Chương Trình Đòi Tài Sản: Thông tin cập nhật ngày 15 tháng 3, 2018.
Mốc điểm
trước mắt: thêm 70 hồ sơ để đạt túc số 500
Mạch Sống, ngày 52 tháng 3, 2018
Tính
đến ngày hôm nay, tổng số người ghi danh tham gia chương trình Đòi Tài Sản là
413, không kể khoảng 20 người đã liên lạc nhưng chưa cung cấp đủ thông tin căn
bản. Như vậy, chúng tôi còn cần khoảng dưới 70 người nữa ghi danh để đạt túc số
500.
Con
số 500 là mục tiêu trước mắt. Khi đạt được con số này, chúng tôi sẽ dễ dàng hơn
khi họp với Bộ Ngoại Giao và một số thành viên quan trọng của Quốc Hội Hoa Kỳ.
Năm 1980, chính quyền Hoa Kỳ đã mở chương trình đòi Việt Nam bồi thường cho 534
người Mỹ; họ sinh sống ở Việt Nam trong thời gian cuộc chiến và đã bị mất tài
sản khi phải vội vã về lại Hoa Kỳ trước ngày 30 tháng 4, 1975.
Với
số hồ sơ của người Mỹ gốc Việt xấp xỉ con số 534, chúng tôi sẽ có thêm tư thế
để yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ cư xử tương tự: mở chương trình can thiệp đòi bồi
thường tài sản cho những người Mỹ gốc Việt.
Vận động mở chương trình
Phải
mở chương trình trước, rồi mới mở hồ sơ. Nghĩa là, trước hết chúng tôi phải vận
động chính quyền Hoa Kỳ mở chương trình can thiệp cho người Mỹ gốc Việt bị tước
đoạt tài sản ở Việt Nam. Chương trình đã được mở rồi thì từng hồ sơ mới được
cứu xét. Việc cứu xét này được giao cho một uỷ hội chuyên trách, trực thuộc Bộ
Tư Pháp. Trước khi mở từng hồ sơ để cứu xét, uỷ hội này phải tuyển nhân viên,
huấn luyện nhân viên, rồi công bố thời hạn nộp đơn... Khi chưa có chương trình,
muốn nộp hồ sơ cũng không được cứu xét hay giải quyết. Mở chương trình do
đó là ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chương Trình Đòi Tài Sản.
Phái đoàn cử tri ở tiểu bang
Washington họp với văn phòng địa phương của Dân Biểu liên bang Adam Smith
(WA-9), ngày 6/3/2018 (ảnh Michelle)
Để
vận động mở chương trình, chúng tôi dùng: (1) một số nhỏ hồ sơ căn bản với đầy
đủ chứng từ, và (2) danh sách dài những người Mỹ gốc Việt là nạn nhân nằm rải ở
càng nhiều tiểu bang càng tốt.
Hiện
nay chúng tôi đã có đủ số hồ sơ căn bản. Các hồ sơ này tiêu biểu cho những hoàn
cảnh bị tước đoạt tài sản khác nhau, và có đầy đủ chứng từ để cho thấy rằng tài
sản bị tước đoạt sau khi chủ nhân đã là công dân Hoa Kỳ. Chúng tôi đang trong
quá trình biên soạn từng hồ sơ một, để dùng làm dẫn chứng.
Song
song, chúng tôi đang lập danh sách dài của những người ghi danh và cung cấp
thông tin căn bản. Ở giai đoạn này những người này chưa cần cung cấp chứng từ
trừ khi đã có sẵn trong tay. Mục đích của danh sách dài này là thuyết phục các
vị nghị sĩ Hoa Kỳ rằng nhiều cử tri của họ bị ảnh hưởng và cần họ ủng hộ cho
việc mở chương trình đòi Việt Nam bồi thường. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ
là đạt con số 500 càng sớm càng tốt mà còn muốn số người tham gia nằm rải ra ở
nhiều thành phố và tiểu bang.
Do
đó, chúng tôi đang vừa tiếp tục nhận hồ sơ ở những tiểu bang đông người Việt,
vừa cố gắng tìm thêm hồ sơ ở các tiểu bang Tennessee, New York, New Jersey,
Colorado, Minnesota, Michigan, Mississippi, Missouri… Đó là những tiểu bang hãy
còn ít hồ sơ hay chưa có hồ sơ.
Các mốc điểm
Dưới
đây là các mốc điểm quan trọng của Chương Trình Đòi Tài Sản trong 3 tháng tới
đây.
Cuối
tháng 3: Đạt số 500 người ghi danh tham gia đòi bồi thường tài sản; hoàn tất
cuốn bạch thư (sách trắng) về tình trạng người Mỹ gốc Việt bị chế độ ở Việt Nam
tước đoạt tài sản để làm tài liệu cho các buổi họp với các giới chức Hoa Kỳ.
Đầu
tháng 4: Họp với Bộ Ngoại Giao và một số văn phòng Quốc Hội để trình bày bạch
thư.
Tháng
4-6: Tiếp tục tổ chức các phái đoàn tiếp xúc với văn phòng địa phương của các
dân biểu và thượng nghị sĩ.
Đầu
tháng 7: Phối hợp các phái đoàn đến từ nhiều thành phố và tiểu bang để cùng vận
động Quốc Hội trong Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2018.
Sau
đó, tuỳ tình hình mà chúng tôi sẽ vạch ra lộ trình kế tiếp.
Phái đoàn cử tri ở tiểu bang
Washington họp với văn phòng địa phương của Dân Biểu liên bang Pramila Jayapal
(WA-7), ngày 6/3/2018 (ảnh Michelle)
Nới rộng loại hồ sơ
Song
song với việc tiếp nhận các loại hồ sơ như từ trước đến giờ, trong những ngày
tới chúng tôi mong mỏi sẽ nhận được thêm hồ sơ thuộc 2 loại sau đây.
Tài sản ký thác ngân hàng: Đến
nay chúng tôi đã nhận được gần một chục hồ sơ mà, ngoài bất động sản đã bị tịch
thu, khổ chủ còn có tài sản là vàng, quý kim, nữ trang, tiền mặt… gửi ở các
ngân hàng Việt Nam nhưng không rút ra được dù có biên nhận. Tương tự, chúng tôi
đang truy tìm các trường hợp còn giữ công khố phiếu, ban hành bởi các chính
quyền trước hay sau 1975. Trên nguyên tắc, những tài sản loại này chưa bao giờ
bị tịch thu và do đó những ai là công dân Hoa Kỳ, dù chỉ mới nhập tịch ngày hôm
qua, đều có thể yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ can thiệp để đòi bồi thường.
Tài sản có nguồn vốn từ Hoa Kỳ: Loại
hồ sơ thứ hai gồm tài sản mà người đứng tên sở hữu không có quốc tịch Hoa Kỳ
nhưng thân nhân của họ là công dân Hoa Kỳ đã góp tiền để mua, sửa, hay nới
rộng. Nếu có thể chứng minh được nguồn tiền đến từ Hoa Kỳ thì những công dân
này có quyền yêu cầu sự can thiệp của chính quyền Hoa Kỳ khi tài sản ấy bị tịch
thu. Hiện nay, chúng tôi đã có 4 hồ sơ như vậy, và muốn tìm thêm những hồ sơ
loại này.
Xin đồng hương tiếp tay
Để
đạt được các mốc điểm cho 3 tháng tới đây, chúng tôi sẽ cần sự tiếp tay của quý
đồng hương ở nhiều thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ, nhất là những nơi ít phương
tiện truyền thông Việt ngữ. Không ít những người có hồ sơ mạnh nhất và được
chọn cho bộ hồ sơ tiêu biểu đã chỉ biết đến Chương Trình Đòi Tài Sản do có
người quen mách bảo. Chúng tôi do đó cần mỗi người đọc bài này góp tay
chuyển nó đi cho thật rộng.
Nhắc
lại, mục tiêu gần nhất của chúng tôi là vào cuối tháng 3 tới đây sẽ có thêm 70
người tham gia chương trình Đòi Tài Sản, trong đó có những người là cư dân của
các tiểu bang Tennessee, New York, New Jersey, Colorado, Minnesota, Michigan,
Mississippi, Missouri…
Để ghi danh tham gia hay có thắc
mắc, xin liên lạc với chúng tôi qua email: taisan@bpsos.org hoặc
qua điện thoại: 703-538-2190.
Bài liên quan:
Đòi Tài Sản: Tiếp tục vận động Quốc
Hội Liên Bang
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1303-2018-02-10-03-44-03.html
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1303-2018-02-10-03-44-03.html
Trang mạng thông tin về Chương
Trình Đòi Tài Sản: http://doitaisan.org/