Trang

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

2081. 10 điều Do Thái Giáo trao cho thế giới.


 04.11.16. CAFE KU BÚA.


Nhiều khái niệm được nhắn gửi trong kinh Torah và truyền thống Do Thái có vẻ như hiện đại một cách tinh túy, nhưng nó đã có nhiều ngàn năm về trước. Đây là một tập hợp của vài điều chúng ta có trong ngày nay và là một phần không thể thiếu của trí tuệ cổ đại Do Thái. Vậy những thứ đó là gì?


830703-israelflaggraafixblogspotcomflagsof-1422703836

10 điều Do Thái Giáo trao cho thế giới


1.   Chủ nghĩa độc thần
Do Thái Giáo trình bày một khái niệm mạnh mẽ rằng có một Thiên Chúa đã tạo ra và điều hành cả vũ trụ. Đây là một bước đột phá thâm thúy với các mô hình mẫu tượng đã có mặt trước đây, nơi những vị thần thất thường và giận dữ có vẻ thống trị những sự kiện ngẫu nhiên, và cần phải được hài lòng – thường theo những cách khá kinh khủng, như hiến tế trẻ em.
Kinh Torah, trái lại, cung cấp một hình mẫu khác biệt đến cực đoan của vũ trụ, điều nâng cao thay vì hạ thấp. Nó dạy rằng không gì là ngẫu nhiên; thế giới được tạo ra vì một mục đích, và cả chúng ta cũng vậy. Mỗi chúng ta đều có mục tiêu riêng biệt bắt buộc trong đời mình và có trách nhiệm phải bộc lộ hết tiềm năng.
Đây là một ý tưởng đột phá. Những con người bình thường được xem như những tạo vật thần thánh và quan trọng. Kinh Torah giải thích rằng mọi cá nhân đều được tạo ra theo betzelem Elokim, theo hình ảnh của Thiên Chúa. Bất kể hoàn cảnh hay khả năng của chúng ta là gì, mỗi cuộc sống đều thiêng liêng và đặc biệt. Mọi yếu tố làm nên một xã hội văn minh đều bắt nguồn từ nhận thức này.
2.           Ngày cuối tuần
“6 ngày ngươi sẽ làm việc và hoàn thành mọi công việc của ngươi, nhưng ngày thứ 7 là ngày lễ Shabbat dành cho Chúa là Chúa của ngươi; ngươi sẽ không làm công việc gì trong ngày này” (Sách Xuất Hành 20:8). Không có gì vốn dĩ hợp lý để đánh vỡ cuộc sống đơn điệu dài ngày của con người: tuần 7 ngày không được tìm thấy ở đâu khác trong thế giới tự nhiên. Vậy mà, ngày nay, qua hàng ngàn năm Do Thái Giáo giới thiệu về khái niệm ngày Shabbat, khái niệm về tuần 7 ngày đã lan rộng khắp toàn cầu.
Khái niệm Do Thái về ngày Shabbat – để ngừng làm việc trong 1 ngày trong số 7 ngày – giúp thành lập ý tưởng về tuần, và đưa xã hội lên con đường phân định một tuần làm việc cụ thể – và một khoảng thời gian định kỳ để giải trí.
3.           Điều tra dân số
Sách Tận Thế của Anh năm 1086 thường được đề cập như là cuộc khảo sát (điều tra) dân số quốc gia đầu tiên, nhưng 2,400 năm trước đó kinh Torah đã lập kỷ lục về một cuộc điều tra dân số của người Do Thái (Sách xuất hành 30). Sau khi rời Ai Cập, Moses đã tổ chức một cuộc bốc thăm của người Do Thái. Nó hẳn phải là một cuộc điều tra khổng lồ: ông đếm được 603,550 người đàn ông trưởng thành.
4.           Nơi tị nạn
Vào thời Israel cổ đại, người Do Thái đã được ra lệnh xây dựng “6 thành phố tị nạn” trên cả 2 bờ sông Jordan, ở đó những người bị buộc tội ngộ sát có thể trốn chạy trước khi nhận phán quyết của họ (Sách Xuất Hành 35:6). Trong những thành phố này, họ được đảm bảo an toàn từ những người họ hàng của nạn nhân mà họ bị cáo buộc đã giết và được an toàn trước lệ làng.
5.           Công bằng trước pháp luật
Đơn độc trong thế giới cổ đại, người Do Thái công bố nhân phẩm của mọi con người: đàn ông và phụ nữ, người giàu và người nghèo. Các bộ luật cổ đại về công lý thường xuyên chứa nhiều điều luật cho những người có trạng thái xã hội khác nhau. Thậm chí đến ngày nay, khi xâm phạm nhân quyền trên thế giới chế nhạo sự bình đẳng của công lý, kinh Torah vẫn là ngọn hải đăng của ánh sáng, nhấn mạnh rằng mọi con người – bất kể vị trí – phải được phán xét như nhau: “Các ngươi không được bẻ cong công lý; các ngươi không được thiên vị kẻ nghèo và vinh danh người giàu; với sự lẽ phải ngươi sẽ phán xét đồng bào của ngươi” (Sách Levi 19:15).
6.           Hệ thống tòa án
Kinh Torah chứa đựng một trong những hệ thống sớm nhất của tòa án cấp cao và cấp thấp. Khi quốc gia Do Thái phát triển sau khi rời khỏi Ai Cập, thủ lĩnh Moses của họ thấy rằng ngày càng khó để xét xử các tranh chấp của họ. Cha vợ của Moses Yitro giới thiệu cho ông một giải pháp độc đáo: thành lập hệ thống luật pháp toàn diện đầu tiên trên thế giới. Dưới sự hướng dẫn của ông, Moses đã thành lập 4 cấp độ tòa án, từ các phường địa phương nơi người dân giải quyết các tranh chấp nhỏ, thẳng đến tòa án cấp cao giám thị các tòa án cấp thấp và quyết định những trường hợp khó nhất (Sách Đệ Nhị Luật 1:11-15).
7.           Quyền thú vật
Phong trào về quyền thú vật có vẻ như rất hiện đại – các bộ luật phúc lợi động vận hiện nay bắt đầu được đề nghị tại các quốc gia phương Tây vào giữa thế kỷ 19 – nhưng chúng có các tiền thân của mình trong tư tưởng Do Thái. Kinh Torah và Tamud chứa đầy những hướng dẫn chi tiết về việc đối xử tốt với động vật:Chúng ta bị cấm khóa mỏm một con bò trong mùa thu hoạch (phong tục cổ đại này nhằm ngăn các con vật ăn những hoa màu) hay buột chung một con vật mạnh khỏe với một con yếu hơn (bởi vì nó có thể gây ra sự căng thẳng quá mức lên con vật nhỏ hơn) (sách Đệ Nhị Luật 25:4). Khi chúng ta nhặt trứng, kinh Torah chỉ thị rằng trước hết chúng ta phải đuổi gà mẹ đi (sách Đệ Nhị Luật 22:7). Kinh Talmud thậm chí còn ra lệnh chúng ta cho vật nuôi ăn no trước khi chính chúng ta dùng bữa.
8.           Luân Canh loại cây trồng
Ngày nay, các nông dân biết làm thế nào để duy trì được sự màu mỡ của đất đai, nó sẽ hiệu quả hơn khi luân canh và để cánh đồng nghỉ ngơi định kỳ. Tại Israel, tập tục này cũng có một khía cạnh tâm linh mạnh mẽ khác. “Trong 6 năm ngươi sẽ cày cấy trên đất và thu hoạch những gì nó sản xuất ra. Và năm thứ 7, ngươi không được canh tác và thu gặt, và dân của ngươi sẽ ăn trong bần cùng, và thú hoang dã trên đồng sẽ ăn những gì còn thừa lại cho chúng; và ngươi cũng sẽ làm tương tự với vườn nho và lùm ô liu của mình” (sách Xuất Hành 23:10-11). Tập tục này – điều vẫn được noi theo bởi nhiều nông dân Israel đến tận ngày nay – nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa trên hết là người điều khiển đất đai và mạng sống của chúng ta.
9.           Phạt tiền
Khi kinh Torah giới thiệu ý tưởng trả cho các thiệt hại bằng tiền thay vì mạng sống của ai đó, đó là một tư tưởng cách mạng. Bộ Luật của nhà cai trị Babylon Hammurabi (1795-1750 Trước Công Nguyên) bắt buộc hình phạt tử hình cho những tội phạm nghiêm trọng nhất; thế kỷ thứ 19 Trước Công Nguyên có bộ luật hà khắc của Athen trừng phạt bất kỳ tội phạm nào bằng việc tử hình. Thậm chí đến ngày nay, một vài quốc gia vẫn áp dụng các hình phạt thân xác thô bạo; tại Ả Rập Saudi, mọi người được dạy phải móc mắt kẻ phạm tội; Iran cũng dùng việc chọc mù mắt để trừng phạt, phán rằng một người đàn ông rình rập một phụ nữ phải bị đổ a xít vào cả 2 mắt. Cả 2 quốc gia này, cũng như nhiều quốc gia Hồi Giáo khác, cũng dùng việc chặt tay hoặc chân như một hình phạt dành cho các tội phạm.
Luật Do Thái, ngược lại, hệ thống hóa nhiều thể loại tiền phạt cho một loạt các tội, cho phép những người bị kết tội trộm cắp hay cẩu thả trả hết nợ của họ và trở lại cuộc sống bình thường.
10.        Trường học công lập
Năm 64 Sau Công Nguyên, Pháp Sư Yehoshua Ben Gamla ra lệnh rằng mọi đứa trẻ Do Thái lên 6 tuổi hoặc hơn nên đến trường, bất kể cha mẹ của chúng có đủ điều kiện hay không. Ông thậm chí còn quy định quy mô tối đa của một lớp – không nhiều hơn 25 trẻ cho mỗi giáo viên. Các cộng đồng Do Thái đua nhau đưa ý tưởng của Pháp Sư Yehoshua vào thực hành, thành lập các trường học được trợ cấp hoặc miễn phí trong các cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới. Như nhà từ thiện giáo dục Chicago George Hanus đã ghi chú: “đó là trường hợp đầu tiên trong lịch sử đã được ghi chép về một người đã thiết lập hệ thống giáo dục phổ thông bắt buộc được trợ vốn từ cộng đồng lớn hơn… Nhiều học giả tin rằng khuôn mẫu của Gamla là nguồn cảm hứng cho hệ thống giáo dục công lập miễn phí hiện phổ biến tại phương Tây, bao gồm cả Mỹ.”
Hộp Quẹt @ Café Ku Búa, theo AISH, 10 Ideas Judaism Gave the World