 20 giờ 45.
Hầu đàn: Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Phước Thiện nam nữ.

 

LÝ NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM

Chào chư hiền hữu Hiệp Thiên, Cửu Trùng.

Mặc dầu Đức Chí Tôn có để lời khuyên dạy cặn kẽ, Lão nhận thấy Chức sắc Hiệp Thiên và Cửu Trùng cũng còn hẫng hờ phận sự, chưa đem hết tiếng nói của Đại Từ Phụ vào não cân.

Một phần Chức sắc Hiệp Thiên coi rẻ sứ mạng thiêng liêng, hoặc coi đời trọng Đạo khinh. Lão lo cho họ phải thất thệ với Ngọc Hư Cung.

Một phần Chức sắc Cửu Trùng Đài xu hướng về mặt đời, không để tâm lo trách nhiệm, tức là để cho ngoại vật lôi cuốn một cách dễ dàng.

Thiên điều chẳng vì từ bi của Chí Tôn mà dung thứ, và vì công nghiệp của một phần ít Chức sắc mà để cho Đạo phải thất chơn truyền.

Lão khuyên hai Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng nên chung tâm nhứt trí chấn chỉnh nền chánh giáo cho được thuần túy hơn, nghiêm trang hơn, để đối phó với sự tiến triển của các tôn giáo, làm cho rạng danh Đạo, và mới có đủ chuẩn thằng độ rỗi nhơn sanh trong thời kỳ mạt kiếp nầy.

Phải cải tổ bộ máy Hành chánh đạo, lựa Chức sắc có nhiều ít chuyên môn, nhứt là có thiện chí làm nên cho Đạo, chớ chẳng phải tùy theo phẩm chức mà thôi.

Cơ phục hưng có tiến triển cùng không, chư hiền hữu cũng đã thấy và cứ như tánh cách đứng dừng mãi, hoặc bước lui thì nhơn sanh không trông mong nhờ cậy chi được. Thế thì sứ mạng của Chí Tôn giao cho để làm gì?

Nữ phái còn thiếu sáng suốt để nhận định, thiếu căn bản đạo đức, dễ xiêu ngã mặc dầu trước một luồng gió nhẹ.

Lão xin chư Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng, nhứt là hiền muội Hương Hiếu dạy khuyên và giáo hóa thêm. Nên để ý nghe.

Đức Chí Tôn buồn lòng vì giai đoạn nầy mà còn một ít con cái của Ngài phải sa ngã thêm trên đường bất chánh. Đó là tự chiêu kỳ họa. Nên cố lưu tâm, chớ nên coi thường cơ thưởng phạt.

Chư hiền hữu Hiệp Thiên,

Về Đạo Nghị Định của Lão đối với Chi phái là phương pháp lúc trước để phổ độ nhơn sanh mà thôi. Hiện giờ, cửa Đạo đã mở rộng, thì cơ qui nhứt thế nào cũng sẽ thực hiện được.

Hiền hữu Bảo Thế đọc danh sách cầu phong Sĩ Tải.

1. Trần Văn Ngôn, chấm phong Sĩ Tải.

2. Nguyễn Văn Còn, sắc phong Lễ Sanh phái Thái, sẽ giúp đắc lực cho Cửu Trùng Đài.

3. Trần Thanh Danh, chấm phong Sĩ Tải.

4. Nguyễn Thành Tám, sắc phong Lễ Sanh phái Thượng.

5. Trương Ngọc Anh, chấm phong Sĩ Tải.

6. Trần Minh Hiếu, sắc phong Lễ Sanh phái Ngọc.

7. Nguyễn Văn Như, chấm phong Sĩ Tải.

8. Lê Minh Khuyên, chấm phong Sĩ Tải.

 

Hiền muội Hương Hiếu:

Đọc danh sách cầu phong Lễ Sanh:

1.   Lê kim Huê,                     chấm phong Lễ Sanh.

2.   Phạm Thị Phước,              nt

3.   Nguyễn Thị Hứ                nt

4.   Phạm Thị Chậm,              nt

5.   Nguyễn Thị Kiếm,           nt

6.   Nguyễn Thị Mẹo,             nt

7.   Nguyễn Thị Cường,          nt

8.   Đinh Thị Bông,                nt

9.   Nguyễn Thị Mau,             nt

10. Bùi Thị Nga,                    nt

      v.v. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

51. Nguyễn Kim Cúc,            nt

52. Tống Thị Đứa,                  nt  

(Hết)

 

Đọc danh sách cầu phong Giáo Hữu:

 

1.   Lê Thị Điểm,            chấm phong Giáo Hữu.

2.   Văn Thị Chu,                                nt

3.   Lê Thị Út,                                     nt

4.   Ngô Thị Tiệm,                              nt

5.   Ngô Thị Nhỏ.                                nt

6.   Bùi Thị Ngàn                  đình lại.

7.   Mai Hương Nhồng, chấm phong Giáo Hữu.

8.   Ngô Thị Chí,                                 nt

9.   Trần Thị Hòa,                               nt

10. Nguyễn Thị Thiền,                       nt

11. Lưu Thị Kía,                                 nt

12. Trần Thị Lộc,                               nt

13. Nguyễn Thị Phấn,                        nt

14. Lê Thị Thưởng,                 nt

15. Huỳnh Thị Láng,              nt

16. Huỳnh Thị Hợi,                nt

17. Lê Thị Lộc,                       nt

18. Lê Hương Mành,              nt

19. Trần Hương Dần,             nt

20. Cao Thị Cường,                nt

21. Lý Thị  Tài Háo,              nt

22. Châu Thị Tài,                   nt

23. Nguyễn Hương Vơi,         nt   Hàm phong

24. Lê Hương Xích,                nt          nt

 

Đọc danh sách cầu phong Giáo Sư:

 

1. Lê Thị Hường,       chấm phong Giáo Sư.

2. Nguyễn Thị Lắm,                           nt

3. Phạm Thị Ngộ,                               nt

4. Cao Thị Son,                                   nt

5. Nguyễn Hương Đợi,                       nt

6. Phùng Hương Ngọc,                       nt

7. Nguyễn Hương Mùi,                       nt    Hàm phong

 

Hiền hữu Khai Đạo, Lão giao cho hiền hữu trách nhiệm lựa chọn Chức sắc và Chức việc bổ đi các địa phương dạy dỗ nữ phái. Chức sắc nữ phái bổ đi phải có đủ tín nhiệm của Hội Thánh hai Đài và phải có đủ đạo đức và hạnh kiểm.

Lão cho hay cuộc phong phẩm vị kỳ nầy là chiều theo Thánh ý của Đức Chí Tôn. Nên biết trọng quyền tức chịu trọng phạt. Những Chức sắc mới được thăng cấp nên nghe à!

Ông Khai Đạo bạch: - Xin dâng đề nghị: Chức sắc nữ phái được bổ nhiệm các địa phương phải lập Minh thệ trước khi đi hành sự.

- Lão đồng ý. Hiền hữu nên cho lịnh chấn chỉnh Lễ Nhạc cho trang nghiêm hơn nữa, vì còn sơ sót nhiều, không nên để mất lễ và mất sự tôn kính với các Đấng thiêng liêng nghe.

Lão xin chào chư hiền hữu nam nữ.  

THĂNG.









HAI. 
.


Cung Đạo Đền Thánh,
đàn cơ đêm mùng 5-12-Tân Sửu (dl 10-1-1962).

Phò loan: Thượng Sanh - Tiếp Pháp.
Hầu đàn: Chức sắc HTĐ, CTĐ và Phước Thiện nam nữ.

 

LÝ BẠCH
Nhứt Trấn Oai Nghiêm

Chào chư Chức sắc nam nữ lưỡng Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.

Lão xin dâng tiếp danh sách nam phái.

Đọc tiếp danh sách Chức việc cầu Hàm phong Lễ Sanh năm Mậu Tuất (1958) xin chấm phái.

- Hội Thánh Hiệp Thiên Đài cầu cho Sĩ Tải Nguyễn Ngọc Hiểu  thăng đặc biệt Truyền Trạng.

- Lão chấm phong đặc biệt Truyền Trạng.

- Hội Thánh Hiệp Thiên Đài xin cho Lễ Sanh Thượng Tám Thanh được chuyển qua Sĩ Tải HTĐ.

- Trường hợp của Thượng Tám Thanh không thể chấp thuận, đương sự cứ phục vụ bên Hiệp Thiên Đài với chức vị hiện hữu, sau có chỗ dùng.

Dâng danh sách nữ phái.

Chư hiền hữu, hiền muội bình thân.

Đọc danh sách Chức việc nữ phái cầu ân phong và hàm phong Lễ Sanh.

Đọc danh sách Chức sắc nữ phái cầu thăng Giáo Hữu, Giáo Sư và Phối Sư.

Lão để lời cho Chức sắc nam nữ  rõ :

Những vị nào không được chấm phong hoặc chấm thăng, đó là Lão muốn tránh cho những vị ấy một bước đường thử thách nặng nề, chớ nên buồn và phải cố gắng thêm về sự trau giồi tài đức, nhứt là về đức tính phải được gần như đức tính của các Thánh hiền xưa mới xứng đáng.

Học Đạo cốt yếu là nâng mình lên cao hơn tính chất của thường tình, phải cho phi thường thì giá trị của người học đạo và dìu đạo mới được người kính nể. Đời không yên, Đạo phải có bậc phi thường để nâng đỡ cứu giúp kẻ sái bước về vật chất hoặc tinh thần. Mỗi vị Chức sắc cần phải có một phận sự, nếu không phải là phận sự Đạo thì là một phận sự đối với đời về mặt bác ái thì mới thật hành câu cứu nhân độ thế. Không có phận sự gì đặc biệt để đếm ngày giờ trông mong cầu thăng phẩm thì là tội với thiêng liêng đó. Cơm ăn áo mặc cũng là một việc đáng kể, toàn thể Hội Thánh có phận sự góp phần xây dựng chớ không phải có một  ít  người  lo xong đâu.

Chư Chức sắc có nhiệm vụ phải để ý lời của Lão, dường như không có ai sốt sắng lo cho vận mạng nền Đạo về vật chất, có lẽ chờ cho Lão phải lo chăng? Chư hiền hữu Hiệp Thiên, Cửu Trùng cố gắng, phải tận tâm, Lão sẽ giúp.

Lão kiếu.    THĂNG. 



BA, 
Trích đoạn

Cung Đạo Đền Thánh, đêm mùng 1-12-Nhâm Tý (dl 4-1-1973). Hồi 20 giờ.
Phò loan: Hiến Pháp - Khai Đạo.
Hầu đàn: Bảo Đạo, Hiến Đạo, Đầu Sư, chư Chức sắc HTĐ, CTĐ, PT nam nữ.
Hầu bút: Thừa Sử Khuyên, Giáo Hữu Thượng Tám Thanh 

HỘ PHÁP
.....

THĂNG.

TÁI CẦU : Hồi 20 giờ 50 phút.

Đêm mùng 1-12-Nhâm Tý (dl 4-1-1973)

LÝ BẠCH
Nhứt Trấn Oai Nghiêm


3.- Cầu xin Đức Ngài đặc cách thăng thưởng cho 3 vị Giáo Hữu: Thượng Tám Thanh, Thượng Tư Thanh Thái Còn Thanh hành sự Hiệp Thiên Đài, theo lời cầu xin của Quyền Chưởng quản HTĐ.

- Ráng chờ một thời gian ngắn nữa, thế nào cũng sẽ được trọng dụng bên Hiệp Thiên Đài, nhưng lúc nầy chưa thuận tiện.  







THAM KHẢO: (TNHT trang 82) Ngày 1-8-1931 (Tân-Mùi)
Đ ĐTKPĐ. Lý-Giáo-Tông
        Th... Tr... Nh... ngày nay Lão đã nhượng nửa quyền-hành cho đó, là có ý để mắt coi Hiền-hữu đúng phận cùng chăng? Lão đã hạ mình bỏ quyền Nhứt-Trấn, lãnh việc Giáo-Tông mà lập vị cho đoàn em bước tới. Lão đã lắm phen thấy điều khó-khăn mắc-mỏ của phần ấy, nên ra tay giục loạn đặng phân rõ chánh-tà, hầu giúp phương cho Hội-Thánh trừ-khử.
       Lão để mắt coi cái công-bình phàm của chư Hiền-hữu giữa Tòa Tam-Giáo là dường nào? Lão lại còn lấy công-bình Thiêng-liêng mà để phương cho mỗi vị tội-nhơn cải lỗi lấy mình, ấy là thể lòng từ-bi của Đức Chí-Tôn. Bằng chẳng, thì Lão đã hạ cơ trục-xuất cả thảy, chư Hiền-hữu đừng tuởng lầm rằng vì Đạo chinh-nghiêng mà buộc Lão tùng đời; ấy là lời tuyên-ngôn của Lão đã hứa quyết. Hiền-hữu làm thế nào cho vừa trách-nhiệm thì làm cho Lão xem thử.
        Ng... Tr... Th... Lão để lời ban-khen đó, nên hư của Đạo đều nơi tay Hiền-hữu, Hiền-hữu khá liệu lấy mà giữ-gìn. Lão ở trong thân Hiền-hữu, Hiền-hữu ở trong thân Lão, Lão đủ quyền hành mà xây-chuyển thiên-cơ được cùng chăng cũng do Hiền-hữu. Khá kính lịnh. Chí-Tôn để lời mừng cho Hiền-hữu.
Th... T... Th..., Lão mừng Hiền-hữu đó. Lão vì Chí-Tôn đã hứa mà lo lập vị cho đáng giá, vậy Hiền-hữu cũng phải tận tâm mà chung lo với Lão mới phải.
Ngày nay đã hành-chánh, thì cũng nên lập mình cho đủ tư-cách của một người cầm sanh-mạng của nhân-loại. Chưa có ngôi-vị Đế-vương nào mà sánh với phẩm-vị Thiêng-liêng đặng, khá phân-biệt trượng khinh mà giữ-gìn kẻo bị tà-tâm rối-loạn. Hiểu à.
Lão chưa hề thấy ai để trọn tấc lòng mà làm nên danh-thể cho Đạo, mà kẻ phá Đạo hư rất nhiều. Hiền-hữu rán mà trừ tà, diệt mị cùng Lão, kẻo ngày sau tránh không qua lời tiên của Lão đa nghe! Phải hiệp-đồng cùng cả chức-sắc Đại-Thiên-Phong mà khử-loạn, bằng chẳng vậy thì Lão nhứt-định không cho ai thăng cấp một người, Hiền-hữu biết rằng trong trận trí-binh nầy, nếu không đủ tài tình oai-dõng thì chẳng hề thắng đặng. Hiền-hữu đã lãnh trách-nhiệm nặng-nề giáo-hóa, thì khá dạy sanh-chúng biết lẽ chánh-tà mà toan độ rỗi, còn mưu-chước của quỉ-quái, tinh-ma là mưu của Lão để phân-biệt chơn-giả, vàng-thau, cho phẩm-giá trọng-khinh. Nếu Hiền-hữu để tai vào lời dối-trá thì là làm binh-khí cho chúng nó hại Đạo đa, nghe!
Thăng