Trang

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

2507. 20. 01. 2018 ĐỒNG LOẠT PHẢN ĐỐI BOT.

Bạn Hữu Đường Xa – Hãy đồng loạt dừng xe tại các… BOT hút máu dân!
Bởi
Báo Tiếng Dân. 12/01/2018.
Nguyễn Bác Tài
12-1-2018
Còn chờ gì nữa mà chúng ta không đồng loạt biểu tình trên cả nước? Từ Bắc vào Nam biết bao là trạm thu phí vô lý?
Hãy cùng nhau lên tiếng! Miền Nam gọi, Miền Bắc trả lời!
Tại sao chúng ta không đồng loạt dừng xe trên cả nước bắt đầu từ ngày 20/1/2018 này? Tôi đảm bảo với các bạn là: Nếu chúng ta đồng lòng cùng đồng loạt dừng xe tại tất cả các trạm thu phí sai trái kia, chỉ 2 ngày thôi là Nhà nước sẽ phải nhượng bộ mà tống cổ hết tất cả các trạm thu phí trấn lột, các trạm thu phí hút máu dân này!
Chúng ta sẽ thành công!

***
Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Các Mác đã có câu nói nổi tiếng với con gái: “Hạnh phúc là đấu tranh”! Thật vậy, mỗi lần xả trạm, mặc dù tôi chỉ được trực tiếp chứng kiến 2 lần, còn lại là qua báo chí, nhưng lần nào cũng thấy rất sung sướng, lòng rạo rực! Hoan hô các bạn!
Mỗi lần xả trạm là một lần chiến thắng! Hoan hô các bạn!
Thủ phạm của BOT hút máu dân chính là tên Đinh La Thăng!
Các BOT nhan nhản đang hút máu dân: “Trong khi Campuchia vừa bỏ trạm thu phí cuối cùng trên QL4 thì ở Việt Nam, 88 trạm thu phí đang bủa vây DN và người dân”. (Infographic BOT – Thiên la địa võng – Dân Việt) – Thủ phạm của chúng không ai khác chính là Đinh La Thăng – Nguyên Bộ trưởng bộ Giao Thông, hiện ông ta và đồng bọn đang đứng trước vành móng ngựa. Mỗi một trạm thu phí không đúng mà chúng ta phản ứng dữ dội là giúp cho Đảng và Chính Phủ mà đứng đầu là bác Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc biết thêm một tội lỗi mà tên Đinh La Thăng và đồng bọn gây ra.
Ảnh: Dân Việt
Mỗi một trạm thu phí không đúng mà chúng ta phản ứng dữ dội là thêm vài năm tù cho Thăng cùng đồng bọn!
Vậy đó, các bạn đang làm một việc cực kỳ to lớn! Vô cùng ý nghĩa! Lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhận phong trào của các bạn! Hiện nay phong trào của chúng ta đang được Đảng và cả chính phủ ủng hộ, bằng chứng là nhiều các báo chí đưa tin rất kịp thời, Chính phủ xử lý rất kịp thời.
Còn chờ gì nữa mà chúng ta không đồng loạt biểu tình trên cả nước? Từ Bắc vào Nam biết bao là trạm thu phí vô lý?
Hãy cùng nhau lên tiếng! Miền Nam gọi, Miền Bắc trả lời!
1. Thu phí ở A để hoàn vốn cho B là… sai!
Phát biểu tại tọa đàm “Dự án BOT – Chính sách và giải pháp” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển tổ chức ngày 8/9, TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng đang tồn tại tình trạng “thu phí BOT như kiểu trấn lột”, không ít người dân chỉ đi qua trạm thu phí mà không đi trên đường nhưng cũng phải nộp phí.
“Con đường về quê của tôi bao năm phải đi qua một trạm thu phí BOT “đặt nhầm chỗ”…Trạm thu phí Tào Xuyên được dựng trên Quốc lộ số 1, thu phí cho đường tránh thành phố Thanh Hóa…Thời gian thu phí dự kiến hơn 20 năm, mới thu 7 năm đã có lãi.
Mỗi lần nghĩ đến con đường về quê, tôi hiểu “cảm xúc công lý” bất bình của những người phải đóng tiền qua trạm thu phí Cai Lậy những ngày qua.” (Cú sốc BOT – VnExpress)
2. Chỉ có một con đường mà thu phí là… sai!
Ông Nguyễn Phước Thọ, nguyên Tổng lãnh sự quán tại Lào cho biết ở Thái Lan các trạm BOT thường đặt trên những tuyến đường riêng, chất lượng cao, dành cho những người sẵn sàng chi tiền để được đi lại thuận lợi hơn. “Ở Việt Nam thì một số khu vực chỉ có tuyến đường đó và mọi phương tiện phải đi vào nên buộc phải mất phí”, ông Thọ nói. 
“Một số chuyên gia tại buổi tọa đàm cho rằng, hiện nhiều nhà đầu tư BOT “tay không bắt giặc” bởi cơ chế ưu đãi chỉ định thầu. Doanh nghiệp không cần kinh nghiệm, vốn hay chuyển giao công nghệ. Sau khi vào được dự án, hầu hết vốn sẽ đi vay, thực hiện thì thuê đơn vị thi công. ”
“Theo các chuyên gia lĩnh vực GT-VT, Nhà nước phải luôn bảo đảm hạ tầng giao thông tối thiểu cho người dân đi lại. Còn những dự án đường tránh, đường cao tốc làm thêm cần kêu gọi NĐT tư nhân thì phải rõ ràng, minh bạch. Về nguyên tắc, đối với dự án BOT là làm ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó, không có quy định nào cho làm đường một chỗ lại đặt trạm thu phí ở chỗ khác. Đường tránh do tư nhân xây dựng thì trạm thu phí phải dời vào đó mới hợp tình, hợp lý…” Ấy vậy mà: Suốt từ Bắc vào Nam
3. Chỉ đi được… tàu hỏa, còn ô tô thì… cầu yếu!
“Chiều tối 17.6, người dân tiếp tục phản ứng chủ đầu tư dự án BOT cầu Việt Trì lắp đặt ụ cấm ô tô. Tới gần 1 giờ sáng 18.6, với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, sự việc mới được giải quyết.
…Theo ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ, việc phân luồng giao thông không cho phép ô tô đi qua cầu Việt Trì cũ, căn cứ vào kết quả kiểm định cầu được thực hiện từ tháng 7.2015. Theo đó, Bộ GTVT đã quyết định tạm thời cấm xe ô tô lưu thông qua cầu, các phương tiện xe thô sơ, xe máy và tàu hỏa vẫn đi lại bình thường,,,” (Dân lại chặn xe phản đối chủ đầu tư BOT cầu Việt Trì. thanhnien.vn)
4. Không đi cao tốc vẫn phải… trả phí.
“Cụm công trình nhà điều hành và trạm thu phí của Công ty TNHH BOT Thái Nguyên – Chợ Mới. Dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng quý 2 năm 2017 với mức phí thấp nhất dành cho ôtô đi qua trạm là 35.000 đồng/lượt.
Vấn đề nằm ở chỗ cách đó không xa, ngay đầu cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới đã tọa lạc sừng sững một trạm thu phí khác đang trong những ngày thử nghiệm cuối cùng, với mức thu theo công bố cũng là 35.000 đồng/lượt/xe ôtô dưới 9 chỗ. Điều này đồng nghĩa với việc khi cả 2 trạm đi vào hoạt động, người dân lưu thông trên QL3 theo hướng Bắc Kạn hay Tuyên Quang, dù không đi một mét cao tốc nào vẫn bị “è lưng” trả phí.
…Theo tìm hiểu của phóng viên, lý do để Công ty TNHH BOT Thái Nguyên – Chợ Mới được phép đặt cả trạm thu phí trên QL3 cũ là bởi doanh nghiệp này cho rằng, nếu chỉ lập trạm thu phí trên tuyến mới, lưu lượng xe không đủ để hoàn vốn. ” (Dự án BOT Thái Nguyên – Bắc Kạn: Dân bức xúc vì không đi cao tốc có thể vẫn phải trả phí) (giadinh.net.vn)
“Người dân Lương Sơn tiếp tục tập trung tại trạm BOT QL6 để đòi quyền lợi, trong khi đại diện UBND huyện khẳng định đó là đòi hỏi không chính đáng.” “Dân tiếp tục vây trạm BOT QL6: Đòi hỏi không chính đáng? – DVO …
5. Thu phí ở Hà Nội cho công trình ở … Vĩnh Yên
“Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài được hình thành theo hợp đồng BOT giữa Cục Đường bộ và Công ty Vietracimex 8 vào năm 2007. Theo đó, Vietracimex 8 đầu tư xây dựng quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”  (Đề xuất chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài – VnExpress)
“Quốc lộ 5 là tuyến huyết mạch cửa ngõ phía đông của Hà Nội. Mỗi ngày có khoảng 15.000-16.000 lượt phương tiện qua trạm. Mức phí qua quốc lộ 5 thấp nhất là 40.000 đồng, cao nhất 180.000 đồng mỗi lượt.
Các lái xe cho rằng phí ở đây quá cao. Hơn nữa, việc đặt trạm thu phí ở đường 5 cũ để hoàn vốn cho tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là không hợp lý.” (Trạm thu phí quốc lộ 5 vẫn thu phí bình thường dù lái xe phản đối, thoisuvtv.info)
“Đáng nói, vào thời điểm đó, dù Bộ GTVT đã chỉ đạo dừng hoạt động nhưng trạm Tào Xuyên vẫn thu phí.
Bộ GTVT thừa nhận hiện có trạm thu phí đặt “nhầm chỗ”, đặt trạm trên tuyến này để thu hộ phí cho tuyến khác, trong đó có trạm Tào Xuyên (Thanh Hóa), trạm Bắc Thăng Long (Hà Nội)”. (Thanh Hóa: Tạm dừng thu phí trạm BOT Tào Xuyên từ 10/8 – Dân trí)
“…Phó chủ tịch HĐND huyện Cẩm Xuyên Phạm Văn Thắng cho biết: ‘Mỗi lần xuống địa bàn xã làm việc, khi lưu thông qua Cầu Rác tôi phải đóng đều đặn hai lượt phí cả đi lẫn về. Nhiều lần buột miệng hỏi nhân viên vì sao không đi trên BOT vẫn phải đóng phí thì họ bảo thông cảm bởi làm theo bổn phận công ty giao’ – lời ông Thắng.” “Trạm thu phí BOT vô lý, Hà Tĩnh đề xuất di dời – VietNamNet
6. Không thu được nợ ở A xin thu phí ở …B!
“Chính quyền Đà Nẵng không trả được nợ, Công ty Trung Nam kiến nghị cho phép thay đổi hình thức đầu tư dự án nút giao thông ngã ba Huế từ xây dựng – chuyển giao (BT) sang hình thức xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT) để thu hồi vốn đầu tư đối với dự án.
Công ty TNHH BT ngã ba Huế Trung Nam hiện  đang nợ 2.050 tỷ đồng của ngân hàng SHB” (Đà Nẵng: Bị nợ, doanh nghiệp xin lập trạm thu phí BOT để … hoàn vốn – VietTimes)
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không chỉ đặt sai vị trí trạm thu phí BOT mà khoảng cách giữa hai trạm thu phí chỉ có 53km là không đúng với quy định tối thiểu là 70km ” (Quảng Nam: Trạm thu phí BOT đặt sai vị trí | Xã hội – Báo Xây dựng)
“…Trạm Ninh An đặt trên Quốc lộ 1A ở xã Ninh An thu phí cuối năm 2012-2015 để hoàn vốn dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả. Năm 2016, trạm được chuyển vào đây với mục đích hoàn vốn dự án xây công trình mở rộng Quốc lộ 1A, qua thị xã Ninh Hòa theo hình thức BOT.” (Tài xế dùng tiền lẻ qua trạm thu phí BOT ở Khánh Hòa – VnExpress)
7. Thu Phí ở Quốc lộ trả cho… đường tránh!
“Tháng 11/2009, Bộ Tài chính có công văn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép đặt trạm thu phí trên QL1 thay vì đúng quy định là trên tuyến tránh, để khuyến khích nhà đầu tư BOT thực hiện dự án. Và theo giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp vào tháng 10/2010 thì vị trí trạm được đặt tại Km1841+ 9123 trên QL1 tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.” (Trạm thu phí BOT Biên Hòa đặt đúng hay sai vị trí – VOV21/10/2017)
“Vụ BOT Cai Lậy kéo dài mấy tháng nay làm người dân lẫn các cơ quan chức năng đều mệt mỏi. Thế nhưng mong muốn của người dân thì chỉ có một: Đặt trạm thu phí đúng vị trí!
Bạn đọc Người Nhà Quê cùng hàng ngàn độc giả khác đều có chung ý kiến là: “BOT Cai Lậy nên di dời vào đường tránh thế là xong”. “Không nên để BOT Cai Lậy tồn tại ở vị trí này”, “Vấn đề ở đây là đặt sai vị trí trạm thu phí, phải giải quyết chuyện nay cho xong mới ổn được”.” (Vụ BOT Cai Lậy: Chỉ cần đặt trạm đúng vị trí! – Báo Người Lao Động)
8. Bot Cai Lậy – Máu đã đổ và… đầu gấu
“Ba tài xế đến gặp chủ xe cẩu đã kéo ôtô của bạn tại BOT Cai Lậy để hóa giải mâu thuẫn nhưng bất ngờ một người bị chém…Nạn nhân là anh Vương Quốc Tân (34 tuổi, ngụ quận Bình Thủy, Cần Thơ), đang được phẫu thuật nối gân tay trái tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ, TP Cần Thơ.” (Tài xế tham gia phản đối BOT Cai Lậy bị chém – Zing.vn)
“Đáng chú ý, vào khoảng hơn 10 giờ, một tài xế xe container qua trạm thu phí BOT Cai Lậy đã dừng khá lâu đôi co với nhân viên, anh cho rằng vé in giá 180.000 đồng nhưng bị tẩy xóa còn 140.000 đồng và nghi ngờ việc BOT trốn thuế. Trong lúc tài xế đang nói chuyên với nhân viên thu phí thì xuất hiện nhóm người lạ mặt. Tại đây, một thanh niên mặc áo trắng trèo lên cửa xe tài xế “đe dọa” và yêu cầu rời khỏi khu vực này.
“Mày không cần biết tao là ai. Mày không được thắc mắc cái gì. Mày chạy xe qua kia nhanh lên” – người lạ mặt nói gay gắt.  Trước đó, sau khi bắt đầu thu phí trở lại được hơn 30 phút, cũng xuất hiện trường hợp tương tự là nhóm thanh niên lạ mặt “hỏi thăm” tài xế khi chậm di chuyển.” (Xuất hiện ‘đầu gấu’ đe dọa tài xế ở BOT Cai Lậy? tienphong.vn)
9. BOT Miền Tây đang… nóng! Cả nước đâu rồi?
“Các tài xế chạy xe đến trạm rồi dùng nhiều “chiêu” như đưa tiền lẻ, cố thủ hoặc bỏ xe đi nơi khác…để phản đối. Các tài xế cho rằng, họ đã đóng phí bảo trì đường bộ rồi nhưng vẫn phải đóng thêm phí qua trạm; tại sao trạm lại được đặt trên QL1 để thu phí?
Ngoài ra, họ cũng cho rằng chỉ đi phần mở rộng QL1, không đi vào tuyến tránh nhưng phải đóng phí cả tuyến là không hợp lý.” (Tài xế xe biển xanh phản ứng, không mua vé trạm BOT Sóc Trăng, VNN, 07/01/2018)
Bắt buộc nộp phí dù chỉ sử dụng chưa tới 500 m… BOT. “Đặt trạm chỗ ngoặt, dân kêu trời
Việc đặt trạm ở cuối QL91 ngay sát nút giao của QL80 từ Kiên Giang lên nên xe đi từ QL80 đi vào Long Xuyên (An Giang) bắt buộc phải nộp phí dù chỉ sử dụng chưa tới 500 m trên tuyến nối BOT. Đồng thời chiều ngược lại, xe từ TP.HCM qua phà Vàm Cống (An Giang) hoặc xe ở An Giang muốn đi ra QL80 để về Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), Rạch Giá (Kiên Giang) cũng phải mua vé cho suốt tuyến BOT.
Chưa hết, Tân Cảng Thốt Nốt, Khu công nghiệp Thốt Nốt chỉ cách vị trí Trạm T2 khoảng 200-300 m nhưng xe chở hàng hóa từ QL80 hay từ An Giang muốn chở hàng vào đều phải mua vé cho toàn tuyến dù chỉ sử dụng vài trăm mét đường của dự án BOT QL91.” (Thêm trạm BOT bị phản ứng ở miền Tây – PLO)
Công an bảo kê
“Liên quan đến việc người lạ đánh tài xế rồi trốn vào trụ sở trạm thu phí Sóc Trăng (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), trưa 9/1, nguồn tin của VTC News cho biết, người này là cán bộ thuộc Công an huyện Châu Thành.
Người này thuộc Đội An ninh của Công an huyện Châu Thành, tên là Trịnh Quốc Thanh (trú xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, Sóc Trăng)”, nguồn tin cho biết.
Trước đó, trả lời PV VTC News vào hôm qua (8/1), người đánh tài xế ở BOT Sóc Trăng tự nhận mình là công an viên của xã An Hiệp (huyện Châu Thành).” (Người lạ đánh tài xế rồi trốn vào BOT Sóc Trăng là công an Huyện – Báo Mới)
Trạm BOT ‘bủa vây’ miền Tây
“Ngoài phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tài xế ôtô đến Bạc Liêu phải qua thêm bốn trạm thu phí trên quốc lộ 1. Còn nếu đi An Giang thì qua hai trạm ở quốc lộ 91.
Gần hai tuần qua, chuyện thu phí dịch vụ đường bộ tại một số trạm BOT đã làm “nóng” miền Tây. …Theo tìm hiểu của Zing.vn, quốc lộ 1 từ Bạc Liêu đến Tiền Giang (khoảng 180 km) hiện có 4 trạm thu phí đặt tại xã Châu Hưng A (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), xã An Hiệp (Châu Thành, Sóc Trăng), quận Cái Răng (TP Cần Thơ) và xã Bình Phú (huyện Cai Lậy, Tiền Giang).
Trên quốc lộ 91, ngoài trạm thu phí số 1 (T1) tại quận Ô Môn (TP Cần Thơ) còn có trạm số 2 (T2) ở phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt – giáp ranh TP Long Xuyên (An Giang)…Từ khi trạm T2 hoạt động, nhiều doanh nghiệp vận tải ở Kiên Giang và An Giang chỉ sử dụng gần 2 km đường của BOT Cần Thơ – An Giang nhưng phải mua vé toàn tuyến.” (Trạm thu phí BOT ‘bủa vây’ miền Tây – Zing.vn)
Chắc chắn là tôi chưa thể thống kê được hết, mời các bạn bổ sung thêm nhé!
Tại sao chúng ta không đồng loạt dừng xe trên cả nước bắt đầu từ ngày 20/1/2018 này?
Tôi đảm bảo với các bạn là: Nếu chúng ta đồng lòng cùng đồng loạt dừng xe tại tất cả các trạm thu phí sai trái kia, chỉ 2 ngày thôi là Nhà nước sẽ phải nhượng bộ mà tống cổ hết tất cả các trạm thu phí trấn lột, các trạm thu phí hút máu dân này!

Chúng ta sẽ thành công!