Trang

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

2591. CẦU CHỨNG KHÁC VỚI ĐĂNG KÝ THẾ NÀO?

TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.

Vấn:
Ông Trần Quang Cảnh CẦU CHỨNG nhãn hiệu ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH (10 chữ) tại Hoa Kỳ có ảnh hưởng như thế nào đối với ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ?
Hồi đáp.

Nói ngắn gọn là từ ngày cầu chứng xong ông Cảnh nắm độc quyền 10 chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH, bất cứ bảng hiệu nào có chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ đều chịu sự lệ thuộc vào sự cho phép của ông Cảnh.
I/- CẦU CHỨNG.
Khi ông Cảnh cầu chứng 10 chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH thì đó là thương hiệu độc quyền, là tài sản riêng của ông Cảnh. Bất cứ cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào có đề ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (06 chữ) rồi thêm vào mấy chữ phía sau hoặc là trước 06 chữ có mấy chữ đều bị kiện, nếu ông Cảnh thích. Xin xem 04 thí dụ sau.
Thí dụ 1: Công văn của Hội Thánh Cao Đài 1926. Vẫn có thể bị kiện nếu ông Cảnh thích.
Thí dụ 2: Công văn của chi phái 1997. Vẫn có thể bị kiện nếu ông Cảnh thích.
Thí dụ 3: Công văn của Cao Đài Bến Tre. Vẫn có thể bị kiện nếu ông Cảnh thích.
Thí dụ 4: Bảng hiệu của phái Tiên Thiên: TIÊN THIÊN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Có 02 chữ đứng trước vẫn có thể bị kiện nếu ông Cảnh thích.

 
II/- ĐĂNG KÝ PHÁP NHÂN.
Xin xem các pháp nhân sau:
1/- Đạo Cao Đài 1926.
2/- Pháp nhân chi phái 1997.
3/- Pháp nhân chi phái Bến tre.
Nghĩa là pháp nhân thì cho phép gần giống nhau. Còn nhãn hiệu đã cầu chứng thì không cho phép treo bảng hiệu có nội dung bên cầu chứng đã cầu chứng.
Tóm lại:
Kể từ khi cầu chứng xong là ông Cảnh có toàn quyền đối với nhãn hiệu cầu chứng và các nội dung tương tự.
Đây là phân biệt cầu chứng khác với đăng ký.
Còn việc ông Cảnh đăng ký có gian dối thế nào?
TS Nguyễn Đình Thắng Giám đốc BPSOS đã nói rõ trong bài số 2590 trên blog.
Sự gian dối đó dẽ đưa ông Cảnh vào cảnh thân bại danh liệt nếu chúng ta biết phối hợp nhau để chuyển họa vi phước./.