Ngày 27. 05. 2015 là ngày Khối Nhơn Sanh quyết định tổ chức Lễ Trình Chánh Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Để chuẩn bị ngày 05. 05. 2015 phái đoàn Khối Nhơn Sanh gặp Ban Tôn Giáo trung ương, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam trung ương tại Hà Nội để mời dự. Cùng ngày 05. 05. 2015 còn có một phái đoàn khác đến Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh mời tham dự. Chính quyền phối hợp với chi phái 1997 đàn áp người Đạo Cao Đài. Chi phái 1997 cũng ra công văn đề nghị các cơ quan chức năng bảo vệ việc họ chiếm Tòa Thánh Tây Ninh đồng thời tố cáo Khối Nhơn Sanh là giả danh, giục loạn
NGUYÊN VĂN BÁO TÂY NINH NGÀY 29/ 05/2015.
“Đại hội” của những kẻ giả mạo Nhơn sanh
Cập nhật ngày:
29/05/2015 07:18
(BTNO) - Ngày 27.5.2015 vừa qua,
nhằm ngày mùng 10 tháng Tư năm Ất Mùi, là ngày Hội thánh Cao Đài Toà thánh Tây
Ninh tổ chức lễ kỷ niệm 56 năm ngày Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc triều thiên. Chức
sắc, chức việc, tín đồ từ các họ đạo trong, ngoài tỉnh Tây Ninh kéo về dự lễ
rất đông. Thế nhưng, trong ngày lễ này lại có một sự cố khiến nhiều người hoang
mang, bức xúc. Đó là việc một nhóm người tự xưng là “Khối nhơn sanh” (KNS) kéo
nhau vào nội ô Toà thánh để tiến hành “Đại hội nhơn sanh” (ĐHNS). “Khối nhơn
sanh” là ai? Họ lấy tư cách gì để tổ chức ĐHNS?
Ngày mùng 10 tháng Tư năm Ất
Mùi, nhằm ngày 27.5.2015 là ngày Lễ kỷ niệm 56 năm Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc
triều thiên; cũng là ngày Giỗ hội các vị Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập nhị
Thời quân của đạo Cao Đài.
|
Sáng ngày 27.5.2015, hoà trong dòng người đông đúc về Toà
thánh dự lễ, chúng tôi nghe thấy một chiếc xe phóng thanh đang đọc bản Thông
tri (số 01/90-HT-TT) của Hội thánh. Nội dung Thông tri cho biết, đồng đạo phản
ánh có nhóm người tự xưng Khối nhơn sanh mời dự ĐHNS vào lúc 6 giờ 30 ngày 10.4
Ất Mùi tại Đại đồng xã - Toà thánh Tây Ninh.
Trong lúc đó, trên đoạn đường phía trong cửa số 2 nội ô, gần
bửu tháp Đức Hộ pháp, phía trước sân Đại đồng xã (được kéo thanh chắn để tưới
cỏ bằng hệ thống tưới phun) có một nhóm khoảng vài chục người mặc áo dài trắng
đang tụ tập.
Một phóng viên Báo Tây Ninh đến hỏi thăm và được nghe vài
người trả lời là họ về dự ĐHNS theo lời mời của KNS. Cũng tại đây, chúng tôi
nhận thấy có các nhân viên trật tự nội ô đến nói: nếu đồng đạo về dự lễ thì xin
mời đến địa điểm hành lễ ở Hộ pháp đường, còn nếu nói là về dự ĐHNS thì yêu cầu
giải tán vì Hội thánh không có tổ chức Đại hội.
Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một người tên là T.V.H (SN
1978, ngụ ấp Suối Muồn, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh) có hành vi
quá khích, gây rối trật tự đã bị Ban Trật tự nội ô áp giải giao cho Công an
huyện Hoà Thành xử lý. Đến khoảng hơn 10 giờ, khi lễ tan thì nhóm người tụ tập
trước bửu tháp cũng đã tự động giải tán.
Lợi dụng ngày lễ này, một nhóm
người tự xưng là Khối nhơn sanh đã kéo đến tụ tập trước khu bửu tháp để hòng
tổ chức Đại hội nhơn sanh bất hợp pháp. Tuy nhiên, âm mưu “phá đạo hại đời”
của nhóm người giả mạo đó đã bất thành… Ảnh: Đ.H.T
|
Tìm hiểu về sự việc có vẻ bất thường này, chúng tôi được
biết nhóm người tự xưng là KNS không phải lén lút hành động mà đã có “Thư trình
bày về việc mở ĐHNS của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (ĐĐTKPĐ) ngày 10.4.Ất Mùi/
20.5.2015 tại Toà thánh Tây Ninh”. Xem qua văn bản này, chúng tôi thấy có điều
khó hiểu là ngày 10.4 Ất Mùi nhằm ngày 27.5.2015 chứ đâu phải 20.5.2015 (?);
đồng thời thư đề “Kính gửi Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh”, nhưng dòng
trên cùng (trên cả Quốc hiệu) lại đề là: “Thư gửi Chính phủ về ĐHNS” (?).
Phần cuối thư có ghi “Địa chỉ liên lạc Võ Văn Quang, nhà số
2/4 đường Nguyễn Văn Khạ, tổ 9, khu phố 3, thị trấn Củ Chi, TP Hồ Chí Minh”. Và
có chữ ký, họ tên, địa chỉ của 43 người, tất cả đều là người ngoài tỉnh Tây
Ninh. Đứng đầu số “đồng ký tên” này cũng là “CTS Võ Văn Quang”. Đọc kỹ bức thư,
chúng tôi thấy có 2 phần, gồm: phần “A/- Thực tế ĐĐTKPĐ” hiện nay, và phần
“B/-Cơ sở pháp lý mở Đại hội nhơn sanh”.
Do nội dung hai phần này nêu khá sâu về tổ chức, hoạt động,
lịch sử, giáo lý của đạo Cao Đài; đồng thời người đứng đầu (CTS Võ Văn Quang)
có địa chỉ ở Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, nên chúng tôi đã tìm gặp ông Phối sư
Thượng Minh Thanh (thế danh Kiều Ngọc Minh, Trưởng ban Đại diện Hội thánh tại
TP Hồ Chí Minh, kiêm Tổng quản Văn phòng Thượng chánh Phối sư) để tìm hiểu về
“nhân vật đầu đơn” này.
Phối sư Thượng Minh Thanh cho biết, chữ viết tắt “CTS” đọc
là “Chánh trị sự”, một phẩm chức việc của đạo Cao Đài. Thật ra ông Võ Văn Quang
không phải là Chánh trị sự mà chỉ là một nhân viên Ban thuyền Bát Nhã, tức là
nhân viên đội mai táng của họ đạo Phước Thạnh, huyện Củ Chi. Nhưng ông Quang
cũng đã nghỉ làm công quả từ lâu rồi.
Ông Phối sư còn cho biết thêm, hầu hết những người có ghi
phẩm chức việc trong Thư trình bày đều là “tự phong”, vì không có trong hồ sơ chức
sắc, chức việc do Hội thánh quản lý, cũng như không có địa bàn cơ sở hành đạo
theo quy định của Pháp Chánh truyền.
Đáng lưu ý, ông Phối sư nhận định, những người ký tên ấy
phần nhiều là bị lôi kéo, hay thiếu suy nghĩ mà tham gia KNS, chứ chưa hẳn là nhân
vật cầm đầu tổ chức các hoạt động của KNS. Và ông nhắc chúng tôi, cứ “lên mạng”
mà tìm hiểu, vì “thời đại công nghệ thông tin, không có gì che giấu được hết”.
Đúng là trên xa lộ thông tin “không có gì che giấu được
hết”, khi chúng tôi gõ cụm từ “khối nhơn sanh” trên trang mạng tìm kiếm Google
thì lập tức có “hằng hà sa số” bài viết về “khối” này, của “khối” này. Nội dung
những bài viết đó cho thấy thực tế đây là một nhóm tự phát và không hề đồng
nhất.
Cũng là tự xưng KNS, nhưng các “nhóm nhỏ” trong “khối” này
“đấu đá” nhau, thậm chí “chửi mắng” nhau bằng những lời lẽ chỉ dành cho những
kẻ “tội đồ”, những thành phần “tệ đoan xã hội”. Mặt khác, nhóm 43 người ký tên
trong “Thư trình bày về việc tổ chức ĐHNS” không được ai công cử, thì làm sao
có tư cách đại diện cho khối nhơn sanh đạo Cao Đài Toà thánh Tây Ninh gần 5
triệu tín đồ đang sinh hoạt tín ngưỡng ở 388 ngôi thánh thất và 137 ngôi điện
thờ Phật mẫu ở 39 tỉnh, thành trong nước (số liệu trong Báo cáo 90 năm hoằng
khai đại đạo của Hội thánh Cao Đài Toà thánh Tây Ninh - NV)?
Cũng qua truy cập các trang mạng liên quan đến KNS, chúng
tôi thấy có trang mạng cho rằng “kẻ giấu mặt” không ký tên đã xúi giục 43 người
kể trên gửi Thư trình bày và “mời gọi” đồng đạo về Toà thánh dự ĐHNS không ai
khác hơn chính là Dương Xuân Lương, kẻ đã từng xách động nhơn sanh vào “ngồi
cầu nguyện” dưới cội bồ đề Đại đồng xã nội ô Toà thánh nhiều năm trước mà Báo
Tây Ninh đã từng đăng tải.
Ông Phối sư Thượng Minh Thanh -
Trưởng Ban đại diện Hội thánh tại TP. Hồ Chí Minh.
Về việc những người tự xưng KNS tự động tổ chức ĐHNS (dù
không thành), chúng tôi tham khảo ý kiến ông Phối sư Thượng Minh Thanh và được
ông cho biết, theo luật lệ của ba Hội lập quyền Vạn Linh của Hội thánh do Đức
quyền Giáo Tông và Đức Hộ pháp lập ra năm 1934 thì Hội nhơn sanh do Hội thánh
tổ chức, triệu tập thành phần phái viên, nghị viên là chức việc, tín đồ (nhơn
sanh) từ các họ đạo địa phương được đồng đạo công cử về Toà thánh tham dự để
bàn việc đạo.
Như thế, việc những người tự xưng KNS đứng ra tổ chức ĐHNS
ngày 27.5.2015 là không đúng luật đạo. Chúng tôi hỏi, trong Thư trình bày về
việc tổ chức ĐHNS, những người tự xưng KNS có trích dẫn Thánh lịnh 257 ngày 11
tháng Giêng năm Đinh Dậu (10.2.1957) do Đức Hộ pháp ấn ký, theo đó “…Dù cho
cội đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẩy chồi, biến thành năm, bảy
cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội thánh của đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt. Ấy
vậy, chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế
thì dưới phải tiếp tục cầm quyền thiêng liêng của đạo. Nói cho cùng chức sắc
thiên phong mà bị bắt đi nữa thì dưới này các Bàn tri sự và tín đồ cùng công cử
người thay thế cho họ”.
Như thế việc những người tự xưng KNS dựa vào Thánh lịnh 257
để tự tổ chức ĐHNS là đúng hay sai? Ông Phối sư trả lời: Việc này phải xem xét
theo điều kiện lịch sử cụ thể. Chúng ta biết, bối cảnh lịch sử năm 1957 là cả
miền Nam chìm đắm trong “đêm trường trung cổ” do chính quyền Ngô Đình Diệm
không thực hiện Hiệp định Genève quy định việc hiệp thương bầu cử thống nhất đất
nước, cố duy trì tình trạng đất nước chia hai, đồng thời ra sức đàn áp các tổ
chức đảng phái, tôn giáo chống lại chúng, trong đó có đạo Cao Đài.
Thời đó chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài bị Ngô Đình Diệm bắt
bớ, giam cầm, thủ tiêu rất nhiều, thậm chí Đức Hộ pháp phải lưu vong sang
Campuchia. Do đó, Đức ngài mới ban Thánh lịnh để củng cố đức tin của người đạo,
động viên tín đồ giữ gìn nền đạo khỏi phải “bị tuyệt”.
Vì thế, nội dung Thánh lịnh 257 là phù hợp với hoàn cảnh
lịch sử của thời đó. Còn bây giờ đạo Cao Đài vẫn tồn tại và phát triển liên tục
suốt 90 năm, nhất là từ khi đất nước hoà bình thống nhất 40 năm qua, số lượng
tín đồ ngày càng đông đảo, số lượng ngôi thờ phượng Chí tôn, Phật mẫu ngày càng
nhiều, ngày càng lộng lẫy nguy nga, Tổ đình Toà thánh hết sức khang trang, hằng
năm vào các kỳ đại lễ có hàng trăm ngàn tín đồ trong, ngoài nước về dự lễ, sinh
hoạt tín ngưỡng hoàn toàn tự do… chứ có phải đạo “bị tuyệt”, chức sắc, chức
việc, tín đồ bị bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu như thời chính quyền Ngô Đình Diệm cai
trị miền Nam đâu mà phải vịn vào Thánh lịnh 257 để biện minh cho việc làm trái
luật đạo, như việc tự động tổ chức ĐHNS của nhóm người tự xưng KNS?!
Những người tụ tập gần Đại Đồng xã
nội ô Toà thánh ngày mùng 10 tháng Tư năm Ất Mùi - ảnh: Đ.H.T
Chúng tôi hỏi: Thực tế của sự phát triển ĐĐTKPĐ hiện nay là
vậy, nhưng cái gọi là KNS vẫn phủ định như họ đã nêu trong Thư trình bày rằng “ĐĐTKPĐ
lập năm 1926 tại chùa Gò Kén, làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Nam phần Việt Nam
có Tổ đình là Toà thánh Tây Ninh đã và đang bị một chi phái chiếm. Chi phái đó
do Hội đồng Chưởng quản lập ra và được Chính phủ công nhận ngày 9.5.1997”.
Ông Phối sư nhận định thế nào về lập luận đó?
Phối sư Thượng Minh Thanh cho biết, đây cũng là một vấn đề
mang tính lịch sử. Như chúng ta đã biết, đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại Tây
Ninh. Suốt 90 năm qua, đạo vẫn tồn tại dù đất nước trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm, thay đổi chế độ khác nhau.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử đạo cũng như đời đều
phải có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể như trong Thông tri số
01/90-HT-TT Hội thánh đã minh định: Để phù hợp việc hành đạo vào năm Kỷ Mùi
1979, Hội thánh ban hành Đạo lịnh số 01/ĐL ngày 4 tháng 2 năm Kỷ Mùi (nhằm ngày
1.3.1979) thành lập Hội đồng Chưởng quản là cơ quan thường trực của Hội thánh,
chịu trách nhiệm trước Hội thánh để điều hành việc đạo, hướng dẫn tín đồ tu
hành thuần tuý đúng theo quy định của đạo.
Đạo lịnh số 01 do ngài Bảo đạo Hồ Tấn Khoa, quyền Chưởng
quản Hội thánh Hiệp Thiên Đài; ngài Đầu sư Thượng Sáng Thanh; ngài Đầu sư Ngọc
Nhượn Thanh ấn ký… Qua đó, đồng đạo thấy rõ bằng văn bản chính thức, Hội đồng
Chưởng quản là do chính Hội thánh lập thành.
Các khoá Hội đồng Chưởng quản tiếp theo đều do
Đại hội Hội thánh họp theo chu kỳ bầu ra, kế thừa các bậc chức sắc tiền nhiệm,
là Thường trực Hội thánh để tiếp tục giữ gìn và phát triển đại nghiệp Đạo của
Đức Chí tôn. Cho đến năm 2007, Đại hội Nhơn sanh
và Đại hội Hội thánh đồng quyết định Hội thánh trực tiếp điều hành nền Đại Đạo.
Như thế, việc một nhóm rất nhỏ (43 người) không tuân phục
Hội thánh, so với gần 5 triệu tín đồ trên khắp cả nước và cả ở nước ngoài theo
đạo Cao Đài Toà thánh Tây Ninh được Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
công nhận Hiến chương ĐĐTKPĐ, thì rõ ràng là không có ý nghĩa, tác dụng gì cả.
Và như thế hành động tự tiện của họ về việc lôi kéo nhau tụ
tập gây rối dưới chiêu bài ĐHNS chẳng những là trái luật đạo mà còn vi phạm
pháp luật Nhà nước. Cụ thể là họ đã có hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân
chủ để xâm hại đến một tổ chức tôn giáo hợp pháp. Thiết nghĩ hành vi đó rất
đáng lên án một cách thích đáng.
NGUYỄN TẤN HÙNG
ẢNH CHỤP.