Trang

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

4045. Toà Công lý Quốc tế buộc Nga ngừng lập tức chiến sự ở Ukraine

Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho rằng họ “quan ngại sâu sắc” trước hành động của Nga do đó yêu cầu nước này chấm dứt ngay tập tức chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Toà Công lý Quốc tế buộc Nga ngừng lập tức chiến sự ở Ukraine

RFA
2022.03.17
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Toà Công lý Quốc tế buộc Nga ngừng lập tức chiến sự ở UkraineHình chụp hôm 26/2/2022: Một xe thiết giáp của Nga bị cháy trong trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv.https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/the-international-court-of-justice-orders-russia-to-stop-immediately-conflict-with-ukraine-03172022082610.html
AFP

Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho rằng họ “quan ngại sâu sắc” trước hành động của Nga do đó yêu cầu nước này chấm dứt ngay tập tức chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Phán quyết của ICJ được đưa ra ngày 16/3 khẳng định không có bằng chứng cho thấy Kiev có hành vi diệt chủng ở Donetsk và Lugansk.

Phán quyết của ICJ đưa ra trong bối cảnh quân đội Nga vẫn đang tiếp tục bao vây và tấn công vào các thành phố lớn ở Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev, khiến hơn ba triệu người phải sơ tán sang quốc gia khác.

Chủ toạ phiên toà, Chủ tịch ICJ Joan Donoghue tuyên bố tại phiên điều trần, được tổ chức ở The Hague (Hà Lan) rằng: “ICJ quan ngại sâu sắc về việc Nga sử dụng vũ lực ở Ukraine, điều này làm nảy sinh những vấn đề rất nghiêm trọng trong luật pháp quốc tế”.

Bà Joan Donoghue, trong lúc chờ phán quyết cuối cùng về vụ việc, đồng thời tuyên bố Nga sẽ ngay lập tức chấm dứt các hoạt động quân sự được bắt đầu vào ngày 24/2 trên lãnh thổ Ukraine

Chính quyền và người dân Kiev được cho là đã ca ngợi phán quyết của ICJ và cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện cho đến khi người dân Ukraine có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Được biết phía Nga không cử bất kỳ người đại diện nào tham gia phiên điều trần. Nga cũng đã từng không tham gia phiên điều trần hôm 7 và 8/3 với lập luận trong một văn bản đệ trình lên tòa án rằng ICJ "không có quyền tài phán" vì yêu cầu của Kiev nằm ngoài phạm vi của Công ước về Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng năm 1948 của LHQ.

Trước đó, hôm 26/2, hai ngày sau khi Nga mở cuộc tấn công vào Ukraine, Chính phủ Ukraine đã đệ đơn kiện Nga trước ICJ và yêu cầu cơ quan pháp lý của LHQ can thiệp khi Nga cáo buộc sai sự thật về tội ác diệt chủng của nước này ở hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk.

Theo đó, chính quyền Kiev đã đòi toà ra quyết định về “biện pháp khẩn cấp tạm thời” để ngăn chặn cuộc giao tranh mà theo Ủy ban Nhân quyền LHQ đã khiến ít nhất 1.834 thường dân thương vong.

Luật sư Trần Đại Lâm, từ Hà Nội nói với RFA trong một bài bình luận  rằng, Nga đã ngang nhiên chà đạp lên luật pháp và các quy ước quốc tế khi phát động một cuộc chiến mà ông cho là có tính chất xâm lược Ukraine.