Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

2524. NUỐT CẢNG QUI NHƠN.

VNTB - Ông chủ của cảng Đình Vũ và cảng Quy Nhơn giàu đến mức nào?
Việt Nam Thời Báo. 27.1.18

PV (VNTB) Đây là một bài viết với nguồn dữ liệu được tác giả thực hiện vào tháng 3-2016 và “bị gác” không được duyệt đăng, vì lúc ấy Hợp Thành vẫn còn là ẩn số dè dặt. Nay thì Hợp Thành vẫn… bí ẩn. Báo chí đang đăng về chuyện đòi lại Cảng Quy Nhơn, mà quên mất rằng Hợp Thành cũng là ông chủ của cảng Đình Vũ – một cảng biển mà dân trong ngành đều hiểu rất rõ rằng chống lưng phía sau khi ấy là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và bộ trưởng Đinh La Thăng.


Khách sạn Daewoo Hà Nội.
Đại gia khoáng sản Hợp Thành dần “bành trướng thế lực” ra ngoài phạm vi ngành khai khoáng, khi liên tiếp có những thương vụ đầu tư “khủng” vào các lĩnh vực khác nhau, từ việc thâu tóm khách sạn Daewoo cho đến việc góp vốn với cảng Vinalines Đình Vũ.


Đại gia triệu đô


Khách sạn Daewoo có địa chỉ tại số 360 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Ban đầu, 70% số vốn của khách sạn nổi tiếng bậc nhất Thủ đô thuộc sở hữu của tập đoàn Daewoo E&C Hàn Quốc, và 30% còn lại là của Công ty TNHH MTV Hanel. Năm 2012, khi tập đoàn Daewoo E&C quyết định thoái vốn, Hanel đã được ưu tiên mua lại 70% cổ phần của đối tác Hàn Quốc và trở thành công ty mẹ nắm giữ 100% khách sạn Deawoo.


Giá trị thương vụ này được đồn đoán không dưới 70 triệu USD. Tuy nhiên, ngay sau khi mua lại thì toàn bộ số cổ phần này được chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành và Công ty cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1. Hanel vẫn giữ lại 30% "cổ phần gốc" của mình trong khách sạn này.



Khách sạn Daewoo Hà Nội "về tay" đại gia khoáng sản Hợp Thành. Ảnh: Internet
Nguồn tin riêng của người viết cho hay, Hanel đã bán 70% cổ phần của tổ hợp này cho phía Hợp Thành với giá 94 triệu USD tương đương mức giá đã mua lại của phía Daewoo E&C, cộng thêm một khoản chênh lệch là 8 triệu USD, được thanh toán thành 2 lần, mỗi lần 4 triệu USD. Một thương vụ đầu tư ngoài ngành đáng chú ý khác của đại gia mỏ sắt Hợp Thành là việc góp 24,27% vốn điều lệ (tương đương 4,8539 triệu cổ phần) vào cảng Vinalines Đình Vũ.


Ông chủ mới của Đình Vũ


Công ty cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ có số vốn điều lệ 200 tỷ đồng được thành lập năm 2011, trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao từ Vinashin để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp tại cụm công nghiệp Đình Vũ. Ngoài công ty mẹ là Vinalines (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và khoáng sản Hợp Thành, hai cổ đông lớn khác của cảng Đình Vũ là bà Nguyễn Thị Thanh Nga và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Lộc Việt, mỗi bên sở hữu 10% vốn điều lệ; phần vốn còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ lẻ khác.


Lễ động thổ Vinalines Đình Vũ vào năm 2015.
Thời điểm đó, chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ trưởng Đinh La Thăng, Vinalines phải gấp rút hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại cảng Đình Vũ.


Cảng Vinalines Đình Vũ nằm ở vị trí đắc địa về giao thông thuộc Khu công nghiệp Đình Vũ được đầu tư theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn I xây dựng 2 bến cho tàu trọng tải 20.000 DWT cùng hệ thống kho chứa hàng, công nghệ làm hàng container với tổng số vốn khoảng 1.309 tỷ đồng. Nếu đầu tư đủ 3 bến, công suất của cảng đạt khoảng 5,5 triệu tấn/năm vào năm 2020 trong khi tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa tại nhóm cảng Đình Vũ lên tới 31 triệu tấn/năm.


Ông chủ Cảng Quy Nhơn


Từ “bàn đạp” cảng Đình Vũ, đại gia khoáng sản Hợp Thành nhanh chóng là ông chủ mới của cảng Quy Nhơn, khi đã mua lại toàn bộ cổ phần của Tổng công ty hàng hải Việt Nam tại Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn.


Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 10 năm 2013. Trong đó, Tổng công ty hàng hải Việt Nam và Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành là các cổ đông đồng sáng lập. Trong đó, Tổng công ty hàng hải Việt Nam nắm giữ hơn 75% vốn điều lệ, tương đương với 30.312.262 cổ phần cảng Quy Nhơn.


Theo chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ trưởng Đinh La Thăng về việc thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn, Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã thực hiện chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty tại cảng Quy Nhơn cho cổ đông sáng lập còn lại của Cảng Quy Nhơn là Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành.


Hợp Thành “khủng” cỡ nào?


Trong danh sách khối tài sản “khủng” của đại gia khoáng sản Hợp Thành, không chỉ có Daewoo cũng như cảng Đình Vũ, cảng Quy Nhơn.


Thương vụ 94 triệu đô (tương đương hơn 2 nghìn tỷ đồng) mua lại 70% cổ phần của khách sạn Daewoo khiến nhiều người “choáng ngợp”. Đây cũng được coi là thương vụ có giá trị cao nhất của đại gia Hợp Thành, trong khá nhiều “tài sản” có giá trị hàng trăm tỷ đồng khác. Ngoài trở thành ông chủ mới của khách sạn Daewoo, Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Hợp Thành còn là chủ sở hữu của một loạt bất động sản, công ty khai thác khoáng sản,...


Dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp kinh doanh phát triển công nghệ tin học MITEC
Thời điểm tháng 3-2016, có thể kể một số tài sản có giá trị của đại gia “khoáng sản” này: Tòa nhà văn phòng 69 Nguyễn Du, 9 tầng, trên diện tích đất gần 600 m2, với tổng mức đầu tư khoảng 290 tỷ đồng. Một dự án “khủng” khác của Hợp Thành là Dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp kinh doanh phát triển công nghệ tin học MITEC, nằm tại khu vực Cầu Giấy, trên diện tích 1,01 ha; tổng mức đầu tư khoảng 850 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà máy chế biến quặng sắt Bình Định 400.000 tấn/năm tại Bình Định đang được triển khai với tổng mức đầu tư 686 tỷ đồng. Trong danh sách danh mục đầu tư của công ty này còn có nhà máy tuyển Quặng sắt Vũ Quang tại Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 181 tỷ đồng.


Khi ấy, doanh thu hàng năm của Hợp Thành Groups được thông báo là trên 10 ngàn tỷ đồng, có 20 đơn vị thành viên và liên kết với hơn 3.000 cán bộ và công nhân đang làm việc. 



Tiếp tục có nguồn tin thế lực chống lưng phía sau cho Hợp Thành là một nguyên phó thủ tướng, người từng được cho là có câu nói nổi tiếng: “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn” trong buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23-2-2016.