Về cốt lõi, toàn cầu hóa có thể được tóm tắt là quan điểm cho rằng các vật dụng nên được lắp ráp ở bất kỳ nơi nào có giá lao động hợp lý nhất, bởi vì khoản tiết kiệm được nhờ đó sẽ vượt xa chi phí vận chuyển chúng trở về nước nhà07/03/2022
3170. Chiến tranh ở Ukraine đánh dấu sự kết thúc của toàn cầu hóa
NEWSWEEK by Dan Perry -3/4/22
(Dan Perry là cựu biên tập viên thường trú tại châu Âu/châu Phi và biên tập viên thường trú tại Trung Đông của hãng tin Mỹ AP, và từng là chủ tịch của Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Jerusalem).
Ba Sàm lược dịch
Cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin đang thúc đẩy nhiều hơn không chỉ sự cân bằng quyền lực ở châu Âu. Nó còn có thể châm ngòi cho một sự đảo ngược làm thay đổi thế giới về toàn cầu hóa. Thứ từng được nhiều người coi là một lợi ích cho nhân loại đã gieo rắc những oán giận đắng cay đối với quá trình phi công nghiệp hóa ở phương Tây và một sự phụ thuộc nguy hiểm vào các chế độ chuyên chế.
https://basam.vet/2022/03/07/3170-chien-tranh-o-ukraine-danh-dau-su-ket-thuc-cua-toan-cau-hoa/
Về cốt lõi, toàn cầu hóa có thể được tóm tắt là quan điểm cho rằng các vật dụng nên được lắp ráp ở bất kỳ nơi nào có giá lao động hợp lý nhất, bởi vì khoản tiết kiệm được nhờ đó sẽ vượt xa chi phí vận chuyển chúng trở về nước nhà. Do đó, Hoa Kỳ và Châu Âu đã chứng kiến toàn bộ các lĩnh vực công nghiệp được chuyển sang Châu Á và các nơi khác.
Cùng với việc tự do hóa thị trường tiền tệ và thương mại, toàn cầu hóa được kỳ vọng sẽ mang lại một nền kinh tế toàn hành tinh hiệu quả, nơi tất cả sẽ chia sẻ sự tăng trưởng. Những lo ngại rằng điều này sẽ khiến hàng loạt người ở phương Tây mất việc làm đã bị gạt sang một bên, với những lời hứa đào tạo lại người lao động để phục vụ cho nền kinh tế tri thức, thứ được cho là có giá trị thực hơn.
Không có gì phải bàn cãi khi điều này thực sự đã mang lại hiệu quả cho các ngành công nghiệp và góp phần giảm bớt đói nghèo trên toàn thế giới; các nước đang phát triển hiện chiếm hơn một nửa GDP toàn cầu.
Thế nhưng nó cũng có những vấn đề.
Toàn cầu hóa làm dấy lên thái độ kiêu ngạo, khi cho rằng các công việc thủ công có giá trị thấp hơn các công việc trong ngành tri thức – trong khi tất nhiên là nó vẫn ổn đối với một số quốc gia nhất định. Nó cũng phần lớn bỏ qua một cái gì đó tương tự như lao động nô lệ và thậm chí là lao động trẻ em, tại các công xưởng bóc lột nhân công thậm tệ của các nước đang phát triển. Thậm chí tệ hơn, nó tỏ ra quá lạc quan về việc đào tạo lại cho người lao động.
Không đơn giản như vậy để biến công nhân ô tô thành lập trình viên máy tính; thay vì các cộng đồng lập trình phát triển mạnh, thì khu vực Vành đai Rỉ sét của Hoa Kỳ giờ đây tràn ngập những cái chết vì tuyệt vọng; những dải đất rộng lớn của khu trung tâm một thời công nghiệp phát triển của nước Mỹ đã bị tàn phá về kinh tế, làm phát sinh chứng nghiện thuốc giảm đau opioid, bất ổn xã hội và chủ nghĩa cực đoan chính trị. Việc bù đắp những tổn thất do toàn cầu hóa và thuê ngoài sẽ phải mất nhiều thế hệ.
- 2427. Khoảng cách giàu nghèo. “Một nguyên do thứ hai tạo ra cách biệt giàu nghèo vì thế kỷ 21 thuận lợi cho thành phần chuyên viên ưu tú (vốn thích ứng với toàn cầu hóa và tự động hóa) mà thiệt hại cho giới có chuyên môn thấp. Công việc của thành phần trung lưu cấp thấp bị thay thế bởi máy điện toán trong khi giới lao động thợ thuyền mất việc khi hảng xưởng di dời sang Trung Quốc, Việt Nam…”
Nhưng ngoài hao tổn kinh tế, chúng ta còn đang thấy cái giá phải trả trong khía cạnh chính trị của toàn cầu hóa. Nói một cách đơn giản, các nền kinh tế kết nối với nhau cũng có nghĩa là các nền dân chủ như Hoa Kỳ phụ thuộc vào các chế độ áp bức người dân nước mình và đe dọa nước khác. Các chế độ như vậy có xu hướng áp dụng chủ nghĩa tự do cho nền kinh tế (chủ nghĩa tư bản), nhưng không áp dụng cho xã hội (dân chủ).
Ví dụ cụ thể rõ nhất là Trung Quốc. Trong 40 năm toàn cầu hóa mạnh mẽ, GDP của nước này đã tăng từ khoảng 191 tỷ đô la vào năm 1980 (650 tỷ đô la theo thời giá hiện nay) lên 14,7 nghìn tỷ đô la vào năm 2020. Trung Quốc hiện chiếm 29% sản xuất toàn cầu – nhiều hơn 50% so với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc ở tất cả các cấp đã có được kinh nghiệm rộng lớn về các nền dân chủ tự do – tuy nhiên Trung Quốc vẫn là một xã hội khép kín, nơi truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ và tòa án là công cụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính đảng muốn duy trì chế độ độc đảng và tiêu diệt phe đối lập.
- 2877. Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc. “Một đặc trưng của các xã hội tự do là tầng lớp tinh hoa không phải là một khối đồng nhất, cùng chung tay trong một dự án quốc gia chung. Điều đáng sợ nằm ở chỗ, đó cũng chính là điểm yếu của họ.”
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng và thôn tính Đài Loan? Phương Tây rõ ràng là khá chậm chạp trong việc phản ứng, do sự phụ thuộc, mà nó mới nhận ra, vào khu vực sản xuất của Trung Quốc – nơi từng thuộc về chúng ta.
Điều đó đưa chúng ta nhìn sang Nga.
Sau Chiến tranh Lạnh, phương Tây hy vọng rằng nước này có thể trở thành một nền dân chủ phù hợp với logic của toàn cầu hóa. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã thúc giục liệu pháp sốc trong quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản, mặc dù có thể đoán trước rằng điều này sẽ quét sạch tiền tiết kiệm của một thế hệ và tạo ra cơn sốt mua vàng tài sản nhà nước.
Giống như Trung Quốc, Nga chưa tự do hóa theo nghĩa chính xác. Đó là một nền dân chủ giả tạo với các cuộc bầu cử gian lận, một phe đối lập bị đầu độc, bị đe dọa và bỏ tù, các tòa án như cá chậu chim lồng, và các phương tiện truyền thông bị thuần hóa. Giai cấp thống trị của nó là một lũ mafia chuyên quyền nổi tiếng đã cướp phá tài sản của đất nước.
Khi xâm lược Ukraine, Nga rõ ràng tin rằng họ có đòn bẩy: Châu Âu nhận nhiều khí đốt tự nhiên từ Nga, điều này rất quan trọng, đặc biệt là vào mùa đông, và Nga là một phần chính của hệ thống tài chính toàn cầu và là một đối tác thương mại có giá trị. Nga dường như đã cho rằng phương Tây sẽ tỏ ra không sẵn sàng trả giá so với mức độ trả giá chính xác của Nga.
Nhưng Nga đã tính toán sai. Những lời chỉ trích Putin đang đổ dồn từ khắp nơi, cũng như viện trợ tài chính, nhân đạo và quân sự cho Ukraine. Các quốc gia phương Tây đã đóng băng dự trữ ngoại tệ cứng của Nga và bắt đầu quá trình cắt các ngân hàng của mình khỏi hệ thống SWIFT. Đồng rúp đã giảm giá và ngân hàng trung ương Nga đã phản ứng bằng cách tăng lãi suất theo những cách nguy hiểm để ngăn chặn tình trạng chạy theo tiền mặt.
Mỹ, EU, Anh, Australia, Canada và Nhật Bản đã công bố kế hoạch nhắm vào những người Nga giàu có đang tích trữ tài sản ở nước ngoài. Anh sẽ ngăn Nga bán nợ có chủ quyền ở London. Apple, ExxonMobil và Boeing và các công ty khác đã thông báo các bước rút lui hoạt động kinh doanh. Các nước đang cấm máy bay Nga bay vào không phận.
Quan trọng nhất, Đức đã báo hiệu sự sẵn sàng hủy bỏ đường ống Nord Stream 2, nguồn gốc của phần lớn đòn bẩy mà Nga nhận thấy.
- 3139. Khủng hoảng Nga-Ukraine: Thất bại kép của Biden về năng lượng và chính sách đối ngoại đã cho Putin công cụ để xâm lược. “Vào năm 2019, Quốc hội đã thông qua một biện pháp lưỡng đảng nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty Nga đang xây dựng đường ống Nord Stream 2 để cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức. Các biện pháp trừng phạt đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả ban lãnh đạo Đảng Dân chủ và chính quyền Trump. … Tuy nhiên, vào tháng 5 năm ngoái, chính quyền Biden đã từ bỏ các lệnh trừng phạt lưỡng đảng đó, cho phép Nord Stream tiếp tục hoạt động.”
Chớ nên coi điều này đến như là một bất ngờ. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà các công ty phương Tây được kỳ vọng sẽ thể hiện ý thứ xã hội. Họ có các chiến dịch phát triển bền vững và đa dạng, có mục đích vượt ra ngoài lợi ích trước mắt và xuất phát từ nhu cầu của thế hệ trẻ.
Sự bất ổn của Nga sẽ buộc Mỹ và châu Âu phải đi theo hướng tự cung tự cấp trở lại. Những gì chúng ta đang chứng kiến là sự kết thúc của toàn cầu hóa như chúng ta biết về nó.