Trang

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

4096. Ông Nguyễn Tường Thụy: Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi.

 Dân tộc Việt Thường có những người con thế nầy thì độc tài không thể tồn tại. Tương lai dân tộc nhất định rạng rỡ. BBT Blog.

VNTB – Ông Nguyễn Tường Thuỵ từ trại giam Phú Giáo: Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi!

VNTB – Ông Nguyễn Tường Thuỵ từ trại  giam Phú Giáo: Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi!

(VNTB) – Tôi bình thản nhất định không nhận tội để giảm án. Người ta chỉ sống có một lần. Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi.

 

 

LTS

 

Ông Nguyễn Tường Thuỵ, phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, 71 tuổi, hiện đang thụ án tại nhà giam Phú Giáo Bình Dương với bản án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Cùng với ông Thuỵ, ông Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội, hiện thụ án tại trại giam Xuân Lộc và ông Lê Hữu Minh Tuấn cũng đều bị bắt và tuyến án theo điều 117 BLHS.

Ông Lê Hữu Minh Tuấn, hiện vẫn chưa được xác định đang bị giam giữ ở đâu sau phiên xử phúc thẩm vào cuối tháng 2.2022.

Nói về vụ án của Hội Nhà Báo Độc Lập, mới đây ông Nguyễn Tường Thuỵ khẳng định “Vụ án là minh chứng cho việc vi phạm nhân quyền, đàn áp báo chí và dựng án.”

 

Với những gì đã trải qua trong quá trình điều tra và xét xử mấy tháng trời, ông Thuỵ cho biết: “Việc dựng án, xử ép trước đây đã nghe nói đã nhiều nhưng đến lượt tôi thì tôi trực tiếp biết và thấy kinh ngạc vì không nghĩ rằng họ trắng trợn đến thế.

Minh chứng cho những ý kiến của mình, ông Thuỵ đã nêu rõ nhiều điểm tố cáo việc vi phạm điều tra như cắt xén lời khai, nguỵ tạo vật chứng, áp đặt hành vi…

Trong thư gửi về cho gia đình, ông Thuỵ viết:

Trong lá đơn đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm đề ngày 15/9/2021, tôi nêu rõ 9 nội dung vi phạm hoặc không có cơ sở và 10 câu hỏi. Trong 9 nội dung có 4 nội dung chính:

– Cắt xén lời khai : điều tra viên không ghi những lời khai mang tính gỡ tội hoặc chỉ ghi một nửa lời khai khiến lời khai bị hiểu ngược lại.

– Ngụy tạo vật chứng: Khi khám chỗ ở, kiểm tra máy tính không có bất cứ tài liệu nào liên quan đến vụ án, không có tài khoản cá nhân nào đang đăng nhập. Các tài liệu sách vở thu giữ cũng không có bất cứ tài liệu nào liên quan đến vụ án. Vậy mà hồ sơ vụ án ghi là vật chứng thu giữ của Nguyễn Tường Thuỵ có 13 trang tài liệu.

– Áp đặt hành vi: Họ áp đặt cho tôi 5 hành vi mà tôi không hề làm đó là cùng Phạm Chí Dũng tuyên bố thành lập hội nhà báo độc lập Việt nam, là thành viên ban biên tập, phụ trách nhân sự, tặng quà tiền cho các đối tượng khiếu kiện dân oan, phụ trách facebook Việt Nam Thời Báo ( Trích trong phần hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Tường Thuỵ, kết luận điều tra). Tuỳ tiện hơn họ cho rằng các hành vi áp đặt đó là Thuỵ đã khai nhận mặc dù tôi không hề khai như thế.

Hành động gửi tiền cho dân oan: dùng quỹ của hội giúp cho gia đình tù nhân lương tâm và đồng bào bị lũ lụt ở Cồn Sẻ, Quảng Bình. Nhưng cơ quan điều tra cố tình thay thế đồng bào bị lũ lụt sang đối tượng dân oan khiếu kiện, tôi cho là nhằm tăng tính chống đối khích động.

– Bản án không phản ánh đúng diễn biến của phiên toà. Ví dụ một đằng viết tôi đề nghị trả lại hồ sơ điều tra lại, một đằng viết tôi đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Mâu thuẫn ở chỗ đã khai nhận toàn bộ hành vi mà còn đề nghị điều tra lại.

Tôi đã diễn giải, phân tích trong lá đơn dài 7 trang. Trong đơn tôi cũng đề nghị được đối chất để bảo vệ ý kiến của mình. Việc có chấp nhận cho tôi đối chất hay không là việc khác. Nếu được đối chất tôi đủ cơ sở pháp luật để chứng minh mình vô tội. Lá đơn đề nghị giám đốc thẩm của tôi thực chất là tự bào chữa.

Cách điều tra xét xử của họ cho thấy không cần đến chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật. Nhưng người có lương tâm có ý thức tôn trọng pháp luật thì không làm được.

Ông Trịnh Hồng Dương ( nguyên chánh án TANDTC) nói Ấn dân sự ở Việt nam xử thế nào cũng được, còn bà Ngô Bá Thành ( nguyên chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội) nói Việt nam có rừng luật nhưng xử theo luật rừng. Áp vào vụ án của tôi, tôi thấy điều này là đúng.

Cùng ngày 14/9/2021 tôi cũng làm đơn tố cáo gửi giám đốc công an TP.HCM. Nội dung tố cáo cơ quan an ninh và điều tra viên trong quá trình điều tra đã cắt xén lời khai, ngụy tạo vật chứng , áp đặt hành vi ( như đã nói ở trên ), tôi còn tố cáo việc họ gây thương tật cho tôi khi bắt bị can. Họ khoá quặt tay tôi ra sau, bẻ tay để lấy dấu vân tay vào mở điện thoại. Hậu quả mắt tay trái lồi lên thành tật, cổ tay trái liên tục bị đau nhức rất đau đớn. Thế nhưng, trong văn bản trả lời, cơ quan an ninh đã lẩn tránh, nói rằng việc đó không thuộc thẩm quyền của họ.

Vụ dựng án ngụy tạo hồ sơ để kết án tôi 11 năm tôi mong được các tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn , báo chí nước ngoài, báo chí độc lập quan tâm, lên tiếng cải thiện tình trạng xét xử phi pháp, ép án hiện nay.”

Khi được chuyển về trại Phú Giáo, quản giáo có nói với ông Thuỵ là nếu nhận tội thì án có thế giảm xuống còn 7,8 năm. Tuy nhiên, ông luôn khẳng định mình vô tội, không yêu cầu giảm án.

Ông Thuỵ cho biết thêm hàng quý, 6 tháng, cả năm tù nhân đều có bản kiểm điểm và nhận xét đề nghị xếp loại chấp hành án phạt tù. Hàng tháng đều có biên bản cảm hoá giáo dục. Ông Thuỵ vẫn luôn khẳng định mình vô tội vì “ bị ngụy tạo vật chứng áp đặt hành vi mà thành án.:” Ông viết: “Tôi không có tội. Tôi thấy không có gì phải cảm hoá giáo dục. Theo qui định, nếu không nhận tội đều xếp hạng kém.

Tôi ở tù không phải là chờ ngày tháng trôi qua mà phải làm việc gì có ích. Có những việc tôi biết sẽ không đạt được yêu cầu chính nhưng vẫn phải làm vì sẽ có những tác dụng khác. Tôi bị ép án điều đó đã rõ . Còn ngày nào trong tù tôi còn tiếp tục đấu tranh (hợp pháp ) để đòi công lý. Tôi không xin giảm án mà đòi xem xét vụ án theo đúng pháp luật.

Với tuổi tác sức khoẻ của tôi, tôi biết khó có thể ở tù đủ án. Người trong điều kiện bên ngoài thọ 80 còn hiém nữa là ở trong ngục tù. Nhưng tôi bình thản nhất định không nhận tội để giảm án. Người ta chỉ sống có một lần. Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi.”