Trang

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

2492. LÀM GÌ KHI CAN ÔNG MỜI???


Người hành đạo cần nắm vững lập trường ba không:
Không chống chánh quyền,
Không theo chánh quyền,
Không tham gia chánh quyền. 

ĐÂY LÀ Ý KIẾN CỦA LUẬT SƯ.

Công an “mời”, khi nào người dân phải đi
1)            Trước hết, hiện tại theo qui định Bộ luật tố tụng hình sư, Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự (tức đã có khởi tố vụ án để điều tra) có quyền “triêu tập” những người tham gia tố tụng đến làm việc; cụ thể là : bị can, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, công an chỉ được sử dụng biểu mẫu “Giấy triệu tập” trong tố tụng hình sự, sau khi đã khởi tố vụ án, phân công điều tra viên. Và những đối tượng cụ thể ở trên khi được triệu tập phải có mặt. Khi nhận được Giấy triệu tập, người được mời cần biết rõ vụ án cụ thể nào? Bản thân phải được xác định rõ là thành phần tham gia tố tụng nào? Và nếu là người làm chứng thì có quyền đòi “chi phí” đi lại, làm việc…

Cần nhấn mạnh, theo Thông tư 01/2006/TT-BCA ngày 12/01/2006, Bộ công an “Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v... làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra”.
2)   Ngoài ra, hiện nay, công an còn sử dụng “Giấy mời”- như trường hợp cụ thể của bà NTXM- với những nội dung mơ hồ như “Làm việc : cho biết sau”; hoặc “làm việc liên quan….”. Cần xác định ngay, không có qui định nào buộc công dân phải có mặt khi được mời bằng Giấy mời như này.
Trường hợp đến làm việc theo Giấy mời, công dân có quyền yêu cầu cơ quan công an cho biết mình liên quan gì đến vụ án cụ thể nào? Nếu không, công dân có quyền không trả lời.
Điều cần lưu ý, theo qui định Bộ luật tố tụng hình sự, điều tra, chứng minh tội phạm là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, nên công dân có quyền từ chối trả lời những câu hỏi liên quan hành vi có tội hay không? Hay những câu hỏi thuộc về bí mật cá nhân, người thân, bạn bè …
Cũng cần biết, theo Thông tư 01/2006/TT-BCA nêu ở trên, ngay cả trường hợp “bị” triệu tập , Bộ công an cũng qui định nghĩa vụ của Điều tra viên “Khi gặp và tiến hành lấy lời khai của những người tham gia tố tụng hình sự theo giấy triệu tập hoặc giấy mời, Điều tra viên phải có thái độ đúng mực, lịch sự, ứng xử có văn hóa trong hoạt động điều tra. Nghiêm cấm mọi hành vi hống hách, quan liêu, cửa quyền, lăng mạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người được triệu tập đến Cơ quan điều tra để tiến hành lấy lời khai;…”. Huống chi chỉ là “giấy mời”, công dân cần bình tĩnh, và phải yêu cầu người làm việc “phải có thái độ đúng mực, lịch sự, ứng xử có văn hóa …”; không được có “hành vi hống hách, quan liêu, cửa quyền, lăng mạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm” của mình. Cần nhắc cho người làm việc biết đến nội dung này của Bộ công an.
Sau khi làm việc,  cần đọc kỹ biên bản, gạch chéo những chỗ bỏ trống… trước khi ký tên.
Sau cùng, cần yêu cầu Luật sư đi theo bảo vệ mình, nếu có thể.