BPSOS theo dõi và lập hồ sơ các vụ đàn áp người tranh đấu vì môi sinh
Mạch Sống, 25 tháng 2, 2018
http://machsongmedia.com
Thứ
Sáu 23 tháng 2 vừa qua, Luật Sư Baskut Tuncak, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về
Nhân Quyền và các Chất và các Chất Thải Độc Hại, đã cùng với 3 vị báo cáo viên
đặc biệt khác chính thức lên tiếng về tình trạng đàn áp người đấu tranh bảo vệ
môi sinh ở Việt Nam.
Bản
thông cáo báo chí chung của 4 báo cáo viên đặc biệt của LHQ kêu gọi Việt Nam
trả tự do cho tất cả những người đang bị tù đày vì đấu tranh đòi công lý cho
nạn nhân của thảm hoạ môi sinh do Nhà Máy Gang Thép Formosa gây ra, gồm có
Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Nam Phong (2 năm), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (10
năm), và Nguyễn Văn Hoá (7 năm).
Tổ
chức BPSOS cho biết là ngoài ra còn có 4 nữ tù nhân là giáo dân Giáo Xứ Đông
Yên: Hoàng Thị Thái, Mai Thị Tiệm, Mai Thị Tịnh, và Lê Thị Thủy, bị tuyên án từ
3 đến 6 tháng tù ngày 3 tháng 11, 2017 về tội gây rối trật tự công cộng. Thực
ra, họ đã biểu tình để đòi công lý trong việc đền bù thiệt hại do Formosa gây
ra.
Ngoài
ra, còn nhiều trường hợp đã phải đi lánh nạn ở Thái Lan để tránh thoát sự bắt
bớ, tù đày. Văn phòng pháp lý của BPSOS ở Thái Lan đang bảo vệ cho một số người
trong hoàn cảnh này.
BPSOS
cũng đang theo dõi sát tình trạng một nữ giáo dân của Giáo Xứ Đông Yên đang bị
chính quyền Hà Tĩnh hăm doạ và sách nhiễu trong mấy ngày qua.
Nữ
giáo dân Đông Yên và
các tham dự viên cùng với Ông Tuncak tại hội nghị về môi sinh ở Philippines, ngày
07/12/2016 (ảnh Ban Toxics)
“Lý
do duy nhất là cô ấy đã báo cho Ông Baskut Tuncak, báo cáo viên đặc biệt của
LHQ, về tác hại của ô nhiễm môi sinh lên các giáo dân Đông Yên”, Ts. Nguyễn
Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Qua
sự sắp xếp của BPSOS và Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, nữ giáo dân Đông Yên
này, đang du học ở Singapore, đã tham gia hội nghị về môi sinh và nhân quyền
toàn vùng Á Châu – Thái Bình Dương tổ chức ở Manila, Philippines từ 4 đến 7
tháng 12 năm 2016. Cô đã trao bô hồ sơ về Đông Yên tận tay cho Ông Tuncak.
Trong
dịp Tết, cô đã về thăm gia đình nhưng khi chuẩn bị quay lại Singapore thì đã bị
chặn tại phi trường, với lý do “theo yêu cầu của công an tỉnh Hà Tĩnh.”
Theo
Ts. Thắng, đây là một vi phạm nghiêm trọng về cam kết của Việt Nam với LHQ.
“Khi
ký các công ước LHQ về nhân quyền, Việt Nam mặc nhiên cam kết không trả thù hay
trừng phạt người báo cáo vi phạm nhân quyền.”
Ông
cho biết là BSPOS đang lập hồ sơ về trường hợp này để chuyển cho LHQ cũng như
các chính quyền quốc tế.
Ngày
21 tháng 2 vừa qua, phái đoàn vận động tự do tôn giáo do BPSOS phối hợp đã
trình bày với Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ nhiều
vụ đàn áp tôn giáo đang diễn ra. Trong đó có tình trạng chính quyền bách hại
các giáo xứ Công Giáo đã đứng lên đòi bồi thường cho giáo dân bị ảnh hưởng ô
nhiễm môi sinh do Formosa gây ra, như Giáo Xứ Kẻ Gai, Giáo Xứ Song Ngọc và Giáo
Xứ Đông Yên.
Phái
đoàn vận động tư do tôn giáo cùng Đại Sứ Lưu Động về tự do tôn giáo quốc tế Sam
Brownback, ngày 21/02/2018 (ảnh HT TVL)
Bài
liên quan:
Vấn đề nhiễm độc biển và bô-xít ở
Việt Nam tại hội nghị khu vực về môi sinh:
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1161-2016-12-07-22-27-14.html
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1161-2016-12-07-22-27-14.html
Thông cáo báo chí của 4 Báo Cáo
Viên Đặc Biệt của LHQ:
http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=22696&LangID=E
http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=22696&LangID=E