Trên
website Sân Khấu Cải Lương có một bài viết kể chuyện nghệ sĩ Út Bạch Lan nuôi
bốn đứa con rơi của chồng, nghệ sĩ Thành Được.
Bài báo dẫn lời bà: "Phần hậu vận, tôi có đóng góp ở chùa,
nên mai sau chết đi, việc tang chế cũng chẳng lo lắng gì.
5 tháng 11 2016. BBC,
Nghệ
sĩ Út Bạch Lan, một trong những tên tuổi nổi bật nhất của cải lương miền Nam,
qua đời tại nhà riêng ở TP. Hồ Chí Minh, sau một thời gian chống chọi với bệnh
ung thư.
Người được mệnh danh là
'sầu nữ' và là một trong những "cây đại thụ của cải lương Việt Nam"
hưởng thọ 81 tuổi.
Tên thật của bà là Đặng
Thị Hai, sinh ra tại tỉnh Long An.
Image copyrightTIENG XUAImage caption
Giữa thập niên 1950, Út
Bạch Lan được báo chí Sài Gòn và giới mộ điệu cải lương biết đến qua vở dã sử
Đồ Bàn Di Hận trên sân khấu Thanh Minh.
Hơn 60 năm gắn bó cùng
sân khấu, tên tuổi của bà gắn liền với những vở: Nửa Đời Hương Phấn, Chưa Tắt
Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ...'.
Những năm cuối đời, bà
ăn chay trường, thường tham gia những chuyến đi hát và trao quà từ thiện cho
người nghèo tại những vùng hẻo lánh.
Tin cho hay, ngày
24/10, dù đang đau ốm, bà vẫn lên sàn tập vở 'Mẹ ngồi sàng gạo' để diễn quyên
tiền trao học bổng cho con em nghệ sĩ nghèo.
'Không
màng danh hiệu'
Hôm 5/11, trả lời BBC
từ TP. Hồ Chí Minh, nghệ sĩ Kim Tử Long nói: "Trong giới cải lương từ độ
tuổi của tôi trở xuống đều gọi nghệ sĩ Út Bạch Lan là má Út và xem bà là tấm
gương về nghề nghiệp và nhân cách sống."
"Bà qua đời là mất
mát lớn cho sân khấu cải lương vì theo tôi, không diễn viên nào qua được bà khi
thể hiện vai người mẹ nhân hậu."
"Điều tôi quý nhất
ở má Út là sự hiền hậu, sống cuộc đời đơn giản, không màng danh hiệu và những
hào nhoáng của sự nổi tiếng."
"Dù được được
chính quyền đề nghị nộp đơn xin danh hiệu 'nghệ sĩ nhân dân' nhưng bà khước từ
và nói rằng chỉ muốn mãi làm 'sầu nữ' trong lòng khán giả mộ điệu."
Trên
website Sân Khấu Cải Lương có một bài viết kể chuyện nghệ sĩ Út Bạch Lan nuôi
bốn đứa con rơi của chồng, nghệ sĩ Thành Được.
Bài báo
dẫn lời bà: "Phần hậu vận, tôi có đóng góp ở chùa, nên mai sau chết đi,
việc tang chế cũng chẳng lo lắng gì. Tôi có dặn các con, khi má chết nhớ đem thiêu
rồi mời thầy, thuê ghe ra sông rắc tro và tuyệt đối không được làm đám giỗ cho
tốn kém. Mỗi ngày khi ăn cơm, nếu nhớ má thì để chén đũa riêng ra, mời má về ăn
cơm cùng tụi con, thế là má vui lắm rồi".