RA NGÀY 01. 02. 2018.
Đức
Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã nhiều lần cảnh báo đồng bào về hiểm họa phương Bắc.
Chúng tôi xin chọn và giới thiệu 03 lần cảnh báo trong bài nầy.
Lần thứ nhất:
BNS
Hòa Bình Chung Sống số 04 chúng tôi có đăng lại lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp
ngày 26. 09. 1950:
…
Giờ phút quyết liệt này Bần Đạo tiên tri
rằng: Nếu quốc dân Việt Nam không tin với nhau, để cho Bắc thuộc lần thứ hai
nữa, thì không có phương pháp nào giải ách nô lệ cho đó vậy./.
Theo
đó thì hiểm họa phương Bắc đã được Ngài báo trước.
Cũng
trong bài đó Ngài cho biết kẻ rước giặc vào nhà chính là cộng sản.
…
sợ
e cho những kẻ quả quyết dùng thuyết duy vật ngoại bang đem vào đây cho nòi
giống Việt Nam phải điêu tàn …
Lần thứ hai:
04
năm sau (1954) khi gặp phái đoàn cộng sản Bắc Việt do Phạm Văn Đồng lãnh đạo đi
dự hội nghị Geneve về Việt Nam Ngài nhắc lại:
Chúng tôi có nhắc cho Anh em Việt-Minh biết rằng cái
công kháng-chiến của họ, quốc-dân không quên, nhưng họ phải làm thế nào cho
cuộc giải-phóng dân-tộc cho trọn vẹn chớ đừng gở ách này rồi mang cái gông khác
hay là đuổi cậu Pháp rồi rước chú Tàu về thì không ăn thua gì và quốc-dân sẽ
phán-đoán việc đó. Anh em Việt-Minh
nói rằng họ biết việc đó và không để xảy ra đâu.
(Trích từ Âu Du Ký của Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa viết
tại Văn-Phòng Hiệp-Thiên-Đài, Ngày 29
tháng 7 năm 1954).
Lần thứ ba:
Dịp Tết Nguyên Đán năm Ất
Mùi (24. 01. 1955.)
… Hiệp định Geneve đã giúp cho nước Tàu Cộng chiếm mất
của các con gần một nửa nước, họ đang đồng hóa và cai trị những anh em các con
còn bị kẹt lại ngoài Bắc, Thầy hối tiếc cho Ông HỒ CHÍ MINH sai lầm đường lối
nên muốn phụng sự dân tộc mà lại thành ra phụng sự Nga-Tàu.
Nếu Việt-Minh cứ mãi-mãi là Việt-Minh, đừng biến đổi
thành Việt-Cộng hay Việt-Tàu thì có lẽ Thầy tin chúng ta được an hưởng độc lập
từ lâu rồi. Thầy ái ngại cho Ông HỒ CHÍ MINH, vì nếu cái đường lối sai lầm này
cứ kéo dài mãi, thì dân chúng Việt-Nam phải nổi dậy hết để chống lại ông ta vì
nếu không cả dân tộc sẽ bị tiêu-diệt bởi chánh sách đồng hóa và thống trị của
nước Tàu Cộng kia mà chớ...
Lần cảnh báo năm 1955 là khi miền Bắc đã tiến hành cải
cách ruộng đất và Ngài đã gặp mặt phái đoàn miền Bắc và đã nói chuyện với họ.
Do vậy năm 1955 Ngài cảnh báo mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là nhận xét cộng sản miền
Bắc phụng sự cho Nga, Tàu. Sau nầy Lê Duẫn cũng thú nhận: Ta đánh Mỹ là đánh cho Nga, Tàu.
Trong lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp còn nhiều bài nói
về sự sai lầm của cộng sản, của Hồ Chí Minh.
Tại sao nhắc lại
vào lúc nầy?
Tiền nhân có dạy: Ôn
cố tri tân nghĩa là xem lại cái đã qua để biết cái sắp tới.
Kinh dịch quẻ Sơn Phong Cổ.
Lời kinh viết: … tiên
giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật… là muốn sửa sang, điều chỉnh một sự việc,
một công cuộc phải xét về trước (để học hỏi từ các sự kiện xảy ra) để biết cách
sửa sang và xét về sau để điều chỉnh cho phù hợp không để cảnh sáng xây, chiều
sửa rồi mai lại xây tiếp, biết cách đề phòng cái hư hại do việc sửa sang sanh
ra.
Dân tộc Việt Nam đang sống trong gông cùm cộng sản, nhà
cầm quyền đã phá nát nền tảng đạo đức của xã hội. Do vậy muốn xây dựng lại con
người và xã hội phải bắt đầu từ đạo đức, tiến hành trong đạo đức và kết thúc
trong đạo đức. Trong chuỗi giá trị Chân, Thiện, Mỹ thì chân thật đứng đầu. Chân
thật chính là đạo đức. Cho nên chúng tôi trình ra những điều thật để hậu tấn
đối chiếu.
Nhiều người nhìn vào nền dân chủ, tự do ở phương Tây
thì ngưỡng mộ. Vậy thì cái gì đã làm nên sự dân chủ, tự do đó?
Xin thưa rằng các xã hội có dân chủ tự do thường đặt
nền tảng trên TỰ DO TÔN GIÁO. Họ rất tôn trọng tự do tôn giáo. Một bằng chứng
hiển nhiên là điều 18 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 18 của Công Ước Về
Quyền Dân Sự Và Chính Trị là để bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Bảo vệ quyền tự do
tôn giáo chính là bảo vệ lẽ thật, bảo vệ đạo đức.
Phương Đông cũng chú trọng về đạo đức cho nên cổ nhân
quan niệm rằng đạo và dân trí đi đôi (Khổng Tử).
Bang hữu đạo tắc
trí, bang vô đạo tắc ngu.
(Nước có đạo thì khôn ngoan, nước vô đạo thì ngu si)
Nước có đạo thì nước tất thái bình, nước vô đạo thì
chiến tranh cận kề (Lão Tử).
Thiên hạ hữu Đạo,
Khước tẩu mã dĩ phẩn.
Thiên hạ vô đạo,
Nhung mã sanh ư giao.
(Thiên hạ có đạo, ngựa dùng để vun phân, làm ruộng.
Thiên hạ không có Đạo, ngựa chiến nuôi ngoài thành).
Tiền nhân dạy: Văn
dĩ tải đạo.
(Văn chương, chữ nghĩa là để truyền bá đạo lý)
Đạo Cao Đài lấy tinh hoa của Đông và Tây để xây dựng
một xã hội có hòa bình, dân chủ, tự do. Muốn vậy phải làm cho dân mạnh. Muốn
dân mạnh thì phải xây dựng đạo đức để người dân biết mình có quyền là gì và bộ
máy cai trị có quyền làm gì.
Trong thể pháp tôn giáo thì nhân quyền (Văn phòng nhà
Hội Vạn Linh) đối diện với đạo quyền (Đầu Sư Đường Nam Phái) qua Đại Lộ Phạm Hộ
Pháp, nhân quyền và đạo quyền (thượng tầng và hạ từng) như hai đường ray để đưa
toa tàu tôn giáo đến mục tiêu: Lập
Quyền Dân, Dân Mạnh.
Đó là bửu pháp nhân quyền của Đạo Cao Đài.
1/- Bản án Cao Đài
ngày 20. 07. 1978.
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975 thì cộng sản
bắt đầu triệt tiêu tôn giáo. Sự triệt tiêu đó được tiến hành rất tinh vi qua 02
giai đoạn. Lên án chính sách các tôn giáo là sai trái, sau đó lập ra một tổ
chức tôn giáo khác tương tự như trước đó (về hình thức) còn nội dung thì hoàn
toàn khác.
Giai đoạn lên án:
Riêng đối với Đạo Cao Đài 1926 thì Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam tỉnh Tây Ninh ra Bản án Cao Đài. Trong đó qui kết:
1.1/- Đạo Cao Đài ra đời vào năm 1926 là do thực dân
Pháo đạo diễn để ngăn chận cộng sản.
1.2/- Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là phản bội tổ quốc.
1.3/- Hệ tư tưởng Cao Đài là phản động.
1.4/- Bộ máy hành chánh tôn giáo là bộ máy nhà nước
trá hình, lập ra để phụng sự cho thực dân Pháp, Phát xít Nhật và Đế quốc Mỹ.
1.5/- Tài sản tôn giáo là của thực dân, đế quốc bỏ
chạy để lại nên cần phải tịch thu.
Giai đoạn chơi bài
tráo: lập ra tôn giáo mới.
Sau khi lên án để gây hoang mang và chia rẽ trong tôn
giáo thì cộng sản nhanh tay THI HÀNH ÁN bằng cách ra Quyết nghị ngày 13. 12.
1978 để xóa bỏ hành chánh tôn giáo từ trung ương đến địa phương (1). Đến ngày
09. 05. 1997 lập ra tổ chức tôn giáo mới để làm công cụ thi hành bản án tiếp
tục.
Tổ chức tôn giáo lập năm 1997 thi hành bản án Cao Đài
rất tinh vi.
Về hình thức thì cộng sản dùng những chức sắc Cao Đài
phản đạo để thi hành án. Cộng sản chống lưng cho tổ chức nầy chiếm luôn Tòa
Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926 họ cũng cúng kiến khá giống với Đạo Cao Đài
1926 nên rất nhiều người không nhận ra.
Về nội dung hành đạo thì có những chỉ dấu để nhìn vào
là biết:
1.6/- Tổ chức tôn giáo lập năm 1997 do cộng sản lập ra
để biến Đạo Cao Đài 1926 thành một chi phái. (Xem kế hoạch 01 năm 1996 đăng
trong số nầy)
1.7/- Chức sắc chi phái nầy bắt banh để chọn phái. Nghĩa
là họ đem mấy trái banh vàng, xanh, đỏ ra rồi tự lên đó bắt banh phong phái cho
họ chớ chẳng phải do cơ bút phong.
1.8/- Những chức sắc lãnh đạo chi phái 1997 là người
của chính quyền cài vào. Ông Nguyễn Thành Tám chưởng quản Hội Thánh chi phái
1997 là dân biểu quốc hội cộng sản. Các chức sắc cao cấp của chi phái nầy phần
lớn nằm trong Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã hay Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
1.9/- Chức sắc của chi phái 1997 đa phần là ngồi nhà
đóng tiền cho Nguyễn Thành Tám lấy biên nhận để đủ năm lên chức. Chức sắc chi
phái 1997 phần lớn không ăn chay theo luật dành cho chức sắc. Đặc biệt là khi
có sự dâm ô xảy ra thì họ không bao giờ điều tra độc lập để xử phạt theo luật
đạo mà chờ kết quả điều tra từ công an. Mà công an thì điều tra là nhiệm vụ
chính trị cho nên vụ dâm ô 05 em đồng nhi xảy ra ngay trong Nội ô Tòa Thánh Tây
Ninh, báo chí cộng sản, các vị luật sư có lương tâm yêu cầu làm rõ mà các chức
sắc liên quan vẫn được thăng phẩm.
1.10/- Họ không bao giờ cho in đúng kinh sách của Hội
Thánh năm 1926 để lại, đặc biệt là Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp.
2/- Giúp hậu tấn
Cao Đài hiểu rõ hơn về Đức Hộ Pháp.
Ngày nay chi phái 1997 và cộng sản Việt Nam đang ca
bài ca tu hành thuần túy (theo kiểu chỉ biết gõ mõ tụng kinh bỏ mặc xã hội cho
họ dày xéo) để đưa lớp hậu tấn vào mê tín rồi chê chán và bỏ đạo.
Đạo Cao Đài 1926 xây dựng một xã hội hòa bình, dân
chủ, tự do và Đức Hộ Pháp là người tu hành nhưng lúc nào cũng gắn liền việc
hành đạo của Ngài với vận mệnh của dân tộc. Cho nên chúng ta tu theo Ngài thì
phải để tâm đến vận mệnh của dân tộc.
Xét về thời điểm chúng ta thấy rằng Ngài bày tỏ sự lo
lắng về hiểm họa phương Bắc (1950) thì ông Ngô Đình Diệm đi Vatican và Mỹ. Ông
Ngô Đình Nhu còn ở Đà Lạt và mới bắt đầu sinh hoạt chính trị.
Ngày nay nhiều người ca ngợi tầm nhìn của ông Ngô Đình
Nhu về hiểm họa phương Bắc và cho rằng ông là người đầu tiên chỉ ra hiểm họa
phương Bắc cho nên chúng tôi trình ra cho hậu tấn biết được sự thật. Ông Ngô
Đình Nhu không phải người đầu tiên cảnh báo hiểm họa từ phương Bắc. Xa hơn nữa
ông Nhu còn là người chủ trương khủng bố Đức Hộ Pháp trong chiến dịch Trương
Tấn Bữu để Ngài phải lưu vong sang Nam Vang vào năm 1956.
Chúng ta lưu ý rằng năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại đang
ở Đà Lạt Quân đội Cao Đài là một trong những lực lượng bảo vệ quốc trưởng. Đức
Hộ Pháp là cố vấn tôi cao cho Quốc trưởng Bảo Đại. Khi ra Đà Lạt Đức Ngài
thường ở Hộ Pháp Đường tại Thánh Thất Trại Mát (Đa Phước).
3/- Biết chủ
trương trung lập.
Ngay từ khi bị đày ở Madagascar (1941) và về nước
(1946) thì Đức Hộ Pháp đã thấy người theo Đạo Cao Đài bị kẹt giữa hai làn đạn.
Một đàng là của thực dân Pháp, một đàng là của Việt Minh cộng sản.
Tại sao thực dân Pháp bắt đạo?
Bởi họ thấy tinh thần của người Đạo Cao Đài là yêu
nước, muốn dùng đạo đức để làm cuộc cách mạng nhơn nghĩa lật đổ ách thống trị
của thực dân nên họ phải tím cách làm cho đạo suy yếu. Đó chính là nguồn cơn để
họ xúi các chức sắc cao cấp lập ra chi phái.
Đó cũng chính là nguồn cơn thực dân Pháp bắt Đức Hộ
Pháp rồi đày đi Madagascar vào năm 1941 và chiếm Tòa Thánh Tây Ninh cùng với
nhiều cơ sở khác của đạo.
Người Nhật đã thấy tinh thần người đạo và hoàn cảnh
của đạo bị Pháp khủng bố nên liên kết với đạo để lập ra Nội Ứng Nghĩa Binh đảo
chánh Pháp vào năm 1945.
Cho nên khi Nhật bại trận thì Pháp theo chân đồng minh
trở lại Đông Dương, họ đã khủng bố đạo còn nặng nề hơn nữa. Pháp đã phản bội
hiến chương Đại Tây Dương. Còn đồng minh thì ủng hộ kẻ phản bội. (2)
Tại sao Việt
Minh tàn sát đạo?
Sau khi Nhật bại trận Việt Minh chiếm chính quyền, Nội
Ứng Nghĩa Binh hiệp tác với Việt Minh để bảo vệ đất nước. Khi Pháp trở lại thì
Việt Minh rút vào kháng chiến. Nội Ứng Nghĩa Binh cũng rút theo. Việt Minh muốn
tiêu diệt đầu não của Nội Ứng Nghĩa Binh để chiếm lấy lực lượng nầy (bắt ông
Trần Quang Vinh là chứng cứ rõ ràng nhất).
Khi ông Vinh trốn thoát Việt Minh thì bị Pháp bắt
giam, tra tấn rồi đưa ra đề nghị hợp tác. Ông Vinh đưa ra điều kiện hợp tác:
Đối với Pháp, Nội Ứng Nghĩa Binh phải
ngưng chiến và giải tán tất cả các bộ đội lưu động kháng chiến. Đối với Đạo,
quân đội Pháp cũng ngưng các cuộc tấn công khủng bố, không bắt buộc đá động đến
một Chức Sắc hoặc đạo hữu nào tất cả. Trả lại các quyền tự do tín ngưỡng
truyền bá của Đạo. Mở cửa Tòa Thánh và các Thánh Thất được tự do thờ
phượng cúng kiến trong phạm vi Tôn Giáo. Đem Đức Hộ Pháp và chư vị Thiên
Phong trở về cố quốc và giao lại các quyền tự do công dân.
Do
Nội Ứng Nghĩa Binh rút ra khỏi bưng nên Việt Minh thẳng tay tán sát người theo
đạo.
Cho
nên khi Đức Hộ Pháp về thì thảm trạng đã bày ra trước mắt. Do vậy Ngài phải bảo
vệ đạo bằng cách lập ra quân đội Cao Đài. Chủ trương của Ngài là TRUNG LẬP,
không theo cộng sản lẫn tư bản.
Đến
năm 1956 thì cương lĩnh Hòa Bình Chung Sống ra đời và đã được trình chánh tại
Tòa Thánh Tây Ninh (có mời nhiều đại sứ tại Việt Nam tham dự). Cương lĩnh được
gởi đến Liên Hiệp Quốc và các cường quốc liên hệ trong Hiệp định Geneve 1954 về
Việt Nam.
Di
ngôn của Đức Ngài gởi hoàng gia Campuchia cũng nói rõ:
. Ngày nào Tổ Quốc thân yêu của Chúng Tôi
là nước VIỆT NAM đã thống nhứt, sẽ theo chánh sách HÒA BÌNH TRUNG LẬP, mục
phiêu đời sống của Bần Ðạo, Tín Ðồ của chúng tôi sẽ di thi hài về TÒA THÁNH TÂY
NINH. (3)
Nghĩa
là người Đạo Cao Đài 1926 sẽ đi theo chủ trương của Đức Hộ Pháp là chọn trung
lập chớ không theo cộng sản lẫn tư bản./.
Chú thích:
(1)/-
Điều III: giải tán và nghiêm cấm
hoạt động hệ thống tổ chức hành chính đạo từ trên đến cơ sở, xóa bỏ và nghiêm
cấm cơ bút, chính quyền sẻ quản lý toàn bộ cơ sở vật chất mà đạo đang quản lý
kinh doanh không thuộc chức năng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội. Đồng
thời căn cứ vào tính chất tu hành, chính quyền sẽ quy định cụ thể số cơ sở để
lại cho Đạo quản lý và số người trong từng cơ sở để chuyên lo việc tín ngưỡng.
Xem
toàn văn và ảnh chụp tại link:
http://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/02/2534-quyet-nghi-13-12-1978-thi-hanh-ban.html#more
(2)/- Hiến chương Đại Tây Dương là tuyên
bố chung của Tổng
thống Hoa Kỳ Franklin
D. Roosevelt và Thủ
tướng Anh Quốc Winston S. Churchill vào ngày 14 tháng 8 năm 1941. Ngày 1/1/1942,
đại biểu 26 nước Đồng Minh gặp nhau tại Washington ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc cam kết ủng hộ Hiến chương Đại Tây Dương.
Nội
dung quan trọng:
Anh và Mỹ tôn
trọng quyền lựa chọn được sống dưới một chính thể nào đó của các dân tộc; mong
muốn thấy chủ quyền và chính phủ tự trị của các dân tộc bị quốc gia khác dùng sức
mạnh tước đoạt được khôi phục lại. Xem nội dung ở đây: http://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/02/2535-hien-chuong-ai-tay-duong-1941.html#more.
(3)/- Xem bản di
ngôn của Hội Thánh công bố theo link:
HỘ PHÁP ĐƯỜNG.
VĂN PHÒNG.
SỐ 390. VP. HP.
|
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
(Tam Thập Niên).
TÒA THÁNH TÂY NINH.
|
Hộ-Pháp
CHƯỞNG-QUẢN NHỊ
HỮU HÌNH ĐÀI
kiêm THƯỢNG-TÔN
QUẢN-THẾ
Gởi cho toàn thể
tín đồ và chiến sĩ Cao Đài
vào dịp Tết Nguyên
Đán năm Ất-Mùi (24. 01. 1955).
THẦY
các con
Nhân dịp Tết năm
Ất-Mùi, Thầy cầu nguyện Đức CHÍ-TÔN ban phước lành cho tất cả các con, tín đồ
và chiến sĩ sang năm mới đạo hạnh được tăng tiến, sức khỏe được dồi dào, sinh
kế được no ấm hơn để phụng sự nhơn loại, phụng sự Đại-Đạo. Thầy đã cầu khẩn cho
hương linh các tín đồ, chiến sĩ đã quá cố được siêu linh tịnh độ đặng hưởng
hạnh phúc cực lạc.
Nhân tiện, Thầy có
vài lời nhắc nhở các con một vài vấn đề đạo lý và thế sự. Đạo Cao Đài vốn là
một Đại-Đạo của những TÔN GIÁO do CHÍ-TÔN sáng lập hơn mấy chục năm nay để
thống hợp các tôn-giáo mà trước đây các bậc Đại-Thánh đã tùy thời, tùy thế dựng
nên rải rác khắp các phương trời để phổ độ chúng sinh. Nói đến Tôn giáo là nói
đến nhơn nghĩa, đã là nhơn nghĩa thì nhơn nghĩa của nhà Phật không hề khác nhơn
nghĩa của Chúa Cơ-Đốc, mọi con đường nhơn-nghĩa đều giống nhau, nhơn nghĩa chỉ
có một kẻ thù là bất nhơn, bất nghĩa là vô tôn giáo là tàn bạo mà thôi. Vậy
thì, các con đừng hẹp hòi câu chấp ở cái “Ta” mà lấy làm lạ khi thấy Thầy ra
lịnh cho Quân đội Cao-Đài giúp đỡ đồng bào Công Giáo xây dựng nhà thờ, khi thấy
các Tín Đồ Công Giáo, Phật Giáo đi lễ ở Đền-Thánh, Đại Đạo bao giờ cũng rộng
bao la như biển cả, sẳn sàng mở để tiếp đón mọi dòng sông. Các con nên nhớ rằng
trong nhân loại ngày nay chỉ trừ những người vô đạo, tất cả mọi người đều là
anh em các con tất cả, đều có Đạo Cao Đài, vì Đạo Cao Đài gồm có Phật Giáo,
Công Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo v..v… đất nước Việt Nam này sở dĩ được ĐỨC CHÍ
TÔN chọn làm Thánh Địa để phổ độ chúng sinh kỳ thứ ba này chỉ vì Việt-Nam là
chỗ kết hợp được tinh hoa tất cả các nguồn văn minh trên thế giới. Việt Nam là
chỗ tổng hợp các ngành Đạo Đức: Nho, Thích, Lão, là chỗ gặp gỡ của hai nền
văn-minh Đông Tây là vị-trí hội ngộ của hai ý-thức-hệ duy-tâm và duy-vật. Dân
tộc Việt Nam với sức cần cù đã chịu đựng nổi mấy ngàn năm ngoại thuộc mà vẫn
quật cường đấu tranh để tồn tại, để đồng hóa tất cả mọi tàn-tích ngoại lai mà
xây dựng nổi cho mình một văn minh riêng, một ngôn ngữ riêng, một quan niệm
sống riêng. Một dân tộc như thế lẽ dĩ nhiên phải có đủ đạo hạnh, đủ năng lực để
đảm nhiệm việc hướng dẫn văn minh nhơn loại sau này. Các con hãy thành kính tạ
ơn ĐỨC CHÍ TÔN mà vui vẻ nhận thấy Thiên Mạng Bảo Sanh bằng con đường nhơn
nghĩa để đưa nhơn loại tới Đại-Đồng vậy. Các con hãy luôn gắng sức, ĐỨC CHÍ TÔN
bao giờ cũng phù-hộ những kẻ có lòng đạo đức hiền-lương.
Nhưng muốn tròn
sứ-mạng mà Đức CHÍ TÔN đã giao phó, các con phải lo đấu tranh để bảo vệ sự tồn
tại của dân tộc Việt-Nam để chống lại bọn Ma-Vương, bọn Sa-Tăng của thời đại
đang cố tiêu-diệt dân tộc Việt-nam để phá-hoại Đại Đạo. Vì thế Thầy mới nhắn
nhủ các con vài vấn đề thế sự.
Thầy nhắc lại các
con phải thương yêu và giúp đỡ Đồng-bào miền Bắc cũng như miền Nam. Các con ở
trong này được may-mắn hơn họ vì 8 năm qua, Việt-Minh ở đây còn yếu họ đối xử
tử tế với các con, còn ở ngoài Bắc do chánh sách của Tàu đưa sang. Việt-Minh
đối xử đồng bào rất tàn bạo: Dân một nước phải coi nhau như anh em ruột một
nhà. Các con phải lo việc an cư lạc nghiệp, nhường cơm xẻ áo cho đồng bào chứ
đừng chia dạ Bắc-Nam mà mắc mưu ly-gián của người ngoài đấy. Hiệp định Geneve đã giúp cho nước Tàu Cộng chiếm mất của
các con gần một nửa nước, họ đang đồng hóa và cai trị những anh em các con còn
bị kẹt lại ngoài Bắc, Thầy hối tiếc cho Ông HỒ CHÍ MINH sai lầm đường lối nên
muốn phụng sự dân tộc mà lại thành ra phụng sự Nga-Tàu.
Bổn phận của các
anh em chiến-sĩ trong Quân đội lại càng nặng nề hơn vì các con phải lo
phục-quốc để giữ nước và giữ đạo. Thầy mong các con càng ngày càng bỏ được
nhiều điều dở, học thêm được nhiều điều hay, gắn chặc mối tình huynh đệ để cứu
nước cứu dân. Ngày xưa tham vọng xâm lăng của HỐT TẤT LIỆT, của CÀN LONG đã đại
bại vì những danh Thần NGUYỄN-TRÃI, NGÔ-THỜI-NHIỆM, những chiến tướng
TRẦN-HƯNG-ĐẠO, QUANG-TRUNG, Thầy tin rằng rồi đây, những tướng tá Tàu-Cộng như
Trần-Canh, Chu-Đức cũng sẽ biết tay của các con vì các con là con cháu của
những kẻ chiến thắng mà họ là con cái của những kẻ xâm lăng đã bị chiến bại.
Thầy cũng cần nhắc
lại các tín đồ trong đạo biết, các con sở dĩ được sống yên ổn làm ăn là nhờ có
sức chiến đấu cùa Quân đội, những kẻ đã đem xương máu làm thành trì bảo vệ các
con. Các con có bổn phận biết ơn và cứu giúp họ, hãy coi họ là tình ruột thịt
“máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh”.
Thầy hứa sẽ tìm
mọi dịp để tỏ bày nguyện vọng của các con cho dân tộc bạn như dân tộc Pháp và
dân tộc Mỹ biết rằng “Các con chỉ muốn
được các nước bạn giúp đỡ các con đương đầu với phe Tàu Cộng để bảo vệ Độc Lập
Việt Nam mà thôi, chứ các con không muốn bị các nước bạn dùng các con chống
Cộng để duy trì những quyền lợi bất chánh đáng”. Thầy sẽ nói cho người Pháp
và người Mỹ hiểu rằng: Các nước bạn viện trợ Việt Nam chống Cộng tức là bỏ tiền
xây bức thành để rào giữ ngôi vườn Đông Nam Á, nước các bạn sẽ tìm lợi tức ở
trong ngôi vườn chứ không phải tìm lợi tức ở số tiền bỏ ra xây thành. Mà Việt
Nam này mất thì Đông Nam Á phải mất, Thế Giới Âu Mỹ cũng sẽ không còn khi kho
người, kho lúa ở đây bị rơi vào vòng kiểm soát của Nga-Tàu-Cộng.
Trước Thiên bàn để
đón rước Xuân sang, một lần nữa Thầy cầu chúc các con và gia đình các con được
hưởng nhiều phước lành trong năm mới.
Dân tộc Việt Nam
sẽ có nhiều thành công mới.
Đại Đạo sẽ phát
triển mạnh mẽ khắm năm châu.
TÒA
THÁNH, Ngày 30 Tháng Chạp năm Giáp-Ngọ.
(dl
23/4/1955)
Trích văn từ Âu Du
Ký.
của Ngài Bảo Đạo
Hồ Tấn Khoa viết tại Văn-Phòng
Hiệp-Thiên-Đài, Ngày 29 tháng 7 năm 1954).
Ngày 06 tháng 6
năm Giáp-Ngọ (05 Juillet 1954):
2 g trưa Ông Trần-Thanh-Hà cho biết rằng tại Génève
không có nhà hàng nào có thể làm nơi gặp-gỡ thuận-tiện, nên nhơn-danh phái-đoàn
Việt-Minh thỉnh ĐỨC HỘ-PHÁP đến tại trụ-sở của họ tại Versoix như mấy kỳ trước.
Ông Trần-Thanh-Hà yêu-cầu tôi bạch với ĐỨC HỘ-PHÁP xin cho phép Ông ra mắt ĐỨC
NGÀI để tỏ bày câu chuyện. ĐỨC NGÀI chấp-thuận mời Ông Trần-Thanh-Hà.
Ông Trần-Thanh-Hà thỉnh ĐỨC HỘ-PHÁP đến tại trụ-sở
Versoix. ĐỨC HỘ-PHÁP nhận lời nhưng từ khước việc đãi cơm, Ông hứa sẽ đem xe
đến rước.
X g 30 chiều Tổng-Thư-Ký của Ông Dejean mời ĐỨC NGÀI
đến viếng phái-đoàn Pháp tại Génève.
X g 30 chiều Ông Tổng-Trưởng Nguyễn-Đắc-Khê đến viếng
ĐỨC HỘ-PHÁP. Ông Khê hứa lo công-việc tiếp-xúc với phái-đoàn Pháp.
6g 30 chiều ĐỨC NGÀI đi xe song mã đến nhà hàng La
Perle du Lac để hứng mát và dùng bữa. Xe đi tốn 5 francs Suisse, nhằm 430
francs Francais. Khi dùng cơm nửa chừng, có cậu Nguyễn An Mỹ đến, rồi Ông Hà
cũng đến chờ chúng tôi.
9 g tối Trời mưa, bên ngoài lạnh thấu xương, chúng tôi
lên xe đi liền. Vì đông nên anh em Việt-Minh đem tới hai xe để rước chúng tôi,
đến trụ-sở Versoix trời đã tối. Ông Phạm Văn Đồng và trọn phái-đoàn không nệ
trời mưa đón ĐỨC HỘ-PHÁP tại sân vào phòng khách.
ĐỨC HỘ-PHÁP và Ông Phạm Văn Đồng ngồi chung một cái
ghế dài lớn ngó mặt ngay vô bức chân dung cụ Hồ Chí Minh, Ông Phan Anh ngồi
phía mặt ĐỨC HỘ-PHÁP và bên cạnh ĐỨC NGÀI Ông Bảo-Thế phía trái kế Ông Phạm Văn
Đồng. Sau lưng Ông Phan-Anh có Ông Việt-Phương lấy tốc-ký. Ngồi vòng quanh và
đối-diện với chỗ ghế ĐỨC HỘ-PHÁP và Ông Phạm-Văn-Đồng có cậu Nguyễn-An-Mỹ (ngồi
gần Ông Việt-Phương), Ông Trần-Thanh-Hà, Ông Trung-Tá Thái, Ông Trần-Công-Tường
và Tôi. ĐỨC HỘ-PHÁP bắt đầu câu-chuyện hỏi phái-đoàn Việt-Minh có liên-đới gì
về việc thừa-nhận Chánh-Phủ Quốc-Gia không? thì Ông Phạm-Văn-Đồng vui-vẻ trả
lời rằng theo điều thứ ba trong bản kiến-nghị có nói về việc triệu-tập hội-nghị
hiệp-thương gồm đại-biểu chánh-phủ hai bên ở Việt Nam tỏ rằng theo nguyên-tắc
chánh-phủ hai bên vẫn được thừa-nhận.
ĐỨC HỘ-PHÁP day qua trách chúng tôi sao lại nói với
ĐỨC NGÀI rằng anh em bên phái-đoàn Việt-Minh không thừa-nhận chánh-phủ
Quốc-Gia. Thiếu chút nữa làm sai-lạc hết ý-nghĩa. Ông Bảo-Thế xin phép ĐỨC NGÀI
cho hỏi Ông Phan-Anh, có phải hôm nọ Ông không có lúc nào chịu thừa-nhận
chánh-phủ Quốc-Gia một cách rõ-rệt? Ông Phan-Anh vẫn làm thinh mà cười thôi.
Tôi thấy vậy hiểu ngay rằng hôm nọ Ông Phan-Anh không dám tự mình thừa-nhận
Chánh-Phủ Việt-Nam, vì Ông không phải là Trưởng Phái-Đoàn, lại nữa việc ấy bất
ngờ Ông không kịp hỏi ý-kiến của Ông Phạm-Văn-Đồng là Trưởng Phái-Đoàn,
thành-thử Ông chỉ giữ một thái-độ úp-mở mà thôi, nghĩa là không thừa-nhận mà
cũng không bài-bác. Nhận thấy cuộc hội-đàm có phần xoay-chiều nên tôi để lời
cám ơn Ông Phạm-Văn-Đồng có thiện-ý dung-hòa, nhưng xin cho Ông biết rằng trong
sở-hành của Chánh-Phủ, lắm khi không đúng như lời nói, bằng cớ là tại hội-nghị
trung giá phái-đoàn Việt-Minh không nhìn nhận cho phái-đoàn chánh-phủ Quốc-Gia
đi với cây cờ của họ.
Ông Phạm-Văn-Đồng xây qua nói với ĐỨC HỘ-PHÁP như vầy:
'ĐỨC HỘ-PHÁP thử nghĩ coi biểu tôi phải nhìn nhận Ngô-Đình-Diệm . . . thì làm
sao đặng, vì họ không có đại-diện cho một thực-lực, cho một ai hết, chớ như Đạo
Cao-Đài đây, có một thực-lực hơn mấy triệu tín-đồ và một quân-đội mấy chục ngàn
người, thì chúng tôi sẵn-sàng tiếp đón và thảo-luận tất cả mọi vấn-đề'.
Chất-vấn về vấn-đề chia đôi cương-thổ thì Ông
Phạm-Văn-Đồng cho biết rằng: giới-hạn cốt-yếu là để đình-chiến rồi sẽ tổ-chức
cuộc tổng tuyển-cử để lập thành chánh-phủ thống-nhứt cho toàn lãnh-thổ Việt
Nam, chớ không phải chia rẻ, và đề-cập nơi tám khoản trong bản kiến-nghị đã đưa
ra hội-nghị Génève để lập lại hòa-bình trong nước. Thừa dịp đó Tôi cho Ông
Phạm-Văn-Đồng biết trình-độ dân-tộc Việt Nam chưa dung nạp trước thuyết
cộng-sản và một số đông người vì sợ cộng-sản, không về ở với chế-độ ấy được,
nhưng không đủ sức chống lại thành ra buộc mình phải nương-dựa vào một thế-lực
khác, dầu Pháp hay Mỹ cũng vậy. Muốn cho họ đừng chạy theo người khác thì chẵng
nên buộc tội họ là Việt-gian hay phản-quốc mà chỉ nên làm cách nào cho họ hết
sợ mới đặng.
Ông Phạm-Văn-Đồng cười và nói rằng: 'họ đã sợ mà
còn có người hù nữa' và day qua ĐỨC HỘ-PHÁP, hỏi ĐỨC NGÀI bị ai hù có sợ
hay không?
ĐỨC NGÀI nói rằng: 'nếu tôi sợ thì tôi không có đến
đây'. Chúng tôi có nhắc cho Anh em Việt-Minh biết rằng cái công kháng-chiến của
họ, quốc-dân không quên, nhưng họ phải làm thế nào cho cuộc giải-phóng dân-tộc
cho trọn vẹn chớ đừng gở ách này rồi mang cái gông khác hay là đuổi cậu Pháp
rồi rước chú Tàu về thì không ăn thua gì và quốc-dân sẽ phán-đoán việc đó.
Anh em Việt-Minh nói rằng họ biết việc đó và không để xảy ra đâu.
Chuyện-vãn đến 11 giờ, Ông Phạm-Văn-Đồng mời ĐỨC
HỘ-PHÁP và đoàn tùy-tùng sang phòng bên cạnh dùng cháo chay và đồ ngọt. Khi
sửa-soạn ra về tôi nói với Ông Phạm-Văn-Đồng rằng: 'Cuộc gặp-gỡ hôm nay có
tư-cách chánh-trị, nhưng thật ra có phần thân-mật rất nhiều vì giữa ĐỨC HỘ-PHÁP
và Ông Phạm-Văn-Đồng có tình đồng tông. Luôn dịp ĐỨC HỘ-PHÁP nói tiếp rằng:
'đồng họ Phạm luôn luôn phải trúng nghe không’.
Ông Đồng cười, ĐỨC NGÀI còn tiếp: 'Tôi đã có cất rồi
một nhà thờ Tông-đường họ Phạm ở Tòa-Thánh, vậy chừng yên rồi Ông nhớ về đó’.
Ông cười và nói: 'Dạ, chừng đó sẽ về'.
Trước khi ra đi, Ông Đồng ôm ĐỨC HỘ-PHÁP mà hun hồi
lâu rồi mới buông ra. Toàn phái-đoàn đưa chúng tôi ra tận xe. Về đến phòng hơn
12 giờ đêm, ĐỨC HỘ-PHÁP có vẻ hài lòng về cuộc gặp-gỡ này.
Hết trích văn.
Jeudi
20 Janvier 1927 (17-12-Bính Dần).
THÁI
BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Lão dạy lập Hiệp Thiên Ðài tạm trong khi sửa Luật, chớ
chánh Hiệp Thiên Ðài chẳng phải như vậy.
Bề cao 9 thước mộc.
Bề đàn cho tới nóc là 8 thước mộc.
Bề ngang bằng bề ngang Thánh Thất.
Phải làm thang lầu ngay Ðại Ðiện cho Hộ Pháp đi thẳng
một đường từ Hiệp Thiên Ðài vào Ðại Ðiện hiểu à.
Bề sâu 4 thước Lang sa.
Lão dạy văn. Chư Nhu ngồi kiết tường. Thượng Phẩm Hiền
Hữu có điệu biến hóa số 1. Bốn bài kia rồi, bây giờ lấy lại số 1 Lão tiếp nữa.
Số:
1 Trên
là Tứ Thời, giữa Tam Tài gọi điệu văn Tam Tài.
Nhơn
vật khác vời,
Vị chữ kim thời,
Phong dời tục đổi,
Ðiền viên đất nổi lên vàng,
Oằn vai nông chịu muôn ngàn thuế sưu.
Tròn năm luống phận cần cù,
Không nuôi thê tử không bù thân sanh.
Nhỏ tùng đinh,
Lớn tùng binh,
Già nằm canh.
Mảnh tơi còn phận chưa lành,
Máu đưa quan núc mỡ dành làng ăn.
Thân trâu phải chịu nhọc nhằn,
Ðòn roi lão mục, tiếng dằn thằng chăn.
Phải tùy phương nắng, dõi dắn dai dù.
Vị chữ kim thời,
Phong dời tục đổi,
Ðiền viên đất nổi lên vàng,
Oằn vai nông chịu muôn ngàn thuế sưu.
Tròn năm luống phận cần cù,
Không nuôi thê tử không bù thân sanh.
Nhỏ tùng đinh,
Lớn tùng binh,
Già nằm canh.
Mảnh tơi còn phận chưa lành,
Máu đưa quan núc mỡ dành làng ăn.
Thân trâu phải chịu nhọc nhằn,
Ðòn roi lão mục, tiếng dằn thằng chăn.
Phải tùy phương nắng, dõi dắn dai dù.
Vendredi
21 Janvier 1927 (18-12-Bính Dần).
THÁI
BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ngồi kiết tường. Thượng Trung Nhựt bạch hỏi kiểu Thiên
Phục Thái Giáo Hữu. Mặc như các Giáo Hữu phái Thượng, màu vàng.
Hộ Pháp, Hiền Hữu ngâm hết.
Hay! Nhưng Hiền Hữu nhớ thuộc lòng mỗi bài Lão cho
nghe... Lão tiếp.
No-2 Trên là Bát tuyết, giữa là Ngũ hành,
gọi là điệu văn Ngũ Hành.
Một
thổ võ xưa kia nên tuấn tú,
Bị tay phàm làm xấu nét phong quang.
Ôi! Thương thay cho cẩm tú giang san,
Ðầy sông ngui ngút khói thuyền,
Ðầu non súng giữ, cuối triền gươm đoanh.
Công dân đắp lũy bồi thành,
Tay mình lại cột lấy mình thảm thay.
Nỗi lương tháng bổng ngày,
Nỗi tiền hỏi bạc vay,
Nỗi trả thuế đóng bài.
Thợ hay đầy đủ đức tài,
Giũa đêm chẳng đủ, bào ngày không kham.
Miệng ăn quá sức tay làm,
Thê nhi thiếu kém thân phàm chẳng no.
Cũng trò.
Bị tay phàm làm xấu nét phong quang.
Ôi! Thương thay cho cẩm tú giang san,
Ðầy sông ngui ngút khói thuyền,
Ðầu non súng giữ, cuối triền gươm đoanh.
Công dân đắp lũy bồi thành,
Tay mình lại cột lấy mình thảm thay.
Nỗi lương tháng bổng ngày,
Nỗi tiền hỏi bạc vay,
Nỗi trả thuế đóng bài.
Thợ hay đầy đủ đức tài,
Giũa đêm chẳng đủ, bào ngày không kham.
Miệng ăn quá sức tay làm,
Thê nhi thiếu kém thân phàm chẳng no.
Cũng trò.
Samedi
22 Janvier 1927 (19-12-Bính Dần).
THÁI
BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thượng Trung Nhựt, đốt sớ "Hành Hương".
... Cười ... Hộ Pháp Hiền Hữu bảo hộ há? ... Kêu Hành
Hương quì ngay cơ.
Chịu vậy khá tuân vậy, phải trở lại ngày kỳ hẹn... em
nghe... em lui.
Thượng Trung Nhựt xin phép khai đàn cho chư Ðạo Hữu
nhà ở gần Thánh Thất Long Thạnh.
- Ðừng làm như vậy mất phép công bình và mất Luật lệ
Ðạo, để phận sự Kỳ...
Nghe dạy văn:
Số
3:
Trên là Lưỡng Khí, giữa là Cửu Thiên.
Lợi bỏ,
Không lo,
Cướp to,
Giựt nhỏ.
Trường thương lấp ló ít người,
Nơi tay dị chủng như Trời nắng mưa.
Quốc dân ăn thẩy uống thừa,
Khôn ngăn bán lận khó ngừa buôn gian.
Cửa Sàigòn tính bán áp chế nội hàng,
Gạo bắp chở ngoại bang giành phần xuất cảng.
Dùng mưu phản gián Nam Bang,
Ðoạt thâu cho sạch vàng ngàn bạc muôn.
Nọc ăn máu nước thúi ruồng,
Khô khan lạc khí hao mòn hồn tinh.
Tính toán vốn lời mình, đừng chịu làm thinh e lỗ vốn.
Không lo,
Cướp to,
Giựt nhỏ.
Trường thương lấp ló ít người,
Nơi tay dị chủng như Trời nắng mưa.
Quốc dân ăn thẩy uống thừa,
Khôn ngăn bán lận khó ngừa buôn gian.
Cửa Sàigòn tính bán áp chế nội hàng,
Gạo bắp chở ngoại bang giành phần xuất cảng.
Dùng mưu phản gián Nam Bang,
Ðoạt thâu cho sạch vàng ngàn bạc muôn.
Nọc ăn máu nước thúi ruồng,
Khô khan lạc khí hao mòn hồn tinh.
Tính toán vốn lời mình, đừng chịu làm thinh e lỗ vốn.
(Còn tiếp)
KẾ HOẠCH 01. Lập ra chi phái 1997 tại Tòa Thánh Tây
Ninh.
Nguyên văn: Ban chỉ đạo tham mưu với Thường vụ Tỉnh ủy để thống nhất với Ban Dân
vận Trung ương, Ban Tôn giáo của Chính phú về nội dung của Hiến chương, việc
ngày làm xong trong tháng 06-1996. Việc góp ý Hiến chương nhằm đạt các yêu cầu sau:
-
Xác định tôn giáo Cao đài Tây Ninh là một
chi phái.
@@@
ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM Tây Ninh, ngày
27-5-1996
TỈNH
ỦY TÂY NINH
Số:
01-KH/TU
KẾ HOẠCH
Triển khai thực
hiện Thông báo 34/BBT của
Ban Bí thư Trung
ương đối với Cao Đài
phái Tây Ninh
I.
NHẬN ĐỊNH KHÁI
QUÁT TÌNH HÌNH VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CAO ĐÀI PHÁI TÂY NINH
Cao Đài Tây Ninh là một phái lớn nhất so
với các phái Cao Đài khác; có hệ thống tổ chức thống nhất, chặt chẽ từ khi ra
đời đến nay; có số tín đồ, chức sắc, chức việc đông nhất và có nhiều cơ sở đạo,
nơi thờ tự ở 29 tỉnh, thành trong cả nước, cũng là nơi địch lợi dụng nhen nhóm
các tổ chức chính trị phản động chống lại cách mạng.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương,
Tây Ninh tiến hành cải tạo tôn giáo Cao Đài Tây Ninh. Sau khi được học tập,
giáo dục đông đảo tín đồ, chức sắc, chức việc đã thấy được tội lỗi của một bộ
phận những người mượn danh đạo, tạo danh đời, lái thuyền đạo đi ngược dòng dân
tộc, gây tiếng xấu cho cả cộng đồng có tín ngưỡng Cao Đài nên tán thành xóa bút
(là phương tiện của kẻ lợi dụng đạo sử dụng mê hoặc tín đồ, lái đạo lệch
hướng); xóa bỏ hệ thống tổ chức như một Nhà nước trong một Nhà nước; giao cho
Nhà nước quản lý những cơ sở đạo đã bị lợi dụng làm nơi thành lập, chứa chấp tổ
chức phản động, với mong muốn làm trong sạch cửa đạo, để người tu hành thật sự
được yên ổn thực hiện tín ngưỡng của mình.
Từ đó đến nay, Cao Đài Tây Ninh cơ bản
thực hiện theo đạo lệnh 01-DL-1979 (mà nội dung cốt lõi phù hợp với chủ trương
của ta hiện nay)
- Đã từng bước chuyển sang tu hành thật sự
một cách tương đối êm thắm, xóa cơ bút, xác định đường lối hành đạo tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật, xóa bộ máy hành chính – chính trị đạo 5 cấp kiểu Nhà
nước trong Nhà nước, xây dựng bộ máy chỉ còn 2 cấp (đã ổn định đến nay hơn 16
năm); những phần tử cơ hội lợi dụng tôn giáo bị loại dần ra khỏi cơ cấu tổ chức
đạo; cơ sở thờ tự, các nghi lễ tôn giáo thuần túy được tôn trọng và thực hiện
bình thường; kinh sách và đồ dùng việc đạo được in ấn sản xuất theo luật định;
điều hành việc đạo ngày càng gắn với Mặt trận Tổ quốc, chính quyền các cấp.
- Đồng thời với việc cải tạo, Nhà nước còn
quan tâm chỉ đạo chăm lo nâng cao dần đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho
đồng bào có đạo, nhất là các vùng tập trung tín đồ Cao Đài. Nên đa số tín đồ,
chức sắc, chức việc yên tâm tu hành, ngày càng tham gia các phong trào cách
mạng ở địa phương, tham gia vào tổ chức và họa động đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc,
xây dựng chính quyền. Con em chức sắc đạo trở thành giảng viên, cán bộ cốt các
các đoàn thể ngày càng tăng
- Xóa dần những mặc cảm do lịch sử để lại
mối quan hệ đoàn kết đạo đời, đoàn kết toàn dân trong tỉnh ngày càng được xây
dựng và củng cố
Những thành quả đó đã góp phần tích cực
vào quá trình ổn định an ninh chính trị, vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh
tế xã hội ở Tây Ninh.
Tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót và nhân
tố tiêu cực bất ổn cần quan tâm giải quyết ở cả 2 phía. Đó là:
a) Về phía ta:
- Thời gian đầu sau giải phóng, trong đánh
giá tình hình tôn giáo Cao Đài, tư tưởng chỉ đạo của một số đồng chí cho rằng:
Cao Đài Tây Ninh là một đạo địa phương có quá trình lịch sử bị kẻ địch lợi dụng
chống lại cách mạng, không thể tồn tại lâu dài cần thu hẹp và khoanh lại trong
địa phương Tây Ninh, đến một lúc nào đố sẽ tiêu vong. Nên sau cải tạo, Cao Đài
Tây Ninh ra đạo lệnh 01 xác định đường lối và cơ cấu tổ chức hành đạo, được sự
nhất trí của Trung ương nên chỉ cấp chính quyền Tây Ninh thừa nhận. Do vậy,
những mặt tích cực trong thành quả cải tạo Cao Đài Tây Ninh thể hiện trong đạo
lệnh 01, cũng như mặt tích cực của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh và Hội đồng
chưởng quản không được chỉ đạo triển khai phát huy ra toàn phái. Lợi dụng tình
hình đó, những phần tử cơ hội, chống phá cải tạo đã len lõi đến các nơi, ngấm
ngầm xuyên tạc, kích động, lôi kéo tín đồ, chức sắc Cao Đài Tây Ninh vào các
hoạt động phá hoại của chúng, gây ra tâm lý hoài nghi, hành động tiêu cực trong
một bộ phận tín đồ, chức sắc, chức việc Cao Đài Tây Ninh ở một số nơi thuộc một
số tỉnh miền Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
- Việc xóa cơ bút, đưa phần lớn chức sắc
về tu tại gia, việc cầu phong cầu thăng ngưng lại, đến nay chưa có quy chế mới
để khai thông; đội ngũ chức sắc hiện có ngày càng già yếu, qua đời, số khác
không phong lên được để thay thế tiếp nối việc đạo, làm nảy sinh trong tín đồ,
chức sắc tâm trạng lo lắng bức xúc về tương lai tồn tại, phát triẻn của đạo.
Bọn xấu, cơ hội lợi dụng xuyên tạc, cho rằng: “Đó là thâm ý xóa đạo của chế độ
ta” nhằm kích động chống phá ta.
- Đạo lệnh 01 có một số điểm không cụ thể,
rõ ràng, khó thực hiện: một số điểm không còn phù hơp với chính sách đổi mới
của Đảng, Nhà nước và thực tế chuyển biến của đạo, nhưng ta chậm có giải pháp
khắc phục để hướng Cao Đài Tây Ninh hòa nhập vào quá trình đổi mới của đất
nước.
b) Về phía đạo:
Hiện nay, trong đạo Cao Đài Tây Ninh có 3
loại tâm tư nguyện vọng và 2 khuynh hướng:
- Số đông chức sắc, chức việc đang hành
đạo và tín đồ gần gũi với ta thì mong muốn sớm được Nhà nước công nhận pháp
nhân bằng Hiến chương, công nhận điều lệ công cử theo tinh thần Đạo lệnh 01 và
nghị định 69 để hành đạo toàn phái và được công cử chức sắc ké thừa tiếp nối
việc đạo. Đồng thời, cố gắng không để Cao Đài Tây Ninh bị kẻ địch lợi dụng
chống lại cách mạng như trước đây.
- Một bộ phận chức sắc, chức việc tu tại
gia (sau khi ta cải tạo Cao Đài) ít gần gũi với ta và một bội phận chức sắc
Hiệp Thiên Đài bất mãn muốn Cao Đài Tây Ninh trở lại tổ chức như cũ để: một mặt
mở rộng tôn giáo mình, mặt khác khôi phục quyền lực Hiệp Thiên Đài và bản thân
được trở lại hành đạo không còn tu tại gia để có điều kiện cầu thăng, cầu phong
lên phẩm vị cao hơn.
Trong loại này có 2 bộ phận: Một bộ phận
đã phá, không chấp nhận Đạo lệnh 01 và Hội đồng chưởng quản hiện nay, đòi lập
Ban điều hành mới để chủ trì dự thảo Hiến chương do Hội đồng chưởng quản dự
thảo theo tinh thần Đao lệnh 01, nhưng có ý đồ lồng vào những nội dung và nhiều
từ ngữ lập lờ để quá trình thực hiện sẽ lai dần giáo hội trở lại như cũ. Bộ
phận này đã lôi kéo được một số tin đồ và một số cai quản Thánh thất, Điện thờ
ở một số Tỉnh.
- Loại nguyện vọng thứ ba là của số đông
quần chúng tín đồ thì cho rằng: Bất cứ hệ thống giáo hội như thế nào? Nhà nước
có công nhận pháp nhân hay không? Và bất cứ chức sắc cao cấp nào cầm đầu? Miễn
là những nghi lễ của đạo được thực hiện đầy đủ, các Thánh thất, Điện thờ được
sửa chữa, xây mới và có chức sắc hướng dẫn thực hiện việc đọo về quan, hôn,
tang, tế sự tại địa phương là được.
Từ những tâm tư, nguyện vọng nói trên đã
hình thành trong Cao Đài Tây Ninh hai khuynh hướng:
-
Một là khuynh hướng tích cực gồm đa số tín đồ, chức sắc, chức việc mong
muốn đạo tồn tại, phát triển, nhưng tồn tại, phát triển có vị trí trong chế độ
ta. Họ mong muốn cho Hiến chương công nhận pháp nhân toàn phái. Đạo gắn với mặt
trận Tổ quốc, đoàn thể, chính quyền các cấp, có quan hệ đoàn kết tốt đời đẹp
đạo, đoàn kết toàn dân xây dựng sự ổn định để yên ổn tu hành và sản xuất, phát
triển đời sống kinh tế xã hội vừa làm tròn nghĩa vụ công dân vừa làm tròn nhiệm
vụ tín đồ, tham gia ngày càng tích cực các phong trao cách mang, các tổ chức
Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và cơ quan dân cử tại địa phương, ủng hộ Hội đồng
chưởng quản theo tinh thần Đạo lệnh 01, để xây dựng Hiến chương và tổ chức giáo
hội phù hợp. Không để phần tử xấu, cơ hội lợi dụng hướng đạo Cao Đài Tây Ninh
đi ngược dòng dân tộc.
- Hai là khuynh hướng tiêu cực gồm một bộ
phận tín đồ, chức sắc còn mặc cảm với quá trình trước kia và trong cải tạo đạo
Cao Đài sau này, bị những phần tử xấu, cơ hội, cực đoan xuyên tạc, kích động,
lôi kéo theo chủ trương của chúng là: “giữ đạo tồn tại và phát triển không theo
tinh thần đạo lệnh 01”, đưa Đạo Cao Đài trở lại như cũ, tiến tới liên kết với
các thế lực xấu trong, ngoài nước, Cao Đài hải ngoại trong các tôn giáo khác để
trở thành lực lượng đối trọng với Nhà nước ta. Khuynh hướng đòi xóa bỏ Đạo lệnh
01, quyết định 124, xóa bỏ Hội đồng chưởng quản hiện nay, lập tổ chức lãnh đạo
mới với 1 Hiến chương đưa Cao Đài Tây Ninh trở lại mô hình cũ, liên kết, móc
nối và nhận hỗ trợ của Cao Đài Hải ngoại và các thế lực thù địch bên ngoài, tạo
thế lực trong đạo, trong nước đấu tranh nới Nhà nước ta.
Ta không thể chấp nhận loại nguyện vọng
thứ hai và khuynh hướng thứ hai nói trên. Nhưng cần chú ý vận động, tách một bộ
phận tín đồ do tâm lý muốn phục hồi đạo đang bị lợi dụng ra khỏi sự tác động
của khuynh hướng xấu, cực đoan; cô lập bọn xấu, đảm bảo thắng lợi chủ trương,
chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta đối với phái Cao Đài Tây Ninh.
II –
CHỦ TRƯƠNG, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO
A –
Chủ trương, yêu cầu:
1/ Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng
theo đúng tinh thần của thông báo 34/BBT nhằm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng tôn
giáo đối với Cao đài phái Tây Ninh: Thừa nhận tư cách pháp nhân; bộ máy tổ chức
giáo hội 2 cấp; có đội ngũ chức sắc bằng công cử không sử dụng cơ bút.
2/ Bảo vệ, phát huy hành quả quá trình vận
động, thực hiện chính sách của Đảng đối với Cao đài Tây Ninh; phát huy vai trò
của Hội đồng chưởng quản trong quá trình thừa nhận pháp nhân và tổ chức giáo
hội; khôn giũ rối.
3/ Củng cố, phát huy hiệu quả vận động
quần chúng tín đồ, chức việc, chức sắc và Hội Thánh Cao đài Tây Ninh, củng cố
mối quan hệ đoàn kết đạo, đời; đoàn kết nhân đân trong tỉnh; tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước rong tổ chức thực hiện chủ trương,
chính sách đối với tôn giáo Cao đài.
4/ Qua triển khai tốt chính sách, xây dựng
phát triển lực lượng cốt cán tín đồ, chức việc, chức sắc; củng cố, phát huy vai
trò đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc trong quần chúng tín đồ và vùng tập trung tôn
giáo Cao đài.
5/ Ngăn ngừa và loại bỏ bọn xấu, cơ hội,
cực đoan lợi dụng đạo Cao đài phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết đạo đời.
B –
Nguyên tắc chỉ đạo:
-
Việc
của đạo phải do tự thân đạo giải quyết, có sự lãnh đạo, hướng dẫn giúp đỡ của
ta.
-
Tiến
hành từng bước khẩn trương, chặt chẽ; dựa vào quần chúng và bằng phong trào quần
chúng để thực hiện tốt chủ trương, chính sách trong quá trình triển khai.
III – NHỮNG VIỆC
LÀM VÀ BƯỚC ĐI CỤ THỂ:
Bước
1: Triển khai thống nhất
1/ Đề nghị Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn
giáo của Chính phủ chủ trì mở hội nghị gồm các ngành liên quan ở Trung ương,
các tỉnh có tín đồ và cơ sở Cao đài Tây Ninh để cùng nhau thống nhất cao về chủ
trương biện pháp và thời gian tiến hành (trong tháng 6).
2/ Sau đó Tây Ninh triển khai trong nội bộ
thông suốt từ tỉnh, huyện, xã, chậm nhất 20-6 cho xong. (Nếu các tỉnh bạn đồng
ý thì cùng triển khai xong trong nội bộ tỉnh mình).
3/ Cũng trong thời gian này Ban chỉ đạo
triển khai thực hiện Thông báo 34/BBT của Ban Bí thư đối với Cao đài Tây Ninh,
cử người trực tiếp làm việc với Hội đồng Chưởng quản nói rõ mục đích yêu cầu và
chủ trưởng của Đảng, Nhà nước ta hiện nay đối với các phái Cao đài trong đó có
phái Cao đài Tây Ninh. Dự kiến thời gian tiến hành để Hội đồng Chưởng quản
thống nhất thực hiện.
Qua trao đổi này Ban chỉ đạo thực hiện
Thông báo 34 hướng dẫn Hội đồng Chưởng quản hình thành Ban tổ chức tiếp nhận
pháp nhân của Chính phủ cấp cho đạo Cao đài Tây Ninh (gọi tắt là Ban tổ chức).
Lập tờ trình kèm theo danh sách nhân sự và kế hoạch để Chính phủ hoặc Ban Tôn
giáo của Chính phủ chấp nhận Ban tổ chức. Ban tổ chức phải bảo đảm thành phần:
Hội đồng Chưởng quản là nồng cốt có một số chức sắc ngoài tỉnh tham gia. Bản tổ
chức có các nhiệm vụ:
-
Soạn
thảo kế hoạch tiếp nhận pháp nhân.
-
Triển
khai nội bộ Cao đài Tây Ninh về chủ trương của Đảng và Nhà nước về kế hoạch của
Ban Tổ chức để toàn đạo thông suốt và tiến hành.
-
Soạn
thảo Hiến chương.
-
Dự
kiến nhân sự Ban lãnh đạo mới của Cao đài Tây Ninh (tạm gọi là Hội đồng Chưởng
quản mới).
-
Dự
thảo chương trình hành đọa nhiệm kỳ tới.
-
Tổ
chức hội nghị Hội thánh mở rộng để thông qua Hiến chương và Hội đồng Chưởng quản
mới (Sau đó lập tờ trình lên Chính phủ để được phê duyệt), thông qua chương
trình hành đạo nhiệm kỳ tới.
-
Tổ
chức lễ đón nhận pháp nhân và công bố Hội đồng Chưởng quản mới.
Để hình thành được Ban Tổ chức có một số
chức sắc ngoài tỉnh tham gia, Ban Tôn giáo của Chính quyền tỉnh Tây Ninh sẽ
giới thiệu một số vị trong Hội đồng Chưởng quản đến một số tỉnh liên hệ các cơ
quan chức năng để chọn cử nhân sự.
Việc lập Ban Tổ chức, vạch kế hoạch và tờ
trình lên Chính phủ xong trước ngày 20-06-1996.
Bước
2: Thực hiện cụ thể
1/ Ban chỉ đạo tham mưu với Thường vụ Tỉnh
ủy để thống nhất với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo của Chính phú về nội
dung của Hiến chương, việc ngày làm xong trong tháng 06-1996. Việc góp ý
Hiến chương nhằm đạt các yêu cầu sau:
-
Xác
định tôn giáo Cao đài Tây Ninh là một chi phái.
-
Không
sử dụng cơ bút.
-
Bộ
máy giáo hội 2 cấp.
-
Từ
ngữ rõ ràng, tránh hiểu lầm.
2/ Ban chỉ đạo (cụ thể là công an và Ban
Tôn giáo của chính quyền) tham mưu với Thường vụ Tỉnh ủy về nhân sự Hội đồng
Chưởng quản mới để trao đổi trước với các tỉnh bạn thống nhất và hướng dẫn Ban
Tổ chức chọn lựa dự kiến. Chậm nhất giữa tháng 07-1996 xong. Yêu cầu của việc
chuẩn bị nhân sự này ít nhất phải đạt 80% theo dự kiến (58/73) và phải có một
số chức sắc sống ngoài tỉnh Tây Ninh tham gia Hội đồng Chưởng quản mới.
3/ Hướng dẫn và giúp đỡ Ban Tổ chức chọn
cử đại biểu về dự hội nghị Hội thánh mở rộng gồm phẩm giáo hữu và tương đương
trở lên là đại biểu chính thức, và mỗi tỉnh có cơ sở và tín đồ Cao đài Tây ninh
được cử đại biểu từ 1 đến 5 người là địa biểu dự thính (ước chức sắc 200 + 100
= 300) thực hiện cuối tháng 7 xong.
4/ Ban chỉ đạo triển khai học tập trong
quần chúng qua các đoàn thể và Mặt trận để hiểu rõ chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta đối với tôn giáo Cao đài Tây Ninh, chống lại những luận điệu xuyên tạc
của bọn xấu (từ tháng 7 đến tháng 8). Nếu có trường hợp quá khích phải đưa ra
quần chúng trấn áp, công khai hóa.
5/ Ban chỉ đạo giúp đỡ và hướng dẫn Ban Tổ
chức mở hội nghị Hội thánh mở rộng thông qua Hiến chương và Hội đồng Chưởng
quản mới, lập tờ trình lên Chính phủ (đầu tháng 8).
6/ Ban chỉ đạo giúp đỡ và hướng dẫn lễ đón
nhận pháp nhân (25/9 tức 13/8 âm lịch).
Bước
3: Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả (cuối tháng
9 hoặc đầu tháng 10).
IV –
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Thành lập Ban chỉ đạo: (Có quyết định
Ban chỉ đạo kèm theo)
Ban chỉ đạo tiếp tục những việc làm của Tổ
18 và tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy phố hợp với các Tỉnh bạn dưới sự chỉ đạo
của Trung ương để thực hiện kế hoạch này.
Thành viên Ban chỉ đạo có quyền sử dụng
cán bộ dưới quyền mình để giúp việc. Khi cần thiết, Ban chỉ đạo đề nghị Thường
vụ Tỉnh ủy huy động thêm cán bộ các ngành khác.
2/ Ban chỉ đạo giữ mối liên hệ thường
xuyên với Bân Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo của Chính phủ và các Tỉnh bạn,
hàng tuần có báo cáo cho Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn
giáo của Chính phủ, Tổ phái viên 1 và thông báo đến các Tỉnh ạn về diễn biến
tình hình chung và tiến độ thực hiện.
3/ Các ngành chức năng và Thường vụ Huyện
ủy Hòa Thành trong Ban chỉ đạo có quyền lập kế hoạch riêng theo chức năng của
mình – nhưng không trái với kế hoạch chung, đồng thời phải được Ban chỉ đạo góp
ý.
4/ Ban Tuyên giáo biên soạn tài liệu để
triển khai học tập thống nhất.
5/ Ban chỉ đạo lập dự trù kinh phí toàn bộ
cho công tác này thông qua Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt.
V –
KIẾN NGHỊ:
Để bảo đảm tốt trong quá trình thực hiện
Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh kiến nghị Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo của
Chính phủ, Bộ nội vụ cử cán bộ về giúp đỡ Tây Ninh, có văn bản chỉ đạo chung để
thống nhất các Tỉnh, thành bạn.
Xin đề nghị với thường vụ Tỉnh ủy, Thường
vụ thành ủy bạn qua Ban Dân vận, Ban Tôn giáo chính quyền, Công an giúp đỡ và
phối hợp chặt chẽ với Tây Ninh về chọn lựa nhân sự cho Ban Tổ chức, thành viên
Hội đồng Chưởng quản mới, đại biểu về dự đại hội và các vấn đề khác có liên
quan.
TM.
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY TÂY NINH
Bí
Thư
Nguyễn
Văn Rốp
Liên Hiệp Quốc
|
A/HRC/28/66/Add.2
|
ĐẠI HỘI ĐỒNG.
Distr.: General
30 tháng 1 năm
2015
(Bản dịch của
BPSOS và Liên Minh cho một Việt Nam Tự
Do và Dân Chủ)
Hội đồng Nhân
quyền
Kỳ họp thứ 28
Chương trình nghị
sự 3
(Tiếp theo 3 và
hết.)
TRANG 15
Mục Nguyễn Văn Lý tại nhà tù Nam Hà, một người điển
hình là một tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị (15). Ông cảm thấy thất
vọng là có rất nhiều người tù lương tâm như Cha Lý đang hiện hữu ở Việt Nam.
74/. Những cá nhân khác, như các thành viên của Giáo
Hội Tin Lành Mennonite cũng đã phải thường xuyên chịu đựng các cuộc bố ráp, tấn
công thô bạo của công an; bị mời lên "làm việc" với công an rất nhiều
lần; bị tra tấn trong các nơi giam giữ; chính quyền gây áp lực với các thành
viên trong gia đình của những người này, đặc biệt là đối với những người tị nạn
tôn giáo đang bị đàn áp; các hành vi phá hoại và phá hủy: các nơi thờ phượng,
nghĩa trang và nhà kho chứa đồ tang lễ và nhà cửa; tịch thu tài sản; và áp lực
một cách có hệ thống để người dân không còn muốn tham gia vào các hoạt động tôn
giáo, hoặc phải bỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của họ.
Kết quả của các áp lực và đàn áp này là một số người
đã rời bỏ hay trốn khỏi quê hương của họ vì lý do tôn giáo. Báo cáo viên đặc
biệt muốn nhấn mạnh rằng việc đăng ký chính thức với Chính phủ cũng không có gì
đảm bảo rằng tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng sẽ được chính phủ tôn trọng.
75/. Mục đích của chuyến thăm viếng một quốc gia nào
đó của Báo cáo viên đặc biệt không phải là để lượng giá đầy đủ về các trường
hợp cá biệt, vì như thế sẽ đòi hỏi nhiều thông tin hơn mới có được một cái nhìn
đúng đắn về các dữ kiện liên quan đến tất cả các phe phái liên hệ. Mục đích của
cuộc viếng thăm này chỉ là để đánh giá độ khả tín của những cáo buộc khác nhau
liên quan đến vấn đề nhân quyền, và nhận diện được những tương phản hay thách
thức lớn. Không mang một thiên kiến nào về sự chính xác của các sự kiện xảy ra
trong tất cả các trường hợp mà ông đã lưu tâm đến, Báo cáo viên đặc biệt đã đi
tới kết luận là những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng là một thực thể ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn, nhưng không có
nghĩa là chỉ xảy ra tại nông thôn mà thôi.
76/. Sự đánh giá tổng quát này không chỉ căn cứ vào
các cuộc phỏng vấn và các tài liệu được cung cấp bởi người bảo vệ nhân quyền và
các thành viên của các cộng đồng tôn giáo khác nhau, mà còn được quan sát tại
chỗ bởi Báo cáo viên đặc biệt trong chuyến thăm viếng quốc gia này, sự đánh giá
này được tóm lược như sau:
•/ Thường nhận
thấy thái độ xem thường và tiêu cực đối với các quyền của người thiểu số và cá
nhân thực hành các tôn giáo hay tín ngưỡng không đăng ký.
•/ Những lý do
thường được nêu ra nhưng không được xác định rõ ràng như "lợi ích của đa
số" hay lợi ích của "đoàn kết và hòa hợp dân tộc" hay "phá
rối trật tự công cộng".
•/ Những quy
định quá rộng nhằm hạn chế quyền con người nói chung, dẫn đến sự hạn chế quyền
tự do tín ngưỡng và tôn giáo về mọi mặt.
•/ Các điều
khoản mơ hồ trong Bộ luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là điều 258 liên quan đến
việc "lạm dụng" các quyền tự do dân chủ.
•/ Sự khiếm
khuyết những điều khoản hữu hiệu cho phép nạn nhân được tiếp cận với những biện
pháp kêu cầu trong ngành tư pháp.
77/. Những điều kiện trên tạo ra tình trạng dễ tổn
thương mang tính cơ cấu cho một số cá nhân và cộng đồng phù hợp với các báo cáo
vi phạm được mô tả ở trên.
78/. Báo cáo viên đặc biệt muốn nhấn mạnh trong bối
cảnh này là, trong nhiều cuộc thảo luận với các thành viên của các cộng đồng
tôn giáo, mà một số trong đó có đăng ký chính thức với chính quyền và hợp tác
với Mặt trận Tổ quốc, những người này đã cho thấy có một nhận thức tổng quát về
sự hạn chế quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng hiện nay và những thử thách do
điều đó gây ra. Thật đáng ngạc nhiên là những vị đứng đầu của ngành tư pháp
dường như chưa bao giờ xét xử bất kỳ một vụ án nào được đưa ra tòa liên quan
đến sự xâm phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
79/. Một khía cạnh quan trọng đã được nêu lên trong
nhiều cuộc thảo luận liên quan đến sự phân cách giữa thành thị và nông thôn.
Các điều kiện/nghi thức của các cộng đồng tôn giáo có thể thay đổi khá nhiều
tại các vùng khác nhau của đất nước. Hơn nữa, dường như chính sách ở cấp trung
ương không được truyền đạt một cách hữu hiệu đến các cơ quan tại địa phương, do
đó có một sự cách biệt giữa sự hiểu biết và sự thực hiện các chính sách này.
(15)/ Xin xem sự tố giác của Báo Cáo viên Đặc Biệt liên
quan đến vụ (E/CN. 4/1991/56, đoạn 86; E/CN.4/1993/62, đoạn 68; A/56/253, đoạn
77; A/HRC/7/10/Add.1, các đoạn 301-303; và A/HRC/16/53/Add.1, các đoạn 422-427)
A/HRC/28/66/Add.2
TRANG 16
Tuy nhiên, chúng ta không thể gán các khuyết điểm đó
là do sự thiếu sót của chính quyền địa phương. Chính quyền trung ương cần phải
xem xét các chính sách và sự chỉ dẫn này để đảm bảo việc thực hiện các chính
sách này tương thích với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Chúng ta cũng không
thể đổ lỗi cho các khiếm khuyết này là do sự thiếu giáo dục của người dân làng
hoặc những người ở vùng nông thôn, vì rằng những thách thức hay khó khăn được
mô tả ở đây có tính chất hệ thống, bằng chứng là các sự kiện này đã được quy
định trong các điều luật của quốc gia.
VII/.
Kết luận và khuyến nghị
80/. Các điều khoản cần thiết được ấn định cho các
chuyến viếng thăm các nước của Báo cáo viên đặc biệt bao gồm: "được tiếp
xúc với các nhân chứng và các cá nhân khác một cách kín đáo và không có sự giám
sát " và "Chính phủ bảo đảm rằng những viên chức chính phủ hay tư nhân
đã tiếp xúc với Báo cáo viên đặc biệt [...] liên quan đến các công tác mà ông
ta thực thi sẽ không bị đe dọa, quấy rối hoặc trừng phạt hay truy tố ra toà
". Những vụ việc có tính cách đe dọa nghiêm trọng và các trường hợp vi
phạm trắng trợn các nguyên tắc bảo mật đã khiến cho chuyến viếng thăm nước
Việt Nam không được hoàn tất.
81/. Sự gián đoạn cuộc thăm viếng này thật là đáng
tiếc khi Báo cáo viên đặc biệt đã nhìn thấy một số tiến bộ tích cực, đặc biệt
là ở cấp chính quyền trung ương. Nhiều đại diện của các cộng đồng tôn giáo đều
đồng ý rằng, mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra, phạm vi hoạt
động của các tôn giáo đã được chính quyền nới rộng ra trong những năm gần đây.
Một số cộng đồng tôn giáo đã bị cấm hoạt động sau năm 1975, nay đã được phép
hoạt động. Sinh hoạt của các tôn giáo khác nhau đã trở thành hiện thực trên
nhiều vùng của đất nước, và các cộng đồng tôn giáo này cùng sinh hoạt với nhau
một cách hoà hợp. Hơn nữa, một số đại diện của các
cơ quan Chính phủ đã bày tỏ thái độ muốn cứu xét và sửa đổi nội dung của Pháp
lệnh hiện hành về tín ngưỡng và tôn giáo, và đang chuẩn bị soạn một dự thảo
luật liên quan đến các vấn đề này.
82/. Một cái nhìn giản lược để xét định về sự phát
triển của tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Việt Nam là tình trạng của các cộng
đồng tôn giáo độc lập hoặc không đăng ký. Như trình bày ở trên, việc hành xử quyền
tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không thể tuỳ thuộc vào các việc mà chính quyền
chấp thuận trên phương diện hành chánh, mà là một quyền tất yếu và phổ quát của
con người đã có trước khi đăng ký hoặc được chính phủ công nhận. Tuy nhiên,
trong tình thế hiện nay, sự tồn tại của các tôn giáo độc lập rất bấp bênh và bị
hạn chế, đây là một sự vi phạm trắng trợn điều 18 của Công ước Quốc tế về các
Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam đã là một quốc gia thành viên từ năm
1982.
Các điều luật về hoạt động tôn giáo sắp được đưa ra
bàn thảo, và có thể được ban hành vào năm 2016, là một cơ hội để chỉnh đốn lại
tình trạng này.
83/. Trong bối cảnh này, Báo cáo viên đặc biệt xin đưa
ra các khuyến cáo sau đây:
(a)/ Chính phủ nên giảm bớt sự kiểm soát cũng như hạn chế các
hoạt động tôn giáo để đưa đến các sinh hoạt đa dạng và tự do của các tôn giáo
tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, tình trạng hoạt động của các cộng đồng tôn
giáo hay tín ngưỡng độc lập được xem như là một thẩm định về sự dung dị xã hội
nói chung;
(b)/ Điều 38
của Pháp lệnh 21 về tín ngưỡng và tôn giáo nói về các hiệp ước quốc tế quan
trọng có tính cách phủ quyết những luật lệ quốc nội không thích ứng, cần được
thực hiện tối đa. Điều này đòi hỏi những cải cách sâu rộng từ việc làm luật cho
đến việc thực thi các điều luật này;
(c)/ Các quy
định pháp lý liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cần được tu chỉnh cho
phù hợp với Điều 18 của Công ước Quốc tế. Điều này bao gồm việc bảo vệ tối đa
phạm vi nội tâm về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như việc thiết lập đúng
đắn các biện pháp chế tài liên quan đến sự diễn đạt tư tưởng về tôn giáo ở phạm
vi hướng ngoại;
(d)/ Các quy
định pháp lý mơ hồ không rõ ràng dùng để hạn chế quyền tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng và nhân quyền, chẳng hạn như sự diễn giải điều 258 của Bộ luật hình sự liên
quan đến việc "lạm dụng" tự do, cần được xoá bỏ và thay thế bằng định
nghĩa chính xác để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế;
..................
A/HRC/28/66/Add.2
TRANG 17
(e)/ Chính phủ cần làm sáng tỏ việc đăng ký chính thức
của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng với chính quyền, rằng đó chỉ là một
đề nghị chứ không phải là một đòi hỏi pháp lý. Các dự luật mới về các sinh hoạt
tôn giáo cần đơn giản hóa các đòi hỏi việc đăng ký của các cộng đồng tôn giáo;
(f)/ Các Ủy ban Tôn giáo Chính phủ cần khuyến cáo và
tư vấn cho Chính phủ trong các dự thảo luật cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc
tế về sự bảo vệ và phát triển quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Huấn luyện
và hướng dẫn cho chính quyền địa phương về các luật lệ và những vấn đề liên
quan đến tự do tôn giáo và tín ngưỡng;
(g)/ Các cộng đồng tôn giáo hay tín
ngưỡng, vì lý do nào đó, không có hoặc không muốn đăng ký chiếu theo Pháp lệnh
21 hiện hành (hoặc các luật trong tương lai nhằm thay thế Pháp lệnh này), phải
được quyền chọn lựa một hình thức pháp nhân khác, để có thể thực hiện được các
chức năng quan trọng cho tôn giáo họ.
Điều này đòi hỏi những cải cách tương ứng của các luật lệ ấn định về sinh hoạt
của các hội đoàn, mà hiện nay đang được bàn thảo;
(h)/ Các hạn chế áp đặt lên các cộng đồng tôn giáo
theo Pháp lệnh 21 cùng với Nghị định 92 cần được giảm thiểu để phù hợp với tinh
thần của Điều 18 của Công ước Quốc tế.
(i)/ Cần đặt ưu tiên trong cải cách pháp luật hiện
hành nhằm tạo điều kiện giúp cho các nạn nhân cổ suý hay tranh đấu cho quyền tự
do tôn giáo và tín ngưỡng, hay quyền này của chính họ bị xâm phạm, được khiếu
kiện chính quyền và được bồi thường trong một hệ thống tư pháp độc lập;
(j)/ Các giới chức nhà nước và các nhà lãnh đạo tôn
giáo nên kiềm chế không được công khai chống phá các nhóm tôn giáo độc lập, kể cả
việc chống phá qua các phương tiện truyền thông;
(k)/ Nhà nước cần điều tra các cáo buộc về vi phạm tự do
tôn giáo hay tín ngưỡng và các nhân quyền khác;
(l)/ Đất đai có liên quan đến các cộng đồng tôn giáo,
như nghĩa trang, nơi thờ phượng, cần được chính quyền xét xử một cách công bằng
và tế nhị. Cộng đồng và đại diện của họ phải được quyền khiếu nại về những
quyết định được xem là xâm phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng hay các nhân quyền
khác;
(m)/ Chính phủ cần có một thái độ cởi mở về sự thành
lập các cơ sở huấn luyện các giáo sỹ. Việc lựa chọn các ứng viên và sắp đặt
chương trình huấn luyện phải được hoàn toàn giao phó cho các cộng đồng tôn
giáo;
(n)/ Chính phủ cần cởi mở hơn đối với sự hoạt động của
các trường dạy về tôn giáo cao hơn trình độ mẫu giáo;
(o)/ Chính phủ nên cho phép việc giảng dạy tại các
trường học phổ thông những tài liệu công bằng và chính xác về các tôn giáo và
tín ngưỡng. Các tài liệu này cần phản ánh đúng theo quan niệm và sự hiểu biết
của các cộng đồng tôn giáo liên quan;
(p)/ Tù nhân cần được hưởng quyền tự do tôn giáo hoặc
tín ngưỡng, cũng như được quyền sở hữu và xử dụng tài liệu tôn giáo hoặc các đồ
vật khác dùng trong việc thờ phụng. Nên cho phép họ được liên lạc với một vị
giáo sỹ thuộc một tôn giáo nào họ muốn;
(q)/ Các Ban Tôn giáo Chính phủ nên đóng một vai trò
quan trọng trong việc hướng dẫn và huấn luyện các viên chức thuộc chính quyền
địa phương và các nhân viên công an về sự diễn dịch các quy định liên quan đến
và phù hợp với các nhân quyền phổ quát;
(r)/ Chính phủ nên loại bỏ các đơn vị công an đặc
biệt, chẳng hạn như Đơn Vị 41 / PA 38, mà dường như để thi hành các phần vụ có
tính cách gây tranh cãi, trái với mục đích bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng;
(s)/ Báo cáo viên đặc biệt muốn nhấn mạnh lời yêu cầu
của ông ta, mà Chính phủ xác nhận sự cam kết của họ, là những người mà ông đã
gặp hoặc dự định sẽ gặp sẽ không bị trả thù dưới bất cứ hình thức nào;
(t)/ Báo cáo viên đặc biệt, mong muốn được tiếp tục
hợp tác với Chính phủ, sẵn sàng dùng khả năng chuyên môn của mình trong việc
duyệt xét lại các dự thảo luật đang được soạn thảo chiếu theo các tiêu chuẩn
quốc tế. Ông cũng muốn thực hiện một chuyến thăm viếng tiếp theo tại Việt Nam
trong một tương lai gần trong việc tiếp tục hợp tác với Chính phủ, và thẩm định
các khuyến nghị của ông đã được xem xét và thực hiện ra sao.
84/. Báo cáo viên đặc biệt muốn đưa thêm một số khuyến
nghị gửi tới cộng đồng quốc tế:
(a)/ Các tổ chức
nhân quyền quốc tế nên lưu ý kỹ càng và báo cáo về tình hình tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là tình trạng của các thành viên của các cộng
đồng tôn giáo không được chính phủ công nhận;
A/HRC/28/66/Add.2
TRANG 18
(b)/ Các tổ chức
liên chính phủ tiếp xúc với những người tị nạn từ Việt Nam nên thẩm định một
cách kỹ lưỡng về các cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trước sự áp
chế và đàn áp nghiêm trọng đang diễn ra, đặc biệt là đối với các cộng đồng tôn
giáo độc lập;
(c)/ Hội đồng
Nhân quyền nên có hành động về những cáo buộc liên quan đến các sự đe dọa và
trả thù những người đã hợp tác với người thi hành nhiệm vụ giao phó trong các
chuyến thăm viếng của họ;
(d)/ Phái đoàn
quốc gia của Liên Hiệp Quốc nên xem xét việc tổng hợp các quan sát và khuyến
nghị trong báo cáo này trong bản đánh giá chung về quốc gia / Khung Sườn Hỗ Trợ
Phát Triển của Liên Hiệp Quốc, và giám sát việc thực hiện các khuyến nghị, song
song với những khuyến nghị đã được chấp thuận thông qua các cơ quan hiệp ước và
thủ tục duyệt xét định kỳ phổ quát.
HẾT.
MỤC LỤC BNS HBCS 05.
1/- Hiểm họa từ Tàu Cộng. Trang 01.
2/- Đức Hộ Pháp chúc xuân năm Ất Mùi (1955). Tr 07
3/- Trích văn Âu Du Ký: Đức Hộ Pháp gặp Phạm Văn Đồng.
Tr 10.
4/- Ngụ đời tiếp theo. Tr 13.
5/- Kế hoạch 01: Lập ra chi phái tại Tây Ninh năm
1997. Tr 15.
6/- Báo cáo của Đặc phái viên LHQ về tự do tôn giáo.
Tr 22.
HẾT.