|
NAM
MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG |
VI BẰNG.
“V/V/: Hành đạo như thế nào đối với chi
phái 1997 và các chi phái khác”.
Thứ Hai, ngày 5 tháng 9 năm Nhâm Dần DL: (23/11/2021),
Họp qua Gotomeeting.
I/- Thành phần dự họp.
1/- Chủ tọa: CTS Võ Văn Quang Trưởng Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ.
2/- Người điều hành: PTS Nguyễn Thị Kim Thùy
3/- Thành viên dự họp:
CTS Lương Thị Nở, Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ.
CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng Ban Kiểm Soát Luật HTE ĐĐTKPĐ).
CTS Trần Quốc Tiến (Trưởng Ban Chấp Hành KNS).
CTS Nguyễn Thị Hương.
CTS Nguyễn Thị Thu Cúc,
CTS Nguyễn Thành Phương.
CTS Lê Văn Một.
PTS Nguyễn Thị Hồng Phượng.
TS: Nguyễn Thị Thu Hà.
PTS Lương Văn Dương.
Đạo Hữu: Nguyễn Thị Chợ, Võ Lệ Dung, Dương Xuân Lương (Đặc
trách pháp luật KNS)
4/- Khách mời tham dự:
CTS Vitoria (CaoDai Today).
CTS Trần Công Thanh, Thánh Thất Brisban (Australia)
5/- Đọc Kinh Nhập Hội: CTS Nguyễn Phương.
II/- Đề tài: KNS & HTE ĐĐTKPĐ
mở phiên họp để trả lời câu hỏi từ đồng đạo: hành đạo như thế nào đối với chi phái
1997 và các chi phái khác?
III/- Tiến trình thảo luận
1/- Cơ sở pháp lý.
KNS & HTE ĐĐTKPĐ lấy
văn bản Hội Thánh Cao Đài làm gốc nên trình ra tiến trình Hội Thánh Cao Đài dạy
cách hành đạo với các chi Phái. Có 05 cơ sở: Đạo Luật Mậu Dần (1938), Huấn Lịnh
Ân Xá (1949), 09 Điều Kiện Qui Nhứt (1969), Hạnh Đường Giáo Hữu (1972), Kinh Xuất
Hội.
1.1/. Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Trang 34, đính kèm.
1.2/. Thánh Lịnh của Đức Hộ Pháp Ân Xá (1949).
Xem đính kèm.
1.3/. Căn cứ vào 9 điều kiện qui nhất của
Hội Thánh năm 1969.
Xem đính kèm.
1.4/. Khóa Hạnh Đường Giáo Hữu 1972.
Trang 04, đính kèm.
1.5/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Câu 5 đến câu 8:
Đã gầy dựng nên quyền giáo hóa,
Phòng hiệp vầy trọn cả nguyên nhân.
Vẹn toàn phàm thể thánh thân,
Tùng theo chơn pháp độ lần chúng sanh.
2/- Nguyên tắc chọn văn bản Hội Thánh cho
cùng một vấn đề.
Khi cùng một vấn đề mà có nhiều văn bản (công văn hành chánh) của
Hội Thánh ban hành với đầy đủ pháp lý thì chọn văn bản sau cùng. Trong
các văn bản trên thì thì chọn 09 Điều Kiện Qui Nhứt của Hội Thánh ban hành năm
1969. Tài liệu Hạnh Đường Giáo Hữu năm 1972, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo có giá
trị bổ sung cho những khía cạnh cần soi sáng trong khi thực hành 09 Điều Kiện
Qui Nhứt.
Chọn như vậy có vi phạm Đạo Luật Mậu Dần
(1938) và Huấn Lịnh Ân Xá của Đức Hộ Pháp năm 1949 hay không? Xin thưa rằng 09 Điều
Kiện Qui Nhứt ban hành khi Hội Thánh có đủ quyền hành chánh và các Đấng Thiêng Liêng
không có rầy quở chi; thêm vào đó 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh (từ 1974) cũng không
có nêu vấn đề chi hết. Cho nên việc áp dụng 09 Điều Kiện Qui Nhứt khi hành đạo
là phù hợp. Đó là theo nguyên tắc của Quốc Đạo.
Xác định rõ như thế vì có nhiều người hành
đạo mà không cập nhật công văn của Hội Thánh rồi đem Đạo Luật Mậu Dần (1938), Huấn
Lịnh năm 1949 của Đức Hộ Pháp để phủ nhận 09 Điều Kiện Qui Nhứt mà thực ra là để
che dấu sự không cập nhật của họ. Nó cũng như một quốc gia, một chính phủ điều
hành đất nước mà có nhiều bản hiến pháp thì chọn bản hiến pháp phát hành sau cùng.
3/- Quan Điểm và lập trường của Khối Nhơn
Sanh và Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ.
3.1/- Về căn bản: Hội Thánh
Cao Đài bị cốt (1983) do vậy KNS & HTE ĐĐTKPĐ vận dụng
Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp dạy để hành đạo. Khi hành đạo thì theo Đạo chứ
không theo người hay theo một tổ chức nào khác. Trong khi Hội Thánh bị cốt thì có
nhiều viện hay học viện về Đạo Cao Đài xuất hiện qua internet nhưng hoàn toàn
sai với Chương Trình Hiến Pháp (1928) của Hội Thánh ban hành nên chúng tôi hoàn
toàn không tín nhiệm. Tóm lại: Cho dù trong hoàn cảnh nào cũng lấy văn bản của
Hội Thánh Cao Đài đã ban hành làm gốc không theo cá nhân hay tổ chức nào.
3.2/. KNS và HTE ĐĐTKPĐ
có nhận định và thống nhứt:
Thứ nhứt: Cập nhật các văn
bản của Hội Thánh Cao Đài như 9 Điều Kiện Qui Nhất (1969) và Hạnh Đường Giáo Hữu
(1972) Hội Thánh không dạy phải tái thệ. Do vậy KNS và HTE ĐĐTKPĐ
không nêu vấn đề tái thệ với quý vị từ các chi phái (kể cả chi phái 1997). Quý
vị nào đến sinh hoạt, hiệp tác làm Phước Thiện … với người Đạo Cao Đài 1926 thì
KNS và HTE ĐĐTKPĐ đều hoan nghênh.
Nhiều vị nêu ra là căn cứ vào Tân Luật, Pháp
Chánh Truyền nên buộc chi phái phải tái thệ; KNS và HTE ĐĐTKPĐ
xin thưa rằng: Tân Luật ban hành ngày 1-6-1927, khi đó chưa có chi phái. Pháp
Chánh Truyền nguyên bản hoàn toàn không có, Pháp Chánh Truyền chú giải ban hành
năm 1931 cũng không có khoản tái thệ như quý vị đó suy diễn.
Thứ hai: 09 Điều Kiện Qui
Nhứt và Hạnh Đường Giáo Hữu 1972 có áp dụng cho chi phái 1997 và các chi phái có
sau năm 1972 hay không?
Đây là câu hỏi về pháp lý rất quan trọng nên
chúng tôi không dám quá quyền để trả lời là có được hưởng hay không. Hiện nay Hội
Thánh bị cốt thì không ai đủ quyền thay cho Hội Thánh để trả lời. Nếu có một vị
nào đó đứng ra trả lời và người đạo làm theo thì đó là theo người chứ không theo
đạo (là theo văn bản của Hội Thánh). Trong trường hợp nầy chúng tôi kết hợp với
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo để hành đạo.
Thứ
ba: Cách hành đạo với các chi phái (bao gồm cả chi phái 1997 và các chi phái
có sau năm 1972).
Lưu ý là do Hội Thánh bị cốt, không có nơi
để thỉnh giáo nên vận dụng để hành đạo, thực thi tam lập. KNS và HTE ĐĐTKPĐ
theo văn bản của Hội Thánh nên không bao giờ đặt vấn đề tái thệ
dưới mọi hình thức.
Đối với thành phần đầu não: là những
vị cầm đầu và chức sắc chi phái 1997 đã chấp nhận bắt banh vàng xanh đỏ (và các
hàng phẩm tương đương) để diệt đạo thì theo qui định về chức sắc trong 09 Điều
Kiện Qui Nhứt. Nghĩa là chờ khi có Hội Thánh Cao Đài định phận cho họ. KNS và HTE
ĐĐTKPĐ tuân y theo pháp luật đạo.
Đối với Chức Việc: Đây là
thành phần bị lừa nên khi họ quay lại thì tùy vào địa phương mà phối hợp. Nếu địa
phương đã có BTS của Đạo Cao Đài 1926 thì phải chờ đến mãn nhiệm kỳ các vị mới
quay về có đủ quyền ứng cử vào các phẩm vị theo luật định về công cử. Nếu chưa
có BTS địa phương thì các vị ấy có đủ quyền kết hợp với đồng đạo để được công cử
theo luật định. Nghĩa là theo luật công bằng, quyền công chánh.
Đối với Tín Đồ (Đạo Hữu Nam Nữ): Đây là
nạn nhân nên chúng ta hết sức ân cần, thương mến, mời gọi và nhường công quả
cho họ, đừng bao giờ coi thường họ mà mích lòng Đức Chí Tôn.
3.3/- Vấn đề SỚ CẦU ĐẠO (hành chánh tôn giáo).
Sau một thời gian sinh hoạt chung thì thỉnh
ý xem họ có bằng lòng ghi tên vào bộ đạo địa phương hay không?
Nếu các vị bằng lòng thì làm SỚ CẦU ĐẠO
theo mẫu của Hội Thánh để đưa vào bộ đạo cho hợp với pháp luật đạo.
Sớ Cầu Đạo của chi phái 1997 không sử dụng
trong bộ Đạo Cao Đài 1926 được vì sai với Tân Luật tại Chương II, Điều 9 (Về người giữ đạo muốn xin nhập môn phải có
2 người đạo đức dẫn tiến đến người làm đầu trong đạo, hai người dẫn tiến phải
lo lắng chỉ biểu và dìu dắt người mới cho hiểu biết đạo lý). Nhưng không được thu giữ hay hủy bỏ bất
cứ giấy tờ chi của họ (không xâm phạm quyền về tài sản riêng của họ).
Ai ký vào Sớ
Cầu Đạo Thiệt Thọ?
Căn cứ vào
Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp dạy thì Chánh Trị Sự đủ quyền ký Sớ Cầu Đạo. Theo
Pháp Chánh Truyền Chú Giải thì quyền hành CTS Nam và Nữ ngang nhau, bên phái nào
thì lo cho phái nấy. Theo đó nếu đủ thì CTS Nam ký bên Nam và CTS Nữ ký bên Nữ.
Như không đủ thì tùy nghi mà ký thế cho nhau.
3.4/- Tới đây
KNS
và HTE ĐĐTKPĐ sẽ tiến hành thảo luận để hoàn thành
tập PHÁP LÝ HÀNH ĐẠO KHI HỘI THÁNH BỊ CỐT dự kiến hoàn thành trước ngày 15/10/2022.
Ghi chú: KNS và HTE ĐĐTKPĐ
thảo luận qua nhiều phiên họp và thông qua vi bằng ngày 16/9/2022.
Đọc Kinh Xuất Hội: CTS Phương Nguyễn.
Thư ký Nguyễn Hồng Phượng lập vi bằng.
Trưởng BCH KNS (Đã ký) CTS Trần Quốc Tiến |
Trưởng BCH HTE ĐĐTKPĐ (Đã ký) CTS Võ Văn Quang |
Ảnh chụp đính kèm.
1/- Đạo Luật Mậu Dần (1938), trang 34.
3/- Ảnh chụp 09 Điều Kiện Qui Nhứt (1969).
4/- Hạnh Đường Giáo Hữu, khóa 1972, trang 17.