Các quốc gia văn minh, dân chủ đều tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là một gói quyền như: tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do cư trú, quyền sở hữu đất đai... Có tự do tôn giáo dân tộc Việt Nam sẽ có văn minh, dân chủ, tự do. BBT Bog
Ngày 3 tháng 3, 2022
Hội luận về Thiên Chúa Giáo vùng Tây Nguyên – Thách đố và triển vọng
Thời gian: lúc 9am – 11:45am giờ Miền Đông Hoa Kỳ trong 2 ngày 10 & 11 tháng 3, 2022
Thông Báo của BPSOS, ngày 3 tháng 3, 2022
http://machsongmedia.org
BPSOS sẽ tổ chức chuỗi hội luận chuyên đề về tình trạng của những đồng bào theo Đạo Thiên Chúa ở vùng Tây Nguyên. Buổi hội luận, bao gồm 4 tham luận đoàn trong 2 ngày liên tiếp, sẽ có sự tham dự của tân Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Ông Rashad Hussain; Uỷ Viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Ông Frederick Davie; và các nhân chứng, các nhà hoạt động cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tự do tôn giáo hay niềm tin.
Uỷ Viên Frederick Davie và Đại Sứ Rashad Hussain
Chuỗi hội luận bao gồm 4 chủ đề:
(1) Phân tích hậu quả của chính sách ngăn cản quyền tự do tôn giáo, bao gồm các hành vi bạo lực, bắt bớ, tra tấn, phỉ báng, sách nhiễu nhắm vào các tu sĩ và các tín đồ quyết tâm bảo vệ tự do tôn giáo.
(2) Chia sẻ các kinh nghiệm đối phó hiệu quả, bằng cách vận dụng luật Việt Nam và luật quốc tế, trước các hành vi bách hại tôn giáo.
(3) Vận động quốc tế đòi hỏi Việt Nam tuân thủ các cam kết về nhân quyền, đặc biệt quyền tự do tôn giáo hay niềm tin.
(4) Đề ra kế hoạch 5 năm với các mục tiêu và các phương án cụ thể để nới rộng dần không gian an toàn cho sinh hoạt và hoạt động tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên.
Để chuẩn bị cho chuỗi hội luận này, BPSOS đã phối hợp với các tổ chức bạn như ADF International, Campaign to Abolish Torture in Vietnam, Advocates for Faith and Justice in Vietnam, Montagnards Stand for Justice… để thực hiện: video về việc sát hại LM Trần Ngọc Thanh trong bối cảnh xã hội tràn ngập thông điệp kích động hận thù và bạo lực nhắm váo các tôn giáo, danh sách 79 tù nhân lương tâm tôn giáo người Tây Nguyên, và bản tường trình tổng hợp về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên. Các tài liệu này sẽ được tuần tự phổ biến trong vài ngày tới đây.
Chuỗi hội luận này nằm trong chương trình hoạt động của Mạng Lưới Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á, do BPSOS đồng khởi xướng năm 2015. Cuối tháng 11 năm 2021, BPSOS đã thực hiện chuỗi hội luận tương tự với chủ đề “Đạo Cao Đài – Thách Đố và Triển Vọng”.
Từ chuỗi hội luận này một “đại sách lược” để phục hưng Đạo Cao Đài đã được biên soạn với đóng góp từ nhiều chức sắc, chức việc và tín đồ Cao Đài. Tài liệu này, bản tiếng Anh và bản tiếng Việt, đang được luân lưu để lấy thêm ý kiến của nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực như luật Việt Nam, luật quốc tế, truyền thông, vận động…
Đối với chuỗi hội luận “Thiên Chúa Giáo ở Tây Nguyên – Thách Đố và Triển Vọng”, chúng tôi kêu gọi sự tham gia góp ý và chia sẻ kinh nghiệm của các cộng đồng tôn giáo đa dạng và của tất cả những ai quan tâm đến tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi hội luận tương tự cho các cộng đồng tôn giáo khác.
Buổi hội luận sẽ được phát trực tuyến trên Facebook và các phần phát biểu tiếng Anh sẽ được dịch sang tiếng Việt để mọi người tiện theo dõi: https://www.facebook.com/VNFoRB.
Các cơ quan truyền thông muốn tham gia đặt câu hỏi, xin liên lạc: tuanq.nguyen@bpsos.org