Trang

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

2533. HẾT THUỐC RỒI.


Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TPHCM 'báo động'

Ô nhiễm môi trường ở hai thành phố lớn đã đến mức báo độngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔ nhiễm môi trường ở hai thành phố lớn đã đến mức báo động
Ô nhiễm không khí đang ngày trang trầm trọng ở hai thành phố lớn của Việt Nam, theo các báo cáo mới.
Reuters đăng bài hôm 30/1 cho hay cả năm 2017, thủ đô Hà Nội chỉ có đúng 38 ngày có không khí sạch.
Theo đó, ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã ngang ngửa thủ đô khói bụi Bắc Kinh của Trung Quốc, theo thông tin ban đầu của một báo cáo từ Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID).

"Chỉ có hơn một tháng là có không khí sạch," cố vấn kỹ thuật tại GreenID, Lars Blume, cho Reuters biết.
"Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của nhiều người - họ vẫn phải ra ngoài và đi làm - và trong nhiều trường hợp rất khó để biết liệu không khí sạch hay bẩn," ông Blume nói với Reuters.

Nguyên nhân chính: xe cộ, công trường, xí nghiệp
Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội xảy ra do ba yếu tố, bao gồm việc các công trường xây dựng ngày càng mọc lên, các lượng xe ô tô và xe máy gia tăng, và việc thiêu đốt phế phẩm nông nghiệp ngoài trời.
Nhưng nghiên cứu cho thấy các ngành công nghiệp nặng như nhà máy thép, xi măng và các nhà máy nhiệt điện than gần trung tâm thủ đô cũng là các nhân tố lớn góp phần vào lượng khí thải.
Theo tổ chức phi lợi nhuận này thì tình hình đang theo chiều hướng xấu hơn vì Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than.
Hà Nội chỉ có đúng 38 ngày có không khí sạch vào năm 2017Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionHà Nội chỉ có đúng 38 ngày có không khí sạch vào năm 2017

Tình hình ở TPHCM

Trong khi đó ở TP HCM, vào đầu tháng Một, mức ô nhiễm môi trường đã lên đến mức báo động.
PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết tại một tọa đàm hôm 3/1 rằng tại TPHCM, ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng báo động với sức khỏe người dân.
Ông Bằng nhận định tại Việt Nam, ô nhiễm không khí khiến khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mỗi năm, theo trích dẫn trên báo Công an Nhân dân.
Cũng ở tọa đàm này, TS Lê Việt Phú, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế, ĐH Fulbright, nhìn lại năm 2013 và cho rằng thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí tại Việt Nam vào năm 2013 có thể lên đến trên 10 tỉ đôla.
Thiệt hại về người dẫn đến thiệt hại về kinh tế thông qua việc mất thu nhập và giá trị mạng sống, ước tính tương đương khoảng 250.000 đôla/người.
Với số lượng người tử vong vì ô nhiễm không khí, thiệt hại về kinh tế có thể chiếm 0,9-1,4% GDP, theo TS Phú.
Một nhà máy ở khu công nghiệp tại Đà NẵngBản quyền hình ảnhLILLIAN SUWANRUMPHA/AFP/GETTY IMAGES
Image captionMột nhà máy ở khu công nghiệp tại Đà Nẵng

Biện pháp?

Từ giữa 2016, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một kế hoạch hành động quốc gia để kiểm soát và giám sát lượng khí thải và cải thiện chất lượng không khí.
Hà Nội dự tính sẽ lắp đặt 70 trạm giám sát không khí.
Nhưng GreenID mong muốn chính phủ phải lắp đặt hệ thống này trên toàn quốc và công bố số liệu về không khí công khai.
Đồng thời phải cải thiện việc kế hoạch hóa đô thị, đầu tư vào năng lượng tái tạo, phương tiện giao thông công cộng, báo cáo của GreenID viết.
Còn TS Lê Việt Phú đề nghị Việt Nam phải áp dụng một tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng không khí, từ mức 25 microgram hiện tại xuống 15-20 microgram.
PGS.TS Hồ Quốc Bằng thì đề xuất nếu khu vực quận, huyện nào đó có chỉ số ô nhiễm không khí trên mức cho phép thì các cơ quan quản lý nên dừng việc quy hoạch phát triển các nhà máy, khu công nghiệp, hạn chế phương tiện giao thông đi lại…
Đồng thời, ông nói thêm rằng các nhà máy cần có mới giới hạn xả thải, tức trong một tháng hay một quý, họ chỉ được thải một lượng khí thải nhất định.