Trang

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

2559. ĐỐI CHIẾU & PHÂN TÍCH ĐẠO CAO ĐÀI 1926 & CHI PHÁI 1997.

ĐỐI CHIẾU & PHÂN TÍCH
ĐẠO CAO ĐÀI 1926 & CHI PHÁI 1997.
P.1.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài lập năm 1926 và chi phái 1997 là 02 tổ chức tôn giáo khác.
Chúng tôi căn cứ vào pháp luật đạo, hiến chương ĐĐTKPĐ và hiến chương chi phái 1997 để đối chiếu & phân tích 05 mục: Danh hiệu hai tổ chức, nguồn gốc lập thành, tuyển chọn nhân sự, cơ cấu tổ chức và đường lối hành đạo (phục vụ ai?).
I/- Danh hiệu 02 tổ chức tôn giáo.

Đây là phần căn bản của vụ kiện, chúng tôi đối chiếu & phân tích các mục: danh hiệu; tư cách và địa điểm; sự độc lập và lệ thuộc; công văn cơ quan Hiệp Thiên Đài và sự tráo trở của chi phái 1997 tại lời nói đầu.
1/- Danh hiệu.
Căn cứ vào hiến chương 1965 của Cao Đài 1926 và hiến chương Chi phái 1997.
Danh hiệu Đạo Cao Đài 1926.
Danh hiệu chi phái 1997.
ĐIỀU THỨ NHỨT: Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, nói tắt là (Đạo Cao Đài).
Điều 1: Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.
Phân tích:
Đạo Cao Đài 1926 là gốc, danh hiệu có 06 chữ, nói tắt có 03 chữ.
Chi phái 1997 danh hiệu có 10 chữ gọi tắt có 05 chữ.
2/- Căn cứ vào Đạo Nghị Định thứ tám để xác định chi phái 1997.
Đạo Nghị Định thứ tám ngày 24. 08. 1934 do Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập thành nên nó thuộc về pháp. Qui định tại điều thứ nhất:
Những Chi Phái nào do bởi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo.
Hội Thánh Cao Đài bị giải thể vào năm 1979.
Ngày 09. 05. 1997 thì tổ chức tôn giáo theo kế hoạch 01 của Tỉnh Ủy tỉnh Tây Ninh ra đời. Tổ chức nầy có một số nhân sự liên quan đến Hội Thánh Cao Đài 1926 và bắt chước các phẩm tước của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nhưng không có văn bản cho phép của Hội Thánh. Cho nên nó là một chi phái.
3/- Tư cách trung ương và cơ sở trung ương.
Tư cách trung ương: HC 1965.
Tư cách chi phái: HC 1997.
ĐIỀU THỨ 2: Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.
ĐIỀU THỨ 19.- TÒA THÁNH Trung Ương (Tây Ninh) là nguồn gốc khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
ĐIỀU THỨ 27.- Hiến Chương nầy sẽ là Luật căn bản thống nhứt đối với tất cả Chi Phái Cao Đài nào ngày sau chấp nhận và ký tên.
Điều 4: Trụ sở của ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.







Địa điểm biên soạn HC 1965:
Hiến chương ghi:
Lập tại TÒA THÁNH Trung Ương
Ngày 19 tháng 12 Giáp Thìn
(21.1.1965 dl)
Địa điểm biên soạn HC 1997: Hiến Chương nầy gồm: Lời Nói Đầu, 09 Chương và 36 Điều, được Đại Hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh họp tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 5-4-1997 biểu quyết nhất trí thông qua.
Phân tích:
a/- Đạo Cao Đài 1926 là gốc nên Hội Thánh Cao Đài có tư cách để viết chữ TRUNG ƯƠNG đối với các chi phái. Nghĩa là Hội Thánh Cao Đài 1926 là trung ương, Tòa Thánh Tây Ninh là trung ương để qui hiệp các chi phái Cao Đài theo điều 27. Hiến chương 1965 nhiều lần xác định tư cách trung ương.
Trên thực tế đã có nhiều cuộc họp của Hội Thánh và các chi phái để qui về Tòa Thánh Tây Ninh. Một số chi phái đã qui hiệp về Tòa Thánh.
b/- Hiến chương chi phái 1997: không có điều khoản nào xác định Tòa Thánh Tây Ninh là trung ương đối với các chi phái Cao Đài. Ngay cả địa điểm biên soạn cũng không viết Tòa Thánh là trung ương so với các chi phái khác.
Bản thân họ cũng là một chi phái và ra đời sau nhiều chi phái khác. Đồng thời chi phái 1997 cũng đã cướp Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926, tiếm danh ĐĐTKPĐ. Các chi phái trước kia muốn qui về Tòa Thánh Tây Ninh cũng đã bất hợp tác với chi phái 1997.
LƯU Ý: Về ý nghĩa chữ trung ương của chi phái 1997.
Trung ương theo HC 1997 dùng cho nội bộ, tổ chức giáo hội của chi phái 1997.
Hiến chương 1997 tại Chương III: Hệ thống tổ chức. Điều 11:
Giáo Hội Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh có cơ cấu tổ chức hai cấp:
1- Cấp Trung ương tại Tòa Thánh Tây Ninh là Hội Thánh.
2- Cấp Cơ sở tại các Thánh Thất, Tịnh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu là các Họ Đạo.
Cũng tại chương III. Điều 20:
Ngoài hai cấp: Hội Thánh Trung ương, Họ Đạo cơ sở, còn có Đại diện của HĐCQ Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh:

4/- Độc lập và lệ thuộc.
Cao Đài 1926 độc lập.
Chi phái 1997 lệ thuộc.
Hiến chương 1965, có 27 điều.
Trong đó không có câu chữ nào ghi hoạt động theo khuôn khổ hiến pháp hay luật pháp Việt Nam Cộng Hòa. Cũng không có khỏan nào ghi nếu phạm tội với nhà nước là phạm tội với đạo. Điều nầy thể hiện tính độc lập của Đạo với chính quyền.
Đạo khẳng định tư thế độc lập với chính quyền rằng: phạm tội với chế độ không đồng nghĩa với phạm tội trong đạo. Mà còn tùy trường hợp để Hội Thánh xét công nghiệp phi thường cho họ. Đó là qui định tại Đạo Luật Mậu Dần (1938) trích dẫn sau đây.
Hiến chương 1997 có 36 điều; liên tục qui định phải tuân theo pháp luật Việt Nam và trừng phạt thêm những tín đồ bị nhà nước kết tội.
Điều 8: Giáo Hội Cao Đài Tây Ninh hành Đạo trong khuôn khổ Hiến Pháp và Pháp luật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
Điều 20: Ngoài hai cấp: Hội Thánh Trung ương, Họ Đạo cơ sở, còn có Đại diện của HĐCQ Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh:
… quan hệ với chánh quyền, Mặt Trận Tổ Quốc và các Pháp nhân khác ngoài Giáo Hội, ở Tỉnh, Thành phố, để giải quyết những việc Đạo sự cần thiết

5/- Chi phái 1997 vi phạm Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Đạo Luật Mậu Dần 1938.
Chi phái 1997 vi phạm Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Đạo Luât Mậu Dần (1938). Điều thứ nhất khoản II, mục số 4:
Những vị nào hết tâm vì Đạo mà phải chịu khổ hạnh, hoặc bị tù tội ngục hình, hoặc bị khổ sở tai họa, cũng đặng Hội Thánh cho dự vào sổ cầu phong, ngoài luật định 5 năm công nghiệp.
@@@
Theo đó Hội Thánh Cao Đài 1926 chiếu cố khen thưởng phi thường cho những người đạo trung kiên bị cường quyền áp bức.
Chi phái 1997 thì a tòng với cường quyền để trừng phạt
Điều 31:Chức sắc, Chức việc và tín đồ nào có hoạt động vi phạm luật nước, làm phương hại đến đại đoàn kết dân tộc và hòa bình, độc lập, thống nhất tổ quốc thì sau khi nhà nước xử phạt theo Pháp luật, Hội Thánh sẽ xử lý nghiêm theo luật đạo.
Điều 32: Chức sắc, Chức việc nào bị mất quyền công dân thì đương nhiên bị mất tư cách Chức sắc, Chức việc. Khi được phục hồi quyền công dân thì sẽ được Hội Thánh xét cho phục hồi tư cách Chức sắc, Chức việc nếu có yêu cầu.Tại điều 34 của Hiến chương 1997 ghi: … bản Tân Luật - Pháp Chánh Truyền - Đạo Luật - Kinh Lễ và Điều Lệ công cử Chức sắc ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh là các văn bản có tính cách nội qui, nội luật điều hành Đạo sự của Giáo Hội ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh và Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh.
Các điều trên của HC 1997 mâu thuẩn với Đạo Luật Mậu Dần đã trích dẫn tại Điều thứ nhất khoản II, mục số 4 cạnh bên.































@@@

6/- Hiệp Thiên Đài xác định chi phái 1997.
Cơ quan Hiệp Thiên Đài nắm quyền tư pháp trong hành chánh tôn giáo của Đạo Cao Đài 1926. Đó là tiếng nói của pháp luật đạo. HTĐ có công văn xác định rõ tư cách của chi phái 1997 là bàng môn tả đạo.
6.1/- Cơ quan Hiệp Thiên Đài ra thông báo ngày 26. 11. 2015.
Trang 02 viết:

Trang 03 viết:

6.2/- Kiến nghị ngày 15. 09. 2017.
Tại trang 10 viết:

Trang 12 viết:

7/- Đóng cửa và xóa bỏ Văn phòng Hiệp Thiên Đài.
Kiến nghị ngày 15. 09. 2017 trang 12 viết:
 
Sau khi cơ quan Hiệp Thiên Đài của Đạo Cao Đài 1926 ra các công văn nói rõ sự thật thì chi phái 1997 đuổi các chức sắc Hiệp Thiên Đài ra khỏi văn phòng và hiện nay đã xóa bỏ văn phòng Hiệp Thiên Đài.
8/-Hiến chương 1997 tráo trở ngay từ lời nói đầu.
HC 1997 có Lời nói đầu tại dòng 1 & 2 viết:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, gọi tắt là Đạo Cao Đài, là một Tôn giáo được sáng lập vào năm Bính Dần (1926) tại nước Việt Nam, chọn Tây Ninh làm Thánh Địa.
Tại dòng 12 – 14 viết:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh là tổ chức Giáo Hội duy nhứt lãnh đạo tinh thần Chức sắc, Chức việc, tín đồ Cao Đài Tây Ninh và chịu trách nhiệm trước Pháp luật nhà nước về mọi mặt quan hệ với các Pháp nhân.
Từ danh hiệu 06 chữ của Đạo Cao Đài 1926, chi phái 1997 tráo sang danh hiệu 10 chữ để mạo nhận.
(Còn tiếp): 


II/- Nguồn gốc và thời điểm lập thành.