Trang

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

4313. THẾ NÀO LÀ CHỨC SẮC BỀ TRÊN?

 


KNS &HTE: ĐĐTKPĐ
VB: 40/97

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Cửu Thập Thất Niên
TÒA THÁNH TÂY NINH.



 VI BẰNG.

“V/V/: Tìm hiểu thế nào là Chức Sắc Bề Trên trong hồng thệ của Chức việc”.

Thứ Hai, ngày 12 tháng 9 năm Nhâm Dần DL: (7/10/2022), Họp qua Gotomeeting.

I/- Thành phần dự họp.

1/- Chủ tọa: CTS Võ Văn Quang Trưởng Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ.

2/- Người điều hành: PTS Nguyễn Thị Kim Thùy

3/- Thành viên dự họp:

CTS Lương Thị Nở, Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ.

Đạo Hữu: Marie , Phó Ban Chấp Hành phụ trách ngoại vụ HTE ĐĐTKPĐ.

CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng Ban Kiểm Soát Luật HTE ĐĐTKPĐ).

CTS Trần Quốc Tiến (Trưởng Ban Chấp Hành KNS).

CTS Nguyễn Thị Hương.

CTS Nguyễn Thị Thu Cúc,

CTS Nguyễn Thành Phương.

CTS Lê Văn Một.

PTS Nguyễn Thị Hồng Phượng.

TS: Chery Nguyễn.

PTS Lương Văn Dương.

Đạo Hữu: Nguyễn Thị Chợ, Dương Xuân Lương (Đặc trách pháp luật KNS)

4/- Khách mời tham dự:

CTS Vitoria (CaoDai Today).

CTS Trần Công Thanh, Thánh Thất Brisban (Australia)

5/- Đọc Kinh Nhập Hội: CTS Nguyễn Phương.

II/- Lý do và đề tài: KNS & HTE ĐĐTKPĐ tuyên bố theo đạo là theo pháp luật đạo và công văn của Hội Thánh, không theo một Chức sắc nào. KNS nhận được chất vấn: Tuyên bố như vậy có mâu thuẫn với nội dung … nhứt nhứt do lịnh Chức Sắc bề trên … khi lập thệ nhận trách nhiệm Chức việc hay không? Do vậy nên cần mở phiên họp để tìm hiểu thế nào là Chức Sắc Bề Trên trong hồng thệ của Chức việc.

III/- Tiến trình thảo luận

1/- Cơ sở pháp lý.

KNS & HTE ĐĐTKPĐ lấy văn bản Hội Thánh Cao Đài làm gốc. Xét thấy công văn 588/TT của Văn Phòng Lại Viện Cửu Trùng Đài ngày 13/5/1974 (22/4/Giáp Dần) hướng dẫn việc lập nguyện (hồng thệ) cho các vị Chức việc có câu … nhứt nhứt do lịnh Chức Sắc bề trên … nên cùng nhau tìm hiều và lập vi bằng để ghi lại quá trình học đạo, hành đạo, chịu trách nhiệm trước đồng đạo và thiêng liêng.

2/- Tìm hiểu về Chức Sắc thiên phong.

Theo Quan Hôn Tang Lễ của Hội Thánh ban hành có:

2.1/- Chức Sắc Đại Thiên Phong: Giáo Tông, Hộ Pháp, Phật Tử, Chưởng Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Đầu Sư, Tiên Tử, Thập Nhị Thời Quân, Chánh Phối Sư và Phối Sư, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, Chưởng Ấn, Thánh Nhơn, Hiền Nhơn, Tiếp Lễ Nhạc Quân, Thập Nhị Bảo Quân.

2.2/- Chức Sắc thiên phong: Giáo Sư, Cải Trạng, Giám Đạo, Chơn Nhơn, Đạo Nhơn, Nhạc Sư, Đốc Nhạc, Đề Nhạc, Hộ Đàn Pháp Quân, Tả, Hữu Phan Quân, Giáo Hữu, Chí Thiện, Thừa Sử, Truyền Trạng, Lãnh Nhạc, Quản Nhạc, Đội Nhạc, Tổng Giám, Lễ Sanh, Giáo Thiện, Sĩ Tải, Cai Nhạc, Bếp Nhạc, Phó Tổng Giám, Hiền Tài.

Theo Quan Hôn Tang Lễ không có Chức sắc bề trên nên không có nghi lễ dành cho Chức sắc bề trên.

3/- Thế nào là chức sắc bề trên?

Khi Hội Thánh ra Huấn Lịnh thuyên bổ một vị Chức sắc đến hành đạo tại một địa phương hay một cơ quan thì vị đó là Chức sắc bề trên của địa phương đó hay cơ quan đó. Chức sắc thiên phong là điều kiện ắt có, cho đến khi có Huấn Lịnh thuyên bổ mới đủ điều kiện là Chức sắc bề trên.

Chức việc hành đạo tại địa phương được công cử thì phải theo sự sắp xếp của Chức sắc bề trên do Hội Thánh thuyên bổ đến địa phương đó. Chức sắc bề trên của địa phương nào thì có quyền ra lịnh cho địa phương đó (đương nhiên là không có quyền ra lịnh cho địa phương khác). Chức sắc bề trên của địa phương B không phải là chức sắc bề trên của địa phương A. Nếu lấn ranh hành chánh là vi phạm Pháp Chánh Truyền.

4/- Phân tích về Chức sắc bề trên như vậy có phù hợp với pháp luật đạo hay không?

4.1/- Tìm hiểu từ Tân Luật

Tân Luật Phần Đạo Pháp Chương III, Điều 18: Bổn đạo trong họ, nhứt nhứt phải do nơi người, chẳng đặng tự chuyên mà trái đạo.

Theo đây thì chức sắc có Huấn Lịnh đến địa phương hành đạo chính là Chức sắc bề trên nên cả Chức việc và Tín đồ trong địa phương phải tuân lịnh.

4.2/- Huấn Lịnh 09 (1955) dạy rõ: Đạo có chức, quyền và lịnh. Chức là phẩm được thiên phong như: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư … Quyền là các nhiệm vụ được giao cho theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải. Lịnh là phải có con dấu đóng vào. Huấn Lịnh bổ nhiệm Chức sắc hành đạo thì vị đó mới có con dấu để ra lịnh. Chức sắc bề trên có đủ cả ba yếu tố trên.

4.3/- Tự thân Công văn 588/TT của Văn Phòng Lại Viện Cửu Trùng Đài ngày 13/5/1974 (22/4/Giáp Dần) hướng dẫn việc lập nguyện (hồng thệ) cho các vị Chức việc. Chức việc hành đạo nơi địa phương được công cử đã thể hiện Chức sắc bề trên chính là vị chức sắc có Huấn Lịnh bổ nhiệm đến địa phương của mình được công cử.

5/- Ghi nhận từ thực tế: Sự lộng phép của Chức sắc.

Hiểu vậy để khẳng định rằng khi Hội Thánh bị cốt (1983) thì từ đó không có ra Huấn Lịnh để bổ nhiệm một chức sắc nào hết. Các Huấn Lịnh bổ nhiệm trước khi Hội Thánh bị cốt đương nhiên là còn giá trị.

Hiện nay có hiện tượng một số Chức sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Phước Thiện tự nguyện kết hợp với một số địa phương để hành đạo là điều đáng hoan nghênh. Nhưng các vị đó không phải là Chức Sắc bề trên vì không có Huấn Lịnh của Hội Thánh. Do không phải chịu trách nhiệm trước Hội Thánh nên đôi khi các vị lộng quyền đến nước ủng hộ cho đàn em thân cận ngang nhiên đến địa phương khác (có Bàn Trị Sự của Đạo Cao Đài 1926 để hành chánh). Đàn em ỷ thế có Chức sắc đi cùng rồi tuyên bố: Hể nơi nào cần thì chúng tôi đến để giúp đỡ. Sự vô pháp vô thiên như vậy diễn ra ngay trước mắt các vị Chức sắc mà các vị vẫn im lặng và ủng hộ. Đàn em thân tín được các Chức sắc ủng hộ rồi hô hào tuân lịnh Chức sắc bề trên để hành đạo và ép các địa phương khác phải theo (không theo là cải lịnh Chức sắc bề trên). Các vị Bàn Trị Sự ấy theo người chứ không theo đạo và làm cho người đạo hoang mang vì không hiểu sao mới đúng là chức sắc bề trên.

Năm 1933 Đức Hộ Pháp dạy rằng: … Bởi nhơn sanh chưa hiểu quyền mình nên Chức sắc thiên phong lộng phép, … áp dụng vào đây để thấy sự lộng phép của một số chức sắc trong trường hợp nầy vậy. Chức sắc lộng phép cho đến nước gia chủ yêu cầu Bàn Trị Sự địa phương hành lễ theo nhu cầu của họ. Bàn Trị Sự thấy sai với pháp luật hay nghi lễ nên từ chối thì gia chủ mời Chức sắc và ban bộ từ địa phương khác đến hành lễ theo nhu cầu gia chủ.

6/- Học cách chủ động khi hành đạo qua công văn 588/TT.

Có trường hợp Chức việc phái Nữ lập nguyện thì nhiều nơi chủ động điều chỉnh chữ vợ con thành chữ chồng con mới phù hợp với sự thật. Đó là điểm son đáng được học hỏi. Tiếc thay có một vài nơi bất chấp thực tế (là Chức việc Nữ lập thệ) nên cố chấp và lý luận rằng: Văn bản của Hội Thánh không được tự ý chỉnh sửa, buộc phải đọc y gây ra ngôn luận không hay.

7/- Khi Hội Thánh bị cốt (1983).

Hội Thánh Cao Đài bị cốt vào năm 1983. Khi Hội Thánh bị cốt thì đương nhiên là Thánh Lịnh 257 được áp dụng.

Khối Nhơn Sanh lập năm 2005 để giới thiệu bản sắc trong lành của đạo ra xã hội và tranh đấu cho đạo quyền. KNS lấy văn bản Hội Thánh làm gốc. Mà văn bản của Hội Thánh chính là do Chức sắc đương quyền ban hành.

Trường hợp của Thánh Lịnh 257 thì Đức Hộ Pháp vẫn đương nhiệm trong thất ức niên. Nên là Chức sắc bề trên của KNS và toàn đạo, KNS theo Thánh Lịnh 257 chính là theo lịnh Chức sắc bề trên. (Lưu ý là năm 2008 ông Hứa Phi mạo danh KNS để chống lại Đạo Lịnh 01/1979 của Hội Thánh và tự xưng là Đại diện cho Giáo Hội Cao Đài nên không phải là KNS lập năm 2005)

Hội Thánh Em Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ lập năm 2018 cùng một lập trường, quan điểm với KNS thì cũng trong khuôn khổ với KNS.

III/- Kết thúc phiên họp

Đề tài nầy thảo luận qua 3 phiên họp, bắt đầu ngày 7/10/2022 và kết thúc ngày Thứ Sáu 14/10/2022.

Đọc Kinh Xuất Hội: CTS Phương Nguyễn.

Thư ký Nguyễn Hồng Phượng lập vi bằng.

 

Trưởng BCH KNS

(Đã ký)

CTS Trần Quốc Tiến

Trưởng BCH HTE ĐĐTKPĐ

(Đã ký)

CTS Võ Văn Quang

 

 Ảnh chụp đính kèm.




THÁNH LỊNH 257.