Trang

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

2487. BNS HÒA BÌNH CHUNG SỐNG SỐ 03.


Kinh sách nhiều tôn giáo thời Nhị kỳ phổ độ báo trước sự ra đời của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay Đạo Cao Đài là điều mà nhiều bậc tiền bối đã trích dẫn.
Trong bài nầy chúng tôi trình bày thêm 02 nguồn: Sấm Trạng Trình và Kinh Thánh (Tân Ước).

1/- Sấm Trạng Trình.
1.1/- Đó là câu có chữ lục thất:
Ấy là lục thất gian nay,
Tuần hoàn đã định đến ngày hưng vương.
(Câu 64, 65. Bản cụ Nghè Bân)
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
(117, 118. Bản Sở Cuồng và Mai Lĩnh).
Sông Bảo Giang thiên định ai hay
Lục thất cho biết ngày dầy (rày)
(258, 259. Bản Sở Cuồng và Mai Lĩnh).
Ý ra lục thất gian nay,
Thời vận đã định thời nầy hưng vương
(337, 338. Bản Sở Cuồng và Mai Lĩnh).
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
(Bản Hương Sơn).
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới nên anh tài.
(Bản Hương Sơn).
Chữ rằng lục thất nguyệt gian,
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
(Câu 69, 70. Bản Anh Phương).
Kể từ đời Lạc Long Quân,
Ðắp đổi xoay vần đến lục thất gian.
(Câu 205, 206. Bản Anh Phương).
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian.
(Câu 217 – 220. Bản Trịnh Vân Thanh)
1.2/- Ý nghĩa của lục thất gian.
Theo chúng tôi hiểu thì lục thất là số 6 và số 7.
Hai số ráp lại là 67. Chữ gian để chỉ không gian, thời gian, nhân gian. Điều đáng chú ý nữa câu là đi liền sau đó chỉ về một thời đại và thời đại lục thất gian nầy quan trọng như việc Lạc Long Quân mở nước.
Số 67 là con số của nền văn minh Cao Đài Giáo.
Theo giáo lý Đạo Cao Đài thì địa cầu mà chúng ta đang sống là địa cầu 68. Đặc tính của địa cầu 68 là đầy dẫy chiến tranh. Chiến tranh tôn giáo, chiến tranh kinh thế, chiến tranh ý thức hệ… Con người tranh nhau khi sống và tranh nhau khi chết. Chưa biết tương nhượng nhau. Điều nầy trái với lòng nhân từ của Đại Từ Phụ.
Nền văn minh địa cầu 68 đang có là thành quả của các tôn giáo đã tạo ra cho nhân loại. Các tôn giáo mở nang tinh thần nhân loại được chấn hung từ thời kỳ văn minh nông nghiệp đến văn minh công nghiệp thì đã tụt hậu đến nền văn minh điện và điện tử thì không đáp ứng được nhu cầu nhân loại trong thời toàn cầu hóa. Căn bản đạo đức các tôn giáo đó đã không còn đủ sức để kềm chế tinh thần nhân loại sống trong thương yêu.
Do vậy Đức Chí Tôn đến để nâng địa cầu 68 lên địa cầu 67. Đức Chí Tôn dùng cơ bút để lập ra Đạo Cao Đài. Ngài dùng cơ bút để lập ra giáo lý mới, khuôn luật mới, công thức, mô hình…  phù hợp với nhân quyền của nhân loại trong buổi toàn cầu hóa (năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà). Về tâm linh Ngài khơi mở cho nhân loại ý tưởng tiếp xúc trực tiếp với thiêng liêng để học hỏi. Sự khác biệt về ngôn ngữ không còn là nan giải.  Từ được tiếp xúc với thiêng liêng để học hỏi và suy nghiệm con người sẽ biết rõ: Mình từ đâu đến? Đến để làm gì? Làm bằng cách nào? Và sau khi bỏ xác thì đi về đâu?
Khi con người được học với Thầy Trời thì sự khác biệt được thu hẹp. Con người hiểu rằng dù khác nhau về màu da sắc tóc, về ngôn ngữ, chính kiến nhưng đều từ một gốc sinh ra là Trời. Trời là Đấng cầm số mạng từng người trong vô lượng kiếp và cả nhơn loại. Từ đó con người biết nhìn nhau trong đạo lý, biết trọng nhau qua chữ đạo chứ không phải vật chất kim tiền.
1.3/- Thể pháp tôn giáo.
Một đặc điểm của Đạo Cao Đài là có thể pháp. Mổi thể pháp ẩn chứa trong lòng nó bí pháp và cũng liên hoàn nhau trong từng cụm cho đến tổng thể. Một thể pháp ai cũng nhìn thấy là cách bố trí bông sen tại Cửa Hòa Viện.
Đây là ảnh chụp cửa Hòa Viện đi từ Bắc về Nam.
Bên trái, hướng Đông có 06 bông sen.
Bên phải, hướng Tây có 07 bông sen.
Cứ mổi một ngày mới thì mặt trời mọc hướng Đông và lặn ở hướng Tây cho nên chúng tôi căn cứ vào đó mà được số 67.
Thứ nữa năm 1927 Hội Thánh Cao Đài mới dời từ Chùa Gò Kén về Tòa Thánh hiện nay. Nhưng cổng số 2 liền với cổng Hòa Viện lại ghi năm 1925. Đó là năm mở Hội Bàn Đào Diêu Trì Cung lần đầu tiên của Đạo Cao Đài. Đó là ngày mà con người dự yến tiệc chung với các Đấng thiêng liêng nơi Diêu Trì Cung.
Cửa Hòa Viện: Hướng Đông 06 bông sen.

  
Cửa Hòa Viện: Hướng Tây 07 bông sen.
Cửa Hòa Viện, hướng Đông 06 bông sen và hướng Tây 07 bông sen.
4/- Nhân sự của lục thất gian.
Tiếp đây chúng tôi xin trình câu đi liền sau lục thất gian nói về nhân sự trong lục thất gian. Xin nêu 02 ví dụ.
Nhân sự trong bộ máy hành chánh tôn giáo.
Đức Chí Tôn lập chánh thể của đạo như bộ máy hành chánh của một tôn giáo. Nhân sự tham gia vào 03 Hội lập quyền vạn linh phải là người ăn chay trường. Nghĩa là chỉ dùng thảo mộc.
Sấm Trạng Trình:
Có Thầy nhân thập đi về,
Tả hữu phù trì cây cỏ thành binh.
Nghĩa là những người ăn thảo mộc sẽ làm chân tay cho Đức Chí Tôn trong việc lập một nền văn minh mới.
Nhân sự trong bộ máy hành pháp từ phẩm Giáo Hữu trở lên bắt buộc phải là người trường trai.
Thí dụ thứ hai nói về bối cảnh xã hội.
 Kinh Đại Tường:
Tạo đời cải dữ ra hiền.
Bảo sanh nắm giử diệu huyền Chí Tôn.
Sấm Trạng Trình:
Bao nhiêu ngụy đảng loài gian lại hiền. 
Đời ấy những Phật cùng Tiên, 
Sinh những người hiền trợ giúp trị dân.
1.5/- Làm sao xác định bản gốc của Sấm Trạng Trình có chữ Lục thất gian?
Rất nhiều thế hệ người Việt Nam đã biết đến Sấm Trạng Trình. Những người nghiên cứu Sấm Trạng Trình cũng nhận ra rằng có nhiều bản và không chắc rằng bản nào là nguyên gốc. Và ngày nay cũng không thể kết luận được.
Vậy làm sao biết rằng câu đó có đúng là Sấm Trạng Trình hay không?
Xin thưa rằng xác định đầy đủ nguyên bản là không thể. Còn như xác định một số câu là điều có thể. Vậy làm sao để biết câu đang bàn là có trong Sấm Trạng Trình?
Xin thưa rằng đem câu đó ra đối chiếu xem, nếu nó xuất hiện trong đa số các bản khác nhau thì có thể yên tâm là câu đó có trong Sấm Trạng Trình.
Chữ lục thất gian xuất hiện trong tất cả các bản cho nên chắc rằng nó có trong Sấm Trạng Trình.
2/- Kinh Thánh.
Kinh Thánh có 04 bản. Bản nào cũng có ghi lại rằng: Đức Chúa Trời sẽ đến với nhân loại đời đời và thành của Đức Chúa Trời ở thế gian.
2.1/- Đức Chúa Trời đến với nhân loại đời đời.
Đức Chúa Trời chính là Trời mà dân gian thường gọi. Trong Đạo Cao Đài gọi là Đại Từ Phụ, Đức Chí Tôn…
Đức Chí Tôn dùng cơ bút để lập Đạo.
Về cơ cấu Đạo có 03 đài. Cửu Trùng Đài (xác), Hiệp Thiên Đài (chơn thần) và Bát Quái Đài (chơn linh). Trong suốt chu kỳ của Đạo thì quyền phong thưởng nhân sự Cửu Trùng Đài (cơ quan hành pháp) sau khi qua 03 Hội lập quyền vạn linh và Giáo Tông, Hộ Pháp rồi phải dâng lên cho thiêng liêng phê duyệt bằng cơ bút. Địa điểm cầu cơ là Cung Đạo tại Tòa Thánh quyền phong thưởng cuối cùng do nơi Bát Quái Đài. Đức Chí Tôn nắm quyền vi chủ Bát Quái Đài. Theo qui định thì việc cầu cơ bút phong thưởng chỉ diễn ra tại Tòa Thánh Tây Ninh là nơi Đức Chí Tôn ngự. Điều đó tương ứng với Kinh Thánh dự báo là đức Chúa Trời đến ở với con cái của Ngài đời đời.
2.2/- Thành của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh cho biết thành của Đức Chúa Trời có 12 cửa mổi phía 03 cửa. Thành được xây bằng nhiều loại ngọc quí…
Tòa Thánh ở Tây Ninh có 12 cửa.
Đông, Tây, Nam, Bắc đều có 03 cửa.
Tân Tả Bạch Ngọc Kinh
Một tòa Thiên-Các ngọc làu làu,
Liền bắt cầu qua nhắp nhóa sao.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc-Đẩu,
Muôn trùng nhịp khảm hiệp Nam-Tào.
Chư Thần chóa mắt màu thừơng đổi,
Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao.
Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi,
Vững bền vạn kiếp chẳng hề xao.
Tóm lại đó là 02 chỉ dấu từ Kinh Thánh về việc Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời./.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.

  

Lễ Khánh Thành Thánh Thất Kim Biên: Linh Tâm.
Ngày 15. 07. Đinh Sửu. (20. 08. 1937).
Đức Hộ Pháp.
Thưa cùng chư Viên quan quí chức, quí Ông quí Bà, chư Chức sắc Thiên phong nam nữ, chư Đạo hữu lưỡng phái.
Chiếu theo ý nghĩa chữ ĐẠO là một định từ để chỉ tánh đức của loài người đối với Đức Chí Linh cùng càn khôn vũ trụ.
Loài người bao giờ cũng chủ tâm tìm tòi. Kiếm cái nguyên do lai lịch của mình, hầu định phận đối cùng Tạo đoan vạn vật. Muốn biết mình, con người phải lột cả sự bí mật huyền vi của vạn vật hữu sanh tại thế, gọi là chúng sanh, đặng so sánh. Thấy đặng cái sống của vạn vật mới biết đặng cái sống của mình. Thấy đặng cái năng tri năng giác của chúng sanh mới tìm đặng cái tâm linh của mình là báu. Thấu đáo đặng tâm linh mới biết Thiên lương do Chí thiện. Khi hiểu cái Thiên lương ấy là mầu nhiệm huyền bí, tả không cùng, hiểu không tột, chẳng biết lời chi mà đặt để, nên định phỏng danh là ĐẠO.
Vì cớ cho nên lấy chữ TÂM làm mục đích.
Các Thánh nhơn xưa thường đem cái triết lý ĐẠO TÂM hiệp làm môi giới, nên dầu cho các vị Giáo Chủ, tuy mỗi Đấng đều có cái tư tưởng đặc sắc nên triết lý cao thấp không chừng, nhưng cũng phải buộc lấy chữ TÂM làm nguồn cội.
Ôi!  Nếu luận đến hai chữ CHỦ TÂM thì ta cũng thấy rõ ràng: một vấn đề thuyết không cùng, biện không tận, vì nó quảng đại bao la, vô biên vô giới, bởi nó do nơi Đức Chí Linh là Trời mà sản xuất.
Hễ càn khôn vũ trụ nầy vĩ đại bao nhiêu và cơ bí mật Tạo đoan bao nhiêu thì nhơn tâm đều hưởng ứng bấy nhiêu. Dầu cho kiến thức đặng hay là còn ẩn vi mầu nhiệm mà lương tâm của con người đã hưởng ứng, đều cho mọi trí não mọi tinh thần tự hiểu rằng: sự thấu đáo chữ ĐẠO vô cùng vô tận, muôn phần loài người chưa định đặng một, vì vậy các nhà triết học đạo đức tinh thần cho Nhơn tâm tức Thiện tâm cũng đáng.
TÂM ấy là gì?
Ấy cũng là một định từ để chỉ cái hình bóng của trí thức tinh thần. Đạo gọi là Nhứt điểm linh quang chiếu giám.
1. Đức Chúa Jésus khi thọ pháp giải oan nơi sông Jourdain thì điểm linh quang ấy đến với một cái hình ảnh phi cầm là con bồ câu hào quang sáng lạng.
2. Đức Phật Thích Ca khi trì định tại vườn Bồ Đề thì điểm linh quang ấy giáng như hình khối lửa.
3. Đức Lão Tử khi thiền định tại Thư viện nhà Châu thì điểm linh quang ấy giáng như hình sấm sét.
4. Đức Khổng Phu Tử khi vấn đáp với thần đồng Hạng Thác, thì điểm linh quang ấy giáng như hình sợ sệt.
Chẳng cần luận cao xa hơn nữa, như Abraham và Moise thấy Đức Chúa Trời trong đạo hào quang sáng sáng suốt; như Đức Lão Tử, Nguơn Thỉ Thiên Tôn và Thông Thiên Giáo chủ thấy Hồng Quân Lão Tổ trong năm sắc tường vân, như Phục Hy thấy Long mã hóa Hà đồ vv . . .
Nhứt điểm linh quang ấy vẫn nhiều hình dáng, vẽ không nên hình, tả không nên tướng.
Ấy là một huyền bí vô chừng mà các nhà đạo đức từ thượng cổ đến chừ đã để tâm nghiên cứu tìm tàng, đôi phen phải lặn suối trèo non, chun trong hang sâu, vào nơi vực thẳm.
Bởi cái chí hướng của loài người bị quyền năng của Nhứt điểm linh quang thôi thúc, nên trí não tinh thần cũng xu hướng theo sự bí mật ẩn vi của quyền năng Tạo đoan còn chất chứa.
Hễ có tìm thì có biết, hễ biết lại còn phải biết nữa, càng biết lại càng giấu, bởi sự hay biết của tánh đức loài người chưa hề thấu đáo đặng sự bí mật Tạo đoan cho cùng tận, tức gọi là “Tầm Đạo”. Hễ càng tìm càng dốt, hễ gọi biết lại là ngu, vì chưa có một mắt phàm nhơn nào tại thế nầy mà Đức Chí Tôn đã giao trọn huyền vi bí mật. (De pauvres esprits prétentent qu’ ils sont dans le secret de Dieu. Or, je ne donne à nul humain ici-bas d’en faire la révélation).
Ấy vậy, chữ ĐẠO vẫn để nói mà hình vật của Đạo vốn khó tìm. Đạo do trí thức tinh thần mà xuất hiện, chưa có một vật chi hữu linh tại thế nầy mà không có Đạo. Cái vĩ đại của Đạo thật là khó rõ, mà Đạo lại dễ lợi dụng.
Dưới mặt luật tương đối của đời đã biến hình, biết bao tư tưởng phô bày, biết bao tướng diện ảnh hình.
Tranh nhau từ cái khôn cái khéo, hơn nhau từ cái xảo cái ngoan, sánh nhau từ cái cao cái sâu, giành nhau từ cái sang cái trọng, để một trường luận biện chánh chánh tà tà, cho biết cái quyền năng của Đạo nó tạo cái hay sự dở.
Chưa ai lấy một triết lý dầu cao siêu thế nào đặng làm môi giới chuẩn thằng hầu định đức tánh của loài người cho cùng tận thì không có một giáo lý nào dưới mặt địa cầu nầy đã đáng danh là Đạo.
Chúng ta không dám chối, các tôn giáo không phải là Đạo, mà chúng ta quyết hẳn rằng, các nền tôn giáo chưa đáng danh gọi Đạo. Nếu biết cái triết lý do tinh thần sản xuất thì là Đạo đã đành, nhưng nó chỉ là một tư tưởng trong vô cùng vô tận của trí thức tinh thần mà thôi, song chúng ta phải biết bao nhiêu tư tưởng khác nữa. Cái nguồn ấy chưa khô chưa cạn và chúng ta lại quả quyết rằng, hễ còn loài người thì có tư tưởng, cả tư tưởng ấy cho đến tận thế cũng vẫn còn.
Ấy vậy, loài người đương bôn xu trên con đường Đạo chớ chưa hề tới tận nguồn cội của Đạo bao giờ.
Các tôn giáo tuy đáng danh Đạo chớ chưa phải Đạo. Tỉ như cát kia ở nơi một gò, một bãi biển, một sa mạc thì nhỏ lớn đều đặc biệt cùng nhau. Thay vì chỉ tên một gò, một bãi hay một sa mạc, lại gọi tiếng cát trơn, thì chúng ta chẳng hề chối đặng, bởi dầu một bãi, một sa mạc hay một gò, nó đều có danh là cát.
Vậy thì dầu cho tả đạo bàng môn hay là chơn tông chánh giáo, cũng đặng phép tạm xưng là Đạo, những điều khinh trọng, duy để nơi cân công bình của toàn Thiên lương trí thức tinh thần định đoạt.
Ta không dám xử, nhưng tự nhiên mỗi cá nhân để trí thức mà định phận. Ta không đủ thông suốt đặng dung nạp các giáo lý của các nền Đạo đương thời mà linh tâm cho ta hiểu rằng, nó chưa vui hưởng đặng cái hay của mùi Đạo.
Từ cổ chí kim, con người đã mua cái danh Đạo rất nên mắc mỏ. Cái linh tâm của chúng ta vốn là tự do mà các tôn giáo đã buộc ràng nó trong một hành vi chật hẹp đặng bảo thủ cái Thiên lương thì tức nhiên nó đem một cái báu vô giá đặng đổi chuộc một vật thường tình, e cho thế gian thất Đạo cũng do theo lẽ ấy.
Cái khí hứng của Linh tâm bao giờ cũng chú trọng theo cái hoạt động tự do, lấy Thiên mạng làm căn bản, thì Thiên lương là tớ, Linh tâm là thầy. Các tôn giáo buộc thầy tùng tớ, thì rõ ràng là trái lý. Bởi cớ cho nên Linh tâm phản động mới nảy ra Tả đạo bàng môn, làm cho các mối chơn truyền thành ra bất năng vô ích.
Hỏi Linh tâm do đâu mà sản xuất?
Có phải do nơi Tạo Hóa Chí Linh đã ban cho loài người đặng có đủ quyền năng làm chúa cả toàn vạn vật hay chăng? Nó là Nhứt điểm linh do nơi Đức Chí Linh mà có, thì nó là con của Trời, tức nó là Trời.
Còn Thiên lương do nơi đâu mà có?
Thiên lương do nơi sự đối phó cùng vạn vật hữu hình lập phương chước bảo tồn sanh hoạt. Không có Thiên lương thì chưa biết nhìn nhau là bạn trong trường khổ não đau thương hầu bảo thủ mạng sống lẫn nhau đặng dìu dắt nhau đi tận con đường giải thoát.
Có Linh tâm mới biết mình là một vật trong vạn vật của Chí Tôn đào tạo, rồi nhìn Chí Tôn trong hình vạn vật mà tự hiểu rằng, Chí Tôn phải có tự nhiên tánh đức Bác ái Từ bi, mới nuôi nấng trọn chúng sanh vạn vật.
Tâm lành của Trời tức là tâm lành của người. Hình ảnh vĩ đại trước kia nó biến ra hình ảnh tối thiểu sau nầy, nên gọi nó là Thiên lương.
Vì vậy, các giáo lý của mấy vị chưởng giáo từ trước đều là cơ quan un đúc bảo trọng Thiên lương mà thôi. Hễ có Linh tâm tức nhiên có Thiên lương, dầu không cần kiếm, tự nhiên nó cũng có. Chúng ta chưa hề dám nói các tôn giáo là vô ích mà ta chỉ than rằng: Chưa đủ.
Dạy đời cho lành mà không dạy đời cho ngoan thì chẳng khác nào dạy cho biết cái sống mà quên cho hiểu cái chết, hay là dạy cho đọc sách mà không cho học chữ. Chớ chi, các tôn giáo biết chú trọng Linh tâm hơn là cần lo gầy dựng un đúc Thiên lương thì con đường Chí thiện của chúng sanh sẽ đặng quang minh quảng đại hơn nhiều, mà cái Đạo của Đời sẽ tùy theo Linh tâm trở nên hiền lương nhơn hậu hơn. May ra khối khổ não của Đời chưa đến nỗi to lớn nguy hiểm như thế nầy.
Chúng ta thoạt nhiên quan sát tận tường, bởi các bằng cớ tạo đời do nơi tư tưởng của các tôn giáo hiển nhiên tại thế nên đoán chắc rằng, nếu giáo lý nào mà rộng mở cho sự tự do hoạt động của điểm Linh tâm thì điểm Linh tâm tùy theo sự nhỏ lớn của sự ân hậu khoan hồng ấy mà hưởng ứng, do đó, các tôn giáo mạnh yếu khác nhau cũng vì lẽ ấy.
Hiện thời, đạo Thiên Chúa đã đặng thế lực mạnh mẽ, đáng danh là một tôn giáo toàn cầu, kể tổng số hơn các tôn giáo khác. Ngoài ra phương chước làm cho thành tướng các triết lý chơn ngôn, những tay cầm giềng mối đạo đã rộng mở cho đời đôi chút tự do tư tưởng, đạo Thiên Chúa nhờ nương cái đức tín của một Đấng Chí Tôn nên thế lực vững vàng kiên cố.
Các quốc dân châu Âu đã đặng khôn ngoan hơn, đặng tài tình hơn, đặng cao trọng hơn, tưởng cũng do may hưởng các đặc ân của Đấng Chí Tôn cho rộng thế hoạt động thành hình của tự do tư tưởng.
Trái lại, chúng ta lại buồn thay cả khu địa giới cõi Á châu nầy chịu dưới quyền cảm hóa của Phật giáo từ cổ đến kim, nên dân sanh phải chịu lỡ bước văn minh tấn bộ.
Kiếm duyên cớ, chúng ta đã thấy hẳn rằng: Triết lý mà Phật đã bó buộc tư tưởng của con người vào một khuôn khổ hành vi chật hẹp nên mới ra đến đỗi. Một tôn giáo đã khuyên nhủ, đã dụ dỗ, đã yêu cầu cho điểm Linh tâm tự diệt, rồi lại để cho Thiên lương vi chủ, thì là một nền tôn giáo biểu chủ phải tự tử để cho tớ cầm quyền thì bảo sao không chịu cái nạn tán gia bại sản. Thảm thay! Nếu phải vong phế vì quốc sự bạc nhược ấy, các sắc dân nơi cõi Á châu nầy phải tìm tòi đặng học vấn với một thầy nào, tức nhiên phải đến gõ cửa Khổng gia hay tìm nhà Lão giáo.
Ông Khổng thì biểu ôm một kho sách cho dẫy đầy, đủ phương chước mưu mô đặng trị an thiên hạ, đặt đủ truyện đủ tuồng, đủ vai đủ vở, nhưng rủi thay đời chưa kiếm đặng một mặt kép hay đặng làm tuồng theo đúng vở, thành thử không khác nào một ông thầy tuồng đặt bài vở thiệt hay nhưng không có kép tài đặng hát.
Ấy là một tôn giáo rộng lý thuyết mà hẹp thật hành, bởi thúc phược tự do tư tưởng.
Nho giáo như cái chậu, cái khôn ngoan của đời tức là Linh tâm như cây kiểng, cây kiểng ở trong chậu chẳng hề đặng to lớn bao giờ, duy để cho đời đặng ngoạn mục xem ngắm cái hay của sự u nần cùi cụt.
Ông Lão thì chỉ khuyên nhủ dân sanh nuôi nấng cái điểm Linh tâm cho cường cho thạnh, nhưng không cho nó hoạt động biến hình, thành thử dạy đời về khôn khéo mà ghét đời về ăn ở thì chẳng khác nào như một ông thầy thuốc đã triï bịnh cho người, biểu đừng ăn cứ ngủ.
Tưởng ra thì một giáo lý dạy chúng sanh nằm ngủ đặng đợi hết đói thì dầu cho các môn đệ của người bảo thủ vẹn vẻ lấy điểm Linh tâm, thì điểm Linh tâm ấy cũng hóa bất năng vô ích.
Cái triết lý của đạo Lão là một triết lý rộng mở cho điểm Linh tâm, mà trở lại một tôn giáo thúc phược lương tâm hơn hết.
Đường Đạo vốn mênh mông, tâm đức đi ngõ nào cho đúng nẻo?  Tâm đức vốn vô ngằn, phải đạo lý nào cho phù hạp?
Hai câu vấn đáp mật thiết tương thân nầy, nếu mấy vị Giáo chủ còn đương thời hỏi đến cũng phải nhăn mày nhíu mặt.
Chúng ta cũng nên riêng tưởng rằng: chưa có một cái quyền năng nào mà thúc phược đặng điểm Linh tâm, hầu bỏ nó vào một khuôn khổ hữu hình hữu dạng, thì tức nhiên chưa có một nền tôn giáo nào đủ tài đức quyền hành đặng làm chủ đức tin thiên hạ.
Đời phải học với cha mẹ, cha mẹ chưa đủ đức mà dạy cho nên danh, đời phải học với thầy, thầy chưa đủ đức mà dạy cho nên phận, đời phải học với vua, vua chưa đủ đức mà dạy cho nên Đạo, duy phải tìm Trời là Đấng đủ quyền năng tạo thế, lại là Cha của đức tánh loài người, thì mới đủ phương pháp dạy người cho nên người vẹn vẻ.
Đạo Cao Đài vốn là cơ quan để nắm tay của đời đặng dắt vào trường học của Trời mà chớ./.
Mercredi 12 Janvier 1927 (09-12-Bính Dần).

THÁI BẠCH

Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Thượng Trung Nhựt! Hiền Hữu phải dặn Lễ Sanh ra Ðại Ðiện phải đủ lễ, bằng chẳng có ngày Lão cho chư Thần vật chết nghe à.
Thượng Phẩm! Hiền Hữu nhớ đã đặng một điệu văn Ðộng Ðình rồi, chừng nào đến điệu Bạch Vân, Lão sẽ nói....
# 2:
Mến giang san
Phế bủa quan
Ngừa trị loạn
Xem qua như chốn hí tràng,
Lẻ loi mặt nịnh lỡ làng phận trung.
Chẳng ai nắm kiếm Thư Hùng,
Thành nghiêng khôn đỡ vạt rùng khôn nâng.
Sĩ dân,
Soái Tướng,
Quân Thần,
Chinh chuyên thay! phận phàm nhân,
Ðỡ nương chẳng biết dựa gần người binh.
Nghe thấy bắt động tình.
Chú giải: Rùng là sung sướng. Thư Hùng Kiếm của Trương Tử Phòng dâng cho Hàn Tín. Cái phận phàm nhơn chịu lắm nỗi chinh chuyên.









TRANG 01.
Liên Hiệp Quốc

A/HRC/28/66/Add.2

    
ĐẠI HỘI ĐỒNG.
Distr.: General
30 tháng 1 năm 2015
(Bản dịch của BPSOS  và Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ)
Hội đồng Nhân quyền
Kỳ họp thứ 28
Chương trình nghị sự 3
Thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người, quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội và văn hoá, bao gồm cả quyền phát triển
Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng Heiner Bielefeldt
 Phụ lục
 Chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam (từ 21 đến 31. 07. 2014)
Tóm lược
Tường  trình này trình bày các  kết quả chính của chuyến viếng thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng Heiner Bielefeldt. Sau khi phân tích khuôn khổ pháp lý và các tiêu chuẩn của Việt Nam về tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng, Báo cáo viên đặc biệt nhận  định có tiến bộ nhưng cũng có một số vấn  đề nghiêm trọng; vấn  đề chính là các quy  định pháp lý mơ hồ cho phép chính quyền dễ dàng kiểm soát, hạn chế hoặc ngăn cấm việc thực thi quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, dưới danh nghĩa “đoàn kết quốc gia và bảo đảm trật tự công cộng". Một số vấn đề khác bắt nguồn từ sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền  đối với các cộng  đồng tôn giáo. Hiện nay  đời sống tôn giáo  ở Việt Nam có tính cách đa dạng, nhưng các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng độc lập – có nghĩa là các công  đồng này không  được chính quyền công nhận – bị chính quyền giới hạn quyền tự trị và mọi hoạt  động; và nếu họ hoạt  động thì có thể bị trừng phạt vì chính quyền không tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và áp dụng các biện pháp theo dõi thường xuyên, đe dọa, sách nhiễu và đàn áp. Báo cáo viên đặc biệt nhận thấy tình trạng này cần phải cải tiến, và muốn chia sẻ các khuyến nghị của ông trong tinh thần hợp tác với chính quyền để duy trì một cuộc đối thoại mang tính chất xây dựng.
A/HRC/28/66/Add.2 GE.15-01416 (E) 1501416
TRANG 02.
Phụ lục
  Tường trình của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt về chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam (từ ngày 21 đến ngày 31 năm 2014)
Nội dung
Đoạn...  Trang
I/.  Nhập đề....................................................................  1–5.      3
II/.  Tổng quan về bối cảnh tôn giáo tại Việt Nam ........6–11....  3
 III/.  Khuôn khổ pháp lý và chuẩn mực của tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong nước ........ ....................................................... 12–39.....4
A/.  Quy phạm pháp luật về tự do tôn giáo, tín ngưỡng 12–15 ....4
  B/.  Hạn chế quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng..... 16–25...  5
  C/.  Quy định hành chính về hoạt động và thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng ................................................................................  26–35... 7
  D/.  Cơ chế khiếu nại trong hệ thống pháp lý có vấn đề. 36–39  8
 IV/.  Quyền tự trị của các cộng đồng tôn giáo hoặc tín ngưỡng ...................................... ............................................................ 40–58 ... 9
  A/.  Thái độ tiêu cực đối với các cộng đồng tôn giáo không được công nhận ................................................................................  40–49...  9
  B/. Giáo dục và huấn luyện tôn giáo .........................    50–52.. 11
  C/.  Bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo .......................    53–54...  11
  D/.  Các vấn đề về bất động sản và đất đai ................  55–58...  12
V/. Thực hành tôn giáo trong một số hoàn cảnh đặc biệt 59–63  13
  A/.  Đối với tù nhân .................................................  59–61      13
  B.  Đối với quân nhân ..................................................  62–63  14
 VI.  Báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng .....  64–79  14
 VII.  Kết luận và khuyến nghị.....................................    80–84  17
A/HRC/28/66/Add.2
TRANG 03
 I.  Nhập Đề
1/. Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đã thăm viếng, làm việc tại Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 7 năm 2014. Đây là chuyến viếng thăm thứ 2 từ khi Liên Hiệp Quốc phê chuẩn nhiệm vụ của Báo cáo viên đặc biệt trong lãnh vực này, kể từ sau chuyến làm việc năm 1998 của người tiền nhiệm, cố đặc phái viên Abdelfattah Amor (1). Chúng tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mời và hợp tác với chúng tôi trong thời gian đó. Bộ Ngoại giao đã giúp trong quá trình chuẩn bị, trong quá trình làm việc, bao gồm cả sự sắp xếp cuộc gặp gỡ với một tù nhân. Uỷ ban Tôn giáo của Chính phủ cũng đã hợp tác tương tự.
2/. Báo cáo viên đặc biệt cảm ơn tất cả các người được phỏng vấn từ lập pháp, hành pháp, và các cơ quan tư pháp của Chính phủ ở trung ương và địa phương, cũng như các cộng đồng và các tổ chức tôn giáo (được công nhận về mặt pháp lý và không được công nhận), các thành viên của các tổ chức dân sự, cộng đồng ngoại giao và các cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Các cuộc thảo luận được tổ chức tại Hà Nội, Tuyên Quang, thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Long hầu hết là không gò bó, thẳng thắn và mang tính xây dựng. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ về việc tiếp liệu.
3/.  Tuy nhiên, Báo cáo viên đặc biệt thất vọng vì đã không hoàn tất được các chuyến thăm dự định ởcác tỉnh An Giang, Kon Tum và Gia Lai từ ngày 28 đến 30 tháng 7, do các cản trở trái ngược với các điều khoản tham chiếu của chuyến viếng thăm của báo cáo viên, trong khi tính riêng tư và bảo mật của một số cuộc hội kiến và của nguồn thông tin cũng bị vi phạm trầm trọng. Chúng tôi đã thấy tận mắt và nhận được thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân khác mà chúng tôi muốn gặp đã bị canh giữ, cảnh báo, đe dọa, quấy rầy hoặc bị cảnh sát ngăn không cho đi đến gặp. Ngay cả những người đã gặp được chúng tôi cũng bị theo dõi và tra xét bởi công an.
4/.  Hơn nữa, nhân viên an ninh và công an chìm theo dõi mọi đường đi nước bước của Báo cáo viên đặc biệt và người đối thoại. Những việc này đã vi phạm một cách rõ rệt các điều khoản tham chiếu mà Chính phủ Việt Nam đã đồng ý trước chuyến viếng thăm. Báo cáo viên đặc biệt quan ngại và phẫn nộ về những vụ trả thù (2) gồm có những vụ công an thẩm vấn có tính cách đe dọa, quấy rầy, và thậm chí gây thương tích cho một số người đối thoại trong khi và sau chuyến viếng thăm. Báo cáo viên đặc biệt đã báo cho Chính phủ biết các trường hợp này, nêu quan ngại của mình và yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề, và yêu cầu can thiệp để ngăn chặn những sự việc này.
Một trong những cuộc họp cuối cùng với Chính phủ, một thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã tái khẳng định tầm quan trọng của chuyến viếng thăm và cho biết Chính phủ sẽ điều tra và kiểm chứng với các nhà chức trách địa phương về các vụ việc làm gián đoạn chuyến viếng thăm.
5/.  Mặc dù đã phải hủy bỏ một số cuộc hội kiến do sự gián đoạn về phần cuối của chuyến viếng thăm, Báo cáo viên vẫn tiếp tục nhận được thông tin có liên quan đến phạm vi của chuyến thăm. Chúng tôi cũng đã yêu cầu Chính phủ và các bên liên quan làm sáng tỏ vấn đề.
II/. Tổng quan về bối cảnh tôn giáo tại Việt Nam
6/. Một thành viên của Ban Tôn giáo Chính phủ mô tả bối cảnh tôn giáo ở Việt Nam như là một "bảo tàng viện tôn giáo và tín ngưỡng”. Theo thống kê chính thức của các cơ quan chính phủ, có 38 tổ chức tôn giáo đã đăng ký. Tổng số những người có đạo đã đăng ký là 24 triệu trong tổng số hơn 90 triệu dân số toàn quốc. Những cộng đồng tôn giáo được công nhận bao gồm các số tín đồ như sau: 11 triệu Phật tử, 6,5 triệu tín đồ Công giáo, 2,5 triệu tín đồ Cao Đài, 1,5 triệu tín đồ Tin lành, 1,3 triệu tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, 78.000 tín đồ Hồi giáo, 7.000 tín đồ Bahai,1.500 tín đồ Ấn độ giáo, những người theo tín ngưỡng khác như thuyết duy linh, và người vô thần. Có khoảng 25.000 cơ sở tôn giáo trên toàn quốc. Việt Nam có khoảng 9,000 lễ hội tín ngưỡng truyền thống trong năm và đã từng là nơi tổ chức hội nghị của các vị lãnh đạo Phật giáo quốc tế, cụ thể là Đại hội Phật giáo Vesak.
(1)/ Xin xem E/CN.4/1999/58/Add.2.
(2)/  Xin xem A/HRC/28/85, vụVNM 11/2014.
A/HRC/28/66/Add.2
TRANG 04
(Phật Đản) vào tháng 5 năm 2014. Việt Nam có 54 sắc tộc thiểu số; trong đó có rất nhiều nhóm theo các tôn giáo khác nhau.
7/. Trong khi đa phần người Việt Nam không theo một trong các tôn giáo được Chính phủ công nhận, họ có thực hành – thỉnh thoảng hay thường xuyên - một số nghi lễ có thể được coi là tín ngưỡng. Nhiều nghi lễ truyền thống thể hiện sự tôn kính tổ tiên. Trong những năm gần đây, Chính phủ có những nỗ lực để bảo tồn, khôi phục nghi lễ truyền thống trong các cộng đồng người thiểu số.
8/. Ngoài ra, trên thực tế có nhiều tôn giáo và nhóm thực hành những nghi thức lễ lạy ngoài các cộng đồng tôn giáo được nhà nước công nhận. Tuy nhiên, rất khó để có được một cái nhìn rõ ràng và toàn diện về đời sống tôn giáo ngoài phạm vi của những cộng đồng tôn giáo đã đăng ký. Trong khi một số chuyên gia của Chính phủ đã đưa ra một ước lượng thấp về số lượng tín đồ của các cộng đồng tôn giáo không đăng ký, Báo cáo viên đặc biệt cũng nghe phỏng đoán rằng số lượng người thực hành tôn giáo bên ngoài các cộng đồng tôn giáo đã đăng ký, hoặc mong muốn làm như vậy, có thể lên đến nhiều triệu.
9/. Ngoài các ước tính rất khác nhau về các con số, Báo cáo viên đặc biệt cũng nhận được thông tin mâu thuẫn liên quan đến các điều kiện theo đó người dân có thể được hưởng quyền làm người về tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển tôn giáo gần đây tại Việt Nam là sự phát triển nhanh của đạo Tin Lành, đặc biệt trong một số sắc dân hoặc cộng đồng tôn giáo thiểu số. Đồng thời, điều này đã dẫn đến một số trường hợp đàn áp tôn giáo đáng quan ngại. Tình trạng tôn giáo đa dạng – sự hiện diện của nhiều tôn giáo, giáo phái tại một số địa phương - không tạo ra vấn đề nghiêm trọng.
10/. Nhiều đại diện của các cộng đồng tôn giáo khác nhau thừa nhận rằng Chính phủ đã cởi mở hơn cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhất là so với thời điểm ngay sau năm 1975. Ai cũng thấy được các sinh hoạt tôn giáo đang phát triển với sự hiện diện của nhiều nơi thờ tự thuộc các tôn giáo khác nhau, và sự tham gia của người dân vào các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Trong khi đó các điều kiện để các cá nhân hoặc nhóm thực thi quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng có thể thay đổi bất cứ lúc nào, và thường tuỳ thuộc vào thiện chí của giới hữu trách địa phương, đặc biệt là các cơ quan chính phủ.
11/. Tuy Chính phủ giảm bớt sự hạn chế các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng các cộng đồng tôn giáo vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Thành viên của các cộng đồng tôn giáo không được công nhận gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, nhất là trong trường hợp tập quán hay nghi lễ của các cộng đồng này bị coi là không phù hợp với "lợi ích chính đáng của đa số" - một cụm từ thường được viện dẫn trong các cuộc thảo luận với các đại diện của các cơ quan chức năng. Hơn nữa, nhiều thành viên của các cộng đồng không được công nhận liên tục bị đàn áp; kết quả là, họ phải rời bỏ đất nước và không thể quay về với gia đình và người thân. Chính phủ không thể dùng những lý do lịch sử để biện minh cho chính sách vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
III/. Khuôn khổ pháp lý và chuẩn mực của tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong nước
A/ Quy phạm pháp luật có liên quan đến tự do tôn giáo, tín ngưỡng
12/. Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các văn kiện nhân quyền quốc tế, kể cả Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Hiến pháp Việt Nam mới được sửa đổi và thông qua vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, có một chương về "quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" mà Hiến pháp 1992 không có. Đây là một bước tiến nhằm thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền, mặc dù có một số quy định khá mơ hồ và khó hiểu, có thể được diễn giải nhiều cách khác nhau.
13/. Các đại diện của Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh rằng Điều 24 của Hiến pháp mới quy định các quyền liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nhằm vào tất cả mọi người hiện diện ở Việt Nam, không giống như các quy định của Hiến pháp năm 1992 chỉ có hiệu lực đối với công dân Việt Nam. Điều này đã được trình bày là một dấu hiệu của thái độ cởi mở hơn đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều 24 nói rằng: (1) mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có thể theo bất kỳ tôn giáo nào, hay không theo tôn giáo nào cả, và
TRANG 05.
tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; (2) Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; và (3) không ai có quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
14/. Việt Nam chưa có một đạo luật nhằm vào các sinh hoạt tôn giáo. Văn bản pháp lý có liên quan nhất đến tôn giáo là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (Pháp lệnh 21), được thông qua sau các cuộc thảo luận dài vào ngày 18 tháng 6 năm 2004. Pháp lệnh 21 là văn bản pháp lý đầy đủ đầu tiên về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Mặc dù ngôn ngữ có tính cách hạn chế, pháp lệnh đó được coi là một bước tiến về pháp lý cho các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng. Điều 38 của Pháp lệnh quy định rằng các quy định của hiệp ước quốc tế, đã ký kết, hoặc có hiệu lực khi Việt Nam gia nhập khối quốc gia công nhận các hiệp ước đó, sẽ được áp dụng khi pháp lệnh có sự mâu thuẫn với hiệp ước. Một nghị định quy định chi tiết các điều lệ và các biện pháp thực thi. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (Nghị định 92) được thông qua ngày 8 tháng 11 năm 2012.
15/. Báo cáo viên đặc biệt được biết rằng một đề nghị sẽ được đệ trình vào năm 2015 để thông qua một đạo luật về tôn giáo hay tín ngưỡng dựa trên Pháp lệnh hiện hành; luật mới dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2016.
Ngoài sự kiện rằng luật có tính pháp lý cao hơn pháp lệnh hiện hành, quá trình tạo dựng lên một luật mới cho cơ hội để sửa đổi đáng kể về nội dung của Pháp lệnh 21 cho phù hợp với luật nhân quyền quốc tế nhằm tăng cường việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Khi thảo luận về vấn đề này với các chuyên gia của Chính phủ về tôn giáo, đã có dấu hiệu cho thấy vấn đề đất đai có thể sẽ được đem ra thảo luận. Đồng thời, người nước ngoài sẽ được phép thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng dễ dàng hơn. Một số giới chức khác cũng cho biết là họ sẵn sàng xem xét những thay đổi đáng kể về ngôn từ có tính chất rất hạn chế của Pháp lệnh 21.
B/. Hạn chế quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
16/. Theo tiêu chuẩn quốc tế, Điều 18 của Công ước Quốc tế bảo vệ một cách rộng rãi việc thực thi các quyền tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng, tuy nhiên những điều này có thể bị giới hạn. Điều 18, khoản 3, của Công ước quy định một số tiêu chí cần được hội đủ nếu Chính phủ muốn thi hành những hạn chế đó, bằng không thì hạn chế đó không hợp pháp.
17/. Những khoản giới hạn tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 có phạm vi rộng hơn nhiều so với giới hạn được quy định trong Công ước quốc tế. Vấn đề là Chính phủ có quyền giới hạn quá rộng có thể dẫn đến vi phạm tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng khi thi hành. Một khiếm khuyết lớn của các quy định pháp lý liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng là không đưa ra định nghĩa về phạm vi nội tâm (thế giới nội tâm) của cá nhân – tôn giáo, luân lý hay nhân sinh quan - mà Chính phủ phải tôn trọng vô điều kiện, không thể hạn chế hoặc can thiệp vào, ngay cả trong mọi tình huống nghiêm trọng hoặc khẩn cấp (3)..
18/. Việc bảo vệ vô điều kiện phạm vi nội tâm liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng phản ánh nguyên tắc buộc cá nhân phải giả vờ có một đức tin không phải thực sự của người đó hoặc buộc cá nhân từ bỏ đức tin hay nhân sinh quan nền tảng của minh sẽ làm tổn hại nặng nề lòng tự trọng và quyền con người của cá nhân. Việc cấm mọi can thiệp cưỡng chế nhằm vào phần lõi về tôn giáo, luân lý hay nhân sinh quan của một con người có tầm mức quan trọng ngang với việc cấm chế độ nô lệ hay tra tấn theo luật pháp quốc tế. Đây là những điều cấm tuyệt đối không có trường hợp ngoại lệ. Điều 24 của Hiến pháp năm 2013, tuy có nhắc đến quy định bảo vệ quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, nhưng thiếu điều khoản bảo vệ đặc biệt cho phạm vi nội tâm liên quan đến tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Điều này có thể dẫn đến sơ hở nghiêm trọng trong việc thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
19. Khác với phạm vi nội tâm, sự biểu lộ tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong xã hội -- phạm vi hướng ngoại (thế giới bên ngoài) -- không được bảo vệ vô điều kiện bởi luật pháp quốc tế. Do đó, các điều kiện theo đó Chính ...................
(3)/ Xin xem điều 18, đoạn 2, của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (CCPR), và Công Ước về Quyền Dân Sự và Chính Trị CCPR/C/21 điều chỉnh 1/ Phụ Lục 4, đoạn 3  
A/HRC/28/66/Add.2
TRANG 06
phủ hạn chế phải được quy định bằng luật một cách rõ ràng sao cho công chúng có thể dự đoán được một cách chính xác về những  điều kiện cần phải hội đủ để tôn giáo, tín ngưỡng sẽ được công nhận. Khi Chính phủ tạo dựng luật mới, nên dựa trên nền tảng tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của cá nhân và cộng đồng như là tính chất chuẩn mực của một nhân quyền phổ quát. Mối quan hệ giữa quyền tự do này và giới hạn của nó cần được xem như là một mối quan hệ giữa quy tắc và ngoại lệ. Điều cần phải nhấn mạnh là, trong trường hợp hồ nghi, quy tắc chiếm ưu thế; Chính phủ có trách nhiệm cung cấp bằng chứng và lý luận để biện minh cho những giới hạn được xem là cần thiết.
20/. Trong các cuộc thảo luận với đại diện Chính phủ, Báo cáo viên đặc biệt thường xuyên nghe họ nêu lên "pháp luật Việt Nam" một cách tổng quát, thiếu đặc thù. Dùng lý lẽ thiếu đặc thù để biện minh cho hạn chế dễ làm lu mờ và suy yếu cương vị của quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng - một quyền phổ quát bất khả xâm phạm. Vì các quyền con người được coi là bất khả xâm phạm, chúng ta không thể để cho các nhà lập pháp toàn quyền quyết định những gì liên quan đến sự hạn chế những quyền ấy, kể cả quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
21/. Mọi sự hạn chế đều phải có một mục tiêu chính đáng như- bảo vệ"an toàn công cộng, trật tự, y tế, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác" theo Điều 18, đoạn 3 của Công ước Quốc tế (4). Hạn chế phải mang tính chất cần thiết và tương xứng, tức là chỉ có ảnh hưởng tối thiểu đến cá quyền tự do này. Những tiêu chí đó và tiêu chí khác được quy định với mục đích bảo vệ bản chất của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng khi có sự mâu thuẫn với các quyền khác hoặc với các lợi ích công cộng quan trọng.
22/. Nhiều điều khoản trong Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 cho phép nhà nước quyền rộng rãi trong việc quy định, giới hạn, hạn chế hoặc cấm thực thi quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng (5). Điều 14, khoản 2 của Hiến pháp năm 2013 nêu lên một số lý do để hạn chế quyền con người và quyền công dân, có thể được áp dụng cho quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Trong khi sự hạn chế quyền con người nhằm bảo vệ "an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, đạo đức xã hội và lợi ích cộng đồng" hơi khác với tiêu chí của Điều 18, đoạn 3 của Công ước quốc tế, Điều 24, khoản 3 của Hiến pháp năm 2013 đã cho phép một sự hạn chế thật rộng bằng cách cấm bất cứ ai "lợi dụng tự do tôn giáo và tín ngưỡng để vi phạm pháp luật”.
23/. Hơn nữa, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 thường nêu lên các mục đích như "đoàn kết và hài hòa dân tộc", "đoàn kết nhân dân", "lợi ích quốc gia" và "truyền thống văn hóa, phong tục và tập quán", mà Chính phủ có thể diễn giải một cách rộng rãi và chủ quan. Ví dụ, Điều 8, khoản 2 của Pháp lệnh 21 quy định rằng "không ai được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước, kích động dùng bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh hoặc tuyên truyền chống pháp luật, chính sách của Nhà nước để gây chia rẽ giữa nhân dân và tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác hoặc cản trở việc thực hành quyền hoặc nghĩa vụ công dân; thực hành mê tín dị đoan; hoặc có những hành vi vi phạm khác". Chính phủ không có định nghĩa rõ rệt cho các loại hành động hoặc hoạt động nào sẽ đưa đến "tuyên truyền chống pháp luật và chính sách của Nhà nước", "gây chia rẽ" hay "thực hành mê tín dị đoan". Hơn nữa, Điều 87, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam thường được áp dụng tùy tiện để trừng phạt những người bị kết tội vi phạm các giới hạn quy định trong Pháp lệnh 21 và/hoặc Nghị định 92.
24/. Nhiều đại diện cấp cao của Chính phủ, kể cả của các cơ quan tư pháp, thường nêu lên những điều khoản hạn chế với phạm vi quá rộng đó. Những mục đích trừu tượng nêu trên, chẳng hạn như "lợi ích của Nhà nước",  dễ dẫn đến truy tố hình sự. Đoạn đầu tiên của Điều 258 của Bộ luật hình sự ghi như sau: "Những người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức và/hoặc công dân sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm". Đoạn này không hề liệt kê những hành động cụ thể mà có thể bị quy kết thành "lạm dụng" tự do tôn giáo hay tự do dân chủ khác là một vấn đề đáng quan tâm. Ngay cả các thành viên của một tòa án địa phương cấp tỉnh và Toà án nhân dân tối cao cũng đã không thể làm rõ ý nghĩa của "lạm dụng" và không thể liệt kê nhũng hành vi nào sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Dựa trên tính chất mơ hồ của Điều 258, các cơ quan liên hệ có toàn quyền hành xử và kiểm soát mọi
(4)/ Xin xem Công Ước Quốc TếCCPR/C/21/điều chỉnh 1/ Phụlục 4, đoạn 8
(5)/ Xin xem, thí dụ, điều 8, đoạn 2; 15; và điều 16 của Pháp Lệnh 21; và điều 2 và điều 5 cũa Nghị Định 92.
A/HRC/28/66/Add.2  (Còn tiếp).


Đọc lại bài thơ KHÂM THIÊN của Lưu Quang Vũ.

Thứ sáu, 29. 12. 2017.

Blog Tễu.

KHÂM THIÊN
Lưu Quang Vũ 

Lời dẫn của 
Phạm Xuân Nguyên: Bài thơ này nhà thơ Lưu Quang Vũ viết năm 1972, sau cuộc ném bom B52 xuống khu phố Khâm Thiên. Năm ấy anh Vũ 24 tuổi. Một bài thơ tôi đã từng ví như bức tranh Gernica của P. Picasso. Trong thơ Việt Nam chưa ai viết được thế như LQV.

những người chết trong đêm thân gãy nát
óc chảy ròng trên gạch
những người chết cháy đen miệng há mắt mở trừng
những xác vùi đẫm máu dưới cầu thang
tay chân vặn vẹo thịt xương
lòng ruột mắc trên dây điện
phố Khâm Thiên ầm ầm đổ sụp
tiếng người la khủng khiêp xé đêm dài
*
mặt trời lên trên bãi thây người
mặt dập vỡ ngực trần thủng hoác
những đống tóc gân đầu mình lẫn lộn
những xác tím bầm lạnh buốt sương đêm
bốn phía tiếng gào tiếng khóc tiếng rên
tiếng xẻng cuốc bới người trong gạch vụn
phố đông đúc thành bãi bằng đổ nát
không nhận ra những vỉa hè quen
xác người nằm ngổn ngang
báo đậy mặt, ruồi đậu bàn chân xám
bé ngẩng đầu ngơ ngác
bên xác anh xác chị xác mẹ cha
tôi đi như mù lòa
đỡ em gái đập đầu ngã ngất
bà cụ phát điên vật mình ôm mặt
người mất tích đang tìm, người chết chẳng kịp chôn
xe nối xe sừng sững chở quan tài
đóng vội bằng mặt bàn, cánh cửa
phấn run rẩy ghi tên người xấu số
lên nắp quan xộc xệch chẳng bào sơn
quan tài trẻ thơ như những chiếc hòm con
những bát đĩa tủ giường tan vỡ
quần áo nát, gạo dầu ngùn ngụt lửa
sách vở dép giày vùi dưới hố sâu
tấm màn trắng xóa
xé chia nhau chít vội lên đầu
cả khu phố già đi hàng chục tuổi
những bó hương bên đường nghi ngút khói
những bó hương châm nát cả bầu trời
người trồng rau, chữa khóa, vá may
người nhặt củi, quét đường lam lũ
từ nay chung buổi giỗ
Bạch Mai Yên Viên Vọng Láng An Dương
phố đầy khăn tang
đêm không đèn tối mịt
chúng tôi ngồi bên nhau chờ cái chết
người các ô lên nằm ngủ vườn hoa
gió cuối mùa xót xa
thổi xõa tóc đoàn người chạy giặc
những dòng người kéo đi xé ruột
đội chiếu, ôm chăn, đeo làn, vác bọc
chút gia tài nghèo cực địu trên lưng
bao gia đinh dắt díu chị bồng em
những quần áo khói bom lấm rách
những cụ già vịn nhau dò dẫm
máu ròng ròng trên những chiếc cáng thương
*
năm 72! Có thể thế được chăng
hãy mở mắt ra trông
vụ thảm sát xưa nay chưa từng có
năm trái đất phóng bao tàu vũ trụ
không nơi nào không nói đến tình thương
Ghéc-ni-ca cũng chẳng thảm thê bằng
vô nghĩa hết, thánh kinh và máy tính
những pho sách, những dàn giao hưởng
ích gì đâu, khi bể máu dâng đầy
ôi xấu xa, đê nhục lắm con người
lời không đủ để nói điều phẫn nộ
tôi muốn có phiên tòa cho tất cả
tôi vạch từng tên tôi gọi từng người
hãy đứng ra đây
các bà mẹ Mỹ
những dòng sữa đã nuôi bầy đồ tể
lời ru nào đã dạy chúng lớn khôn
những Kít-xinh-giơ và những Ních-sơn
ta nguyền rủa chúng mày cho đến chết
những kẻ nào đã gây ra tội ác
những kẻ nào để tội ác gây ra
những chính khách những nhà thơ
những bộ óc chế súng bom hủy diệt
các tư tưởng cầm quyền các nước
lãnh tụ tối cao của mọi đảng trên đời
các ông kêu: vì hạnh phúc con người
nay con người chết đi
cái phúc ấy ai dùng được nữa!
chục chiếc B-52
không đổi được một trẻ nghèo Ngõ Chợ
không thể nhân danh bất-cứ-cái-gì
bắt máu vạn dân lành phải đổ
không thể chắp bình minh
bằng xương thịt những mặt người vỡ nát
ai tự xưng môi kề răng lạnh
ai khoác tặng chúng tôi vinh dự đẹp
các anh đón đưa nâng cốc chúc hòa bình
các anh quyên thuốc men các anh đi biểu tình
rồi thanh thản trồng hoa và câu cá
và tìm thấy lương tâm mình yên ả
trong nỗi đau quằn quại của chúng tôi
ta oán giận các người, đồ dối trá
loài người chung vai nhận tội ác này
anh và tôi, vâng, tôi nữa, cả tôi
chúng ta đã ngu tối đến nỗi
không che chở được mẹ già em dại
khỏi quả bom tàn bạo tự trời cao
*
muốn kết thúc thơ mình
bằng những lời tốt đẹp
nhưng lòng tôi làm sao tươi sáng được
khi máu bầm khắp nơi
dưới bát cơm trên trời trong cốc nước
đêm qua tôi đã chết
với hàng ngàn mạng người
từ than bụi tôi hiện hình trở lại
mang đau thương đến trọn cuộc đời
tôi sẽ xông vào mọi cuộc vui
mọi buổi lễ uy nghiêm
mọi bài ca lừa dối
mọi quên lãng mọi nụ cười dễ dãi
để nói về những xác chết cháy đen
để nói về
những xác chết cháy đen
*
kẻ làm chứng trung thành
trước phiên tòa lịch sử
giữa tột cùng đau khổ
đâu dám ngồi trau chuốt mỗi câu thơ
nhân danh cuộc sống, nói về cái chết
nhân danh niềm vui, nói về nước mắt
nhân danh tình yêu, tôi mãi mãi căm thù.

Hà Nội 1972.
Lưu Quang Vũ
________________

Bài thơ này đã được in trong sách "Lưu Quang Vũ - Di cảo" ra nhân dịp 20 năm, ngày mất LQV-XQ tại Nxb Lao Động, 2008.

50 năm sự kiện tắm máu Thành Huế – Điều gì đã xảy ra?

Báo Tiếng Dân. AdminTD. FB Mạnh Kim. 1-1-2018

Nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân 1968. Ảnh: Tạp chí LIFE
Trong bài viết trên chuyên san “Indochina Chronicle” số 33 đăng ngày 24-6-1974, Gareth Porter thuộc Đại học Cornell đã cố chứng minh rằng sự kiện thảm sát Mậu Thân 1968 là màn tuyên truyền của VNCH lẫn Mỹ. Tuy nhiên, những gì Porter đưa ra là không chính xác và có nhiều chi tiết mâu thuẫn. Sự kiện thảm sát thường dân tại Huế là có thực, một bi kịch khủng khiếp có thực, một câu chuyện đầy nước mắt bi ai và oan ức với những nhân chứng có thực.
Đó là chiến dịch khủng bố kinh khủng nhất lịch sử chiến tranh Việt Nam. Dường như tất cả căn tính ác độc nhất của con người đều hiện ra trong những ngày tang thương này. Một cuộc “tìm diệt” và tàn sát ghê rợn bao trùm toàn bộ thành phố cổ kính, bình lặng và hiền lành. Dường như mọi người đều trở thành sát thủ vô tri và mọi người khác đều trở thành nạn nhân. Trong quyển “A House in Hue” ấn hành 1968, Omar Eby thuật lại lời kể một nhóm nhân viên thiện nguyện thuộc hệ Tin Lành Mennonite, khi lẩn trốn, đã thấy một số người Mỹ trong đó có một nhà nông học thuộc Cơ quan phát triển quốc tế, bị trói ngoặc trên đường ra “pháp trường”.
Năm 1971, trong quyển “Tet!”, ký giả Don Oberdorfer cũng thuật nhiều chi tiết kinh khủng. Stephen Miller, một nhân viên ngoại giao đoàn Hoa Kỳ (lúc đó) 28 tuổi, đã bị lôi ra khỏi căn nhà người bạn Việt Nam và bị xử tử trên một cánh đồng. Các bác sĩ người Đức Raimund Discher, Alois Alteköster; cùng vợ chồng Horst-Günther Krainick – đều dạy tại một trường y – cũng bị giết tương tự. Hai cha cố Pháp, Urbain và Guy, cũng bị thấy dẫn đi. Thi thể cha Urbain sau đó được tìm thấy, với tay lẫn chân bị trói chặt trước khi bị chôn sống. Thi thể cha Guy có một viên đạn cắm sau đầu, nằm chết cong queo trong một huyệt mộ cùng 18 nạn nhân khác. Linh mục Bửu Đồng, một người hiền lành nho nhã nổi tiếng đất cố đô, cũng bị giết. Xác của ông được tìm thấy vào 22 tháng sau, cùng 300 thi thể khác.
Trong cuộc phỏng vấn Đài truyền hình WGBH vào tháng 3-1981, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời:
“Tôi xin nói tất cả vấn đề khách quan. Cái thứ nhất, là nói riêng về những người bị giết thì trong số đó hiển nhiên là có những người do du kích, do quân đội cách mạng, do phải thi hành bản án tử hình đối với những kẻ mà khi chúng tôi vào nhà để gọi họ ra thì họ bắn đến cùng. Họ bắn đến độ những người chiến sĩ của chúng tôi đã phải bị thương và những người đó thì phải giết tại chỗ. Đấy, trong trường hợp đó, có một viên phó tỉnh trưởng của Huế. Nó trên lầu nó bắn xuống đến cùng, không đầu hàng. Chỉ có, như vậy là chỉ có một ít trường hợp thôi. Còn một số những trường hợp khác thì chính nhân dân đã căm thù quá lâu… Và đến khi mà cách mạng bùng lên, họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ, như là trừ những cái con rắn độc mà từ lâu nay, nếu còn sống, thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh… Như vậy là cái giá đó, tôi nghĩ là, nó nhẹ. Nếu ai đã từng theo dõi cuộc chiến tranh thì sẽ thấy từng cái món nợ đó là rất nhẹ. Nó rất gọi là công bằng”.
Ai là “những cái con rắn độc”? Các bác sĩ người Đức, nhà nông học người Mỹ hay các vị cha đạo người Pháp? Hay là ông Phạm Văn Tường, nhân viên gác cổng bán thời gian cho Phòng thông tin Huế? Khi bị “phát hiện”, ông Tường, như mọi người dân hoảng hốt chạy lánh chiến sự, đang trốn cùng đứa con gái 3 tuổi, con trai 5 tuổi và hai đứa cháu. Cả nhà ông đều bị bắn sạch. Một trường hợp khác: vào ngày thứ năm sau khi chiếm Huế, Việt Cộng “lùa” khoảng 400 đàn ông và thanh niên đến Nhà thờ Phú Cam. Vài người trong số đó đã nằm trong danh sách “có nợ máu với nhân dân”. Họ được nhìn thấy dẫn đi về hướng Nam. Sau đó, thi thể họ chất đống tại Khe Đá Mài… Một số sách, trong đó có “America in Vietnam” (ấn hành 1980) của Gunther Lewy và “Giap” (1993) của Peter MacDonald, đều trích dẫn một tài liệu của Việt Cộng bị tịch thu được đã “thống kê thành tích” việc “trừ khử 1.892 nhân viên chính quyền, 38 cảnh sát và 790 tên ác ôn”. Ai trong số những người bị giết tại Khe Đá Mài nằm trong bảng thống kê này, và ai “ác ôn”, ai vô tội?
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
“Sau này, trong năm 75, 76, 77, chúng tôi đi làm thủy lợi đó, làm dẫn nước sông Hương đó, tôi đã đào lên những cái nấm mồ mà trong đó gọi là “thảm sát Mậu Thân” thì đầy những người đội mũ tai bèo và mặc áo quần quân giải phóng. Thì đấy là cái sự, tôi nói rằng đấy là cái, cái gọi là cái ranh mãnh của thực dân mới. Nó bắn một mũi tên và được hai mục tiêu. Cái thứ nhất là che giấu tất cả những tội ác mà nó đã làm. Và cái thứ hai, nó đổ tất cả những cái đó cho quân đội cách mạng” (…)
Ở góc nhìn khác, cũng thấy một điều, có “tất cả những tội ác mà nó đã làm” cũng đã được che giấu. Hãy tua lại một đoạn phim tài liệu gần đây:
“Đầu tháng 3, hai tuần sau khi chiếm được Huế, thiếu úy Phil Gioia thuộc Sư đoàn 82 Không Vận đã dẫn trung đội mình dọc bờ sông Hương để tìm vũ khí địch có thể chôn lại sau khi rút lui. Trung sĩ Reuben Torres thấy một vật thò lên khỏi mặt cát. Đó là một cái khuỷu tay. “Bọn tôi nghĩ chắc đây là một cái huyệt” – Phil Gioia kể – “mà địch chôn người chết của họ sau khi rút lui khỏi Huế. Trung sĩ Torres nói, “ta đào chỗ này lên xem”. Chúng tôi thấy thi thể đầu tiên là một phụ nữ, mặc áo trắng, quần đen, hai tay bị trói ngoặc ra sau và bị bắn vào gáy. Bên cạnh là đứa bé, con bà ấy, cũng bị bắn. Thi thể tiếp theo cũng là một phụ nữ. Lúc đó thì đã rõ, đây không phải là xác quân Bắc Việt hay Việt Cộng” (The Vietnam War-Ken Burns, tập 6, xem từ phút 58:14).
Những phụ nữ này, cùng con cái họ, có nằm trong “thành phần” mà “nhân dân đã căm thù quá lâu”? Vì sao họ bị giết? Họ có tội gì? Đây không phải là cái chết giữa những người cầm súng ở hai bên chiến tuyến mà là sự giết chóc thường dân. Một cuộc thảm sát man rợ và tàn ác. “Cái giá” mà Huế phải trả trong Mậu Thân không hề “nhẹ” và rất không “công bằng”. Nó là tội ác chống lại loài người và những kẻ gây ra phải gọi là tội phạm chiến tranh. Nó cũng chẳng thể gọi là “điều đương nhiên… đã tự động để mà cái lòng căm thù đã đẩy cái mức đó”, như lời Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nó là một cuộc say sưa giết chóc có hệ thống và có tổ chức.…
Kỳ sau: Ai tham gia và ai chịu trách nhiệm?
MỤC LỤC BNS 03.
Kinh Thánh, Sấm Trạng Trình & Đạo Cao Đài trang 01.
Lễ Khánh Thành Thánh Thất Kim Biên: Linh Tâm…. 07.
Ngụ Đời Bài số 02……..12.
Báo Cáo ngày 30. 01. 2015 của Đặc phái viên LHQ. …..13.

Đọc lại bài thơ KHÂM THIÊN của Lưu Quang Vũ…. 21.

50 năm sự kiện tắm máu Thành Huế – Điều gì đã xảy ra?... 25.

HẾT.