Trang

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

2569. ĐỐI CHIẾU & PHÂN TÍCH ĐẠO CAO ĐÀI 1926 & CHI PHÁI 1997.

ĐỐI CHIẾU & PHÂN TÍCH ĐẠO CAO ĐÀI 1926 & CHI PHÁI 1997.
(tt: P3.).
IV/- Hệ thống tổ chức Hội Thánh và Bàn Trị Sự.
1/- Cấp trung ương.
HC 1965 có 02 Hội Thánh HTĐ & CTĐ
HC 1997 không có Hội Thánh HTĐ & CTĐ
ĐIỀU THỨ 8.- Hiệp Thiên Đài.
 Hiệp Thiên Đài là Cơ quan Lập Pháp của Đạo, là nơi để thông công cùng Đức Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng bằng Cơ bút do Chức sắc Hiệp Thiên Đài phò loan để tiếp các Thánh ngôn và Luật Pháp Đạo của các Đấng Thiêng Liêng giảng dạy.    
     Hội Thánh Hiệp Thiên Đài gồm các Chức sắc Thiên Phong theo phẩm trật sau đây:
Điều 13: Chức sắc của HTĐ do Cơ bút Thiên phong từ buổi khai đạo gồm 15 vị: ….


ĐIỀU THỨ 9. - Cửu Trùng Đài
     Cửu Trùng Đài là Cơ quan Hành Pháp của Đạo.
     Hội Thánh Cửu Trùng Đài gồm chức sắc Thiên phong theo các phẩm trật sau đây.  
Điều 14: Chức sắc Cửu Trùng Đài gồm: …

Đạo Cao Đài 1926 có đủ hai Hội Thánh Hiệp Thiên Đài (Điều 8) và Cửu Trùng Đài (Điều 9).  Chi phái 1997 không có Hội Thánh Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài mà chỉ có chức sắc HTĐ & CTĐ.
2/- Hội Thánh hành đạo và Hội Thánh không hành đạo.

HC 1965: Hội Thánh trực tiếp cầm quyền hành chánh đạo.
HC 1997: Hội Thánh giao cho HĐCQ cầm quyền hành chánh đạo.
Hội Thánh Cao Đài trực tiếp cầm quyền hành chánh tôn giáo. Chức sắc hành đạo địa phương là đại diện cho Hội Thánh.

Hội Thánh chi phái 1977 không hành đạo, mà cử ra Hội Đồng Chưởng Quản để hành đạo. Chức sắc đi hành đạo không đại diện cho Hội Thánh 1997 mà đại diện cho HĐCQ.
HC 1997 xác định đi hành đạo địa phương là thay mặt cho HĐCQ:
Điều 16: Hội Đồng Chưởng Quản (HĐCQ).
Hội Đồng Chưởng Quản là Cơ quan Thường trực của Hội Thánh ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh, chịu trách nhiệm trước Hội Thánh và toàn Đạo về việc quản lý  nền Đạo về mặt tín ngưỡng từ Tòa Thánh đến các Thánh Thất, Tịnh Thất, Điện Thờ  Phật Mẫu địa phương, chăm lo sự nghiệp tu hành cho Chức sắc, Chức việc và toàn Đạo, thay mặt Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh trước Pháp lý nhà nước và trong các mối quan hệ của Giáo Hội Cao Đài Tây Ninh với các Pháp nhân.
Điều 17: HĐCQ do Đại Hội Hội Thánh ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh bầu ra. Thành viên HĐCQ được chọn trong hàng Chức sắc từ phẩm Giáo Hữu và các phẩm tương đương trở lên, nhiệm kỳ (05) năm.
HĐCQ ấn định chương trình hoạt động hằng năm theo đúng quyết nghị của Hội Thánh, đôn đốc và kiểm soát việc thực hiện chương trình đó.
Điều 20: Ngoài hai cấp: Hội Thánh Trung ương, Họ Đạo cơ sở, còn có Đại diện của HĐCQ Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh:
- Ở Tỉnh, Thành phố, có nhiều Họ Đạo thì HĐCQ cử từ một đến hai Chức sắc hàng phẩm Giáo Hữu và tương đương trở lên làm Đại diện Tỉnh, Thành phố.
Đại diện của HĐCQ do HĐCQ chọn.
Đại diện của HĐCQ là người làm phận sự truyền đạt và hướng dẫn các Ban Cai Quản Họ Đạo thông hiểu và thực hiện đúng các Đạo Lịnh, Thông Tri về Đạo sự của Hội Thánh và HĐCQ ở Họ Đạo, đồng thời phản ảnh tình hình Đạo sự ở Họ Đạo và thỉnh nguyện của Chức sắc, Chức việc, tín đồ lên HĐCQ và Hội Thánh, quan hệ với chánh quyền, Mặt Trận Tổ Quốc và các Pháp nhân khác ngoài Giáo Hội, ở Tỉnh, Thành phố, để giải quyết những việc Đạo sự cần thiết theo sự ủy nhiệm của HĐCQ.
3/- Ba Hội lập quyền vạn linh.
HC 1965:
HC 1997:
ĐIỀU THỨ 23- Đại Hội Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Hội Quyền Vạn Linh mỗi năm họp một lần tại Tòa Thánh Tây Ninh. 
Điều 24: Đại Hội Hội Thánh ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh họp 05 năm một kỳ sau Đại lễ Đức Chí Tôn (mùng 9 tháng giêng âm lịch)
Điều 28: Đại Hội Nhơn Sanh 05 năm họp một kỳ sau Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung (Rằm tháng 8 âm lịch)
Phân tích:
Đạo Cao Đài 1926 có đủ 03 Hội là Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội gọi chung là 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh và mỗi năm họp một lần. Lưu ý là ba hội nầy là 03 hội hội riêng với nhau.
Chi phái 1997 không có 03 hội lập quyền vạn linh vì không có Thượng Hội. Về thời gian thì 05 năm mới họp một lần.
Theo Luật đạo khi Hội Nhơn Sanh phải có khu vực riêng cho nghị viên không đắc cử đến quan sát và giúp tư liệu, ý kiến cho các nghị viên. Chi phái 1997 tổ chức Hội Nhơn Sanh thì ngăn cấm không cho ai quan sát.
2/- Cấp địa phương.
HC 1965: Có Bàn Trị Sự.
HC 1997: Không có Bàn Trị Sự.
Điều 10: Bàn Trị Sự.
Bàn Trị Sự là cơ quan hành đạo trong thôn xã gồm những chức việc sau đây:    
     - 01 Chánh Trị Sự
     - 01 Phó Trị Sự
     - 01 Thông Sự
      Có nhiệm vụ giúp đỡ các sinh hoạt của Đạo và săn sóc các Đạo hữu như anh lớn trong gia tộc.
Điều 09: … Chức việc: Thông Sự, Phó Trị Sự, Chánh Trị Sự, nam hay nữ là những tín đồ tiêu biểu, tự nguyện tham gia vào Đạo sự tại cơ sở, được đồng đạo nơi địa phương đó tín nhiệm bầu lên….
Điều 19: … Chức năng của Chức việc là lo việc hướng dẫn các mặt Nghi lễ cho tín đồ trong phạm vi phụ trách …

Phân tích:
Bàn Trị Sự là Hội Thánh Em thay mặt Hội Thánh Anh để hành đạo nơi địa phương. BTS có 2 nhiệm vụ: giáo hóa và luật lệ nơi địa phương.
Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự do địa phương công cử. Bàn Trị Sự có đủ quyền thay mặt cho Hội Thánh Anh giải quyết các sinh hoạt tôn giáo. Có nhiệm vụ giúp đỡ các sinh hoạt của Đạo và săn sóc các Đạo hữu như anh lớn trong gia tộc. Cho nên đủ quyền khuyến cáo, xử phạt tín đồ trong địa phận được chia. Đó là cách lập quyền cho hạ tầng.
Hội Thánh anh bị uy hiếp hay bị xóa bỏ thì các Hội Thánh Em phải lo khôi phục. Giống như cái cây bị đốn thì lập tức có các nhánh mọc lên. Bàn Trị Sự thể hiện cái hay, đẹp và mạnh mẽ của Đạo Cao Đài.
Chi phái 1997 không có Bàn Trị Sự thì Pháp Chánh Truyền đã bị vô hiệu hóa phần hạ tầng. Chức việc chi phái 1997 chỉ lo về nghi lễ thì đã biến đạo thành hội chôn thây mà các Đấng đã chê trách. Tổ chức chi phái 1997 ở địa phương trái ngược với cách lập pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
V/- Đường lối hành đạo.