Trang

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

3104. TRẢ LỜI BẠN ĐỌC: CÓ BA LỄ BẠT TIẾN.


TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.
Hiện nay người đạo nơi địa phương Tôi .... thường có ý kiến bất nhất về Lễ Bạt Tiến CÓ THƯỢNG SỚ TÂN CỐ hay KHÔNG CÓ THƯỢNG SỚ TÂN CỐ. Nhờ BBT tra cứu giúp.
HỒI ĐÁP.


Xin cảm ơn bạn đã tín nhiệm BBT Blog và gởi câu hỏi.
Trước khi tóm lược về Lễ Bạt Tiến BBT xin thưa về ý nghĩa Thượng Sớ Tân Cố mà chúng tôi cảm nhân được.
Người Đạo Cao Đài ăn chay từ 10 ngày trở lên khi mất được hưởng đầy đủ nghi lễ. 
Đặc biệt khi để xác chết vào quan tài gọi là LỄ NHẬP MẠCH
Theo đó mà hiểu thì thế gian đối với họ đã là cũ (Cố) và nhập vào mạch sống mới (Tân). Tân và Cố là hai mặt của một bàn tay. Cố nơi thế gian là Tân nơi cõi thọ.
Thượng Sớ Tân Cố là dâng sớ lên Đại-Từ-Phụ các Đấng Thiêng-Liêng, Địa-Tạng Vương-Bồ-Tát cứu-độ vong-hồn người đã CỐ nơi thế gian, TÂN nơi cõi thọ.
Còn ăn chay không đủ 10 ngày khi để xác vào quan tài gọi là TẨN LIỆM. Cùng đọc bài kinh như nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

TÓM LƯỢC: BA LỄ BẠT TIẾN.
Nghi lễ là phần quan trọng nên cần hiểu đúng và thi hành thống nhất trong đạo. Do vậy bài nầy trích lục các lời dạy từ Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo; Châu Tri 61 (1938) do 03 Chánh Phối Sư và một số chức sắc Cửu Trùng Đài soạn, có sự phê chuẩn của Đức Hộ Pháp; Quan Hôn Tang Lễ (1976) có liên quan đến Bạt Tiến để dâng lên quí đồng đạo.
Theo đó có 03 Lễ Bạt Tiến: cho người ăn chay 06 ngày trong tháng, cho người sa ngã bỏ đạo và cho người chưa nhập môn cầu đạo.
I/- Bạt Tiến cho người đạo ăn chay 06 ngày trong tháng.
1/- Theo Tân Luật tại điều Điều Thứ Mười Hai, khoản 01:
Nhập môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:
Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ họăc 6 họăc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Đại Đạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ Đạo mà thôi; vào phẩm hạ thừa (hết trích).
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo chỉ rõ ăn chay 06 ngày là: 1, 8, 14, 15, 23 và 30 (tháng thiếu ăn ngày 29)
Người đạo ăn chay 06 ngày không phải là diện sa ngã bỏ đạo.
2/- Châu Tri 61: 
Còn dưới 10 ngày chay, không được làm phép xác, không được tuần tự y theo Tân Kinh, chỉ được cầu siêu Bạt tiến, nghĩa là tụng bài "Đầu Vọng Bái Tây Phương Phật Tổ” và tụng “Di Lạc Chơn Kinh“ mà thôi.       
Được thượng sớ cầu siêu cho vong linh.  (KHOẢN CHỮ B số 1).
3/- Quan Hôn Tang Lễ năm 1976:
Tang lễ của chư Đạo Hữu Nam Nữ giữ Lục Trai
Hấp hối: Kinh Khi Hấp Hối (Rắp nhập cảnh ...)
Tắt hơi: Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi ...)
Thượng sớ Tân cố: Tại tư gia hoặc Thánh Thất.
Quan Hôn Tang Lễ năm 1976 không gọi là Bạt Tiến. Nhưng căn cứ vào Châu Tri 61 gọi Bạt Tiến vẫn đúng. Vì năm 1938 Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế phê chuẩn.
(Lưu ý: Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo không dạy về trường hợp ăn chay 06 ngày hành dám tang như thế nào.)
Qua 02 trích dẫn trên đã đủ để kết luận:
Người Đạo ăn chay 06 ngày trong tháng, không phải diện sa ngã bỏ đạo và hành lễ Bạt Tiến CÓ THƯỢNG SỚ.
(Xem ảnh số 1, rút từ QUAN HÔN TANG LỄ)
II/- Bạt Tiến cho người sa ngã bỏ đạo.
Người đã có nhập môn sầu đạo mà không giữ được 06 ngày chay là người sa ngã bỏ đạo.
1/- Theo Châu Tri 61. KHOẢN CHỮ B số 3 dạy:    
Trong nhà, con có Đạo, có thờ Đức Chí Tôn mà cha mẹ hoặc một người con nào không có nhập môn, rủi có qui vị thì Đạo Hữu được đến cầu siêu Bạt tiến, chớ không làm theo Tân Kinh và không thượng sớ được, vì không có chưn trong nền Đạo và không phải môn đệ của Đức Chí Tôn,... (hết trích)
Như vậy theo Châu Tri 61 có nhập môn là đã có chưn trong nền đạo, nhưng sa ngã bỏ đạo nhưng vẫn ĐƯỢC THƯỢNG SỚ.
2/- Quan Hôn Tang Lễ 1976:
Tang lễ của chư Đạo Hữu sa ngã, và những người Ngoại Đạo muốn Cầu Siêu theo Lễ Đạo.
Hấp hối: Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối (Rắp nhập cảnh ...)
Thượng sớ Tân cố: Tại tư gia, nếu có nhập môn.
3/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Khi dạy về tang lễ cho người sa ngã bỏ đạo hay người chưa nhập môn cầu đạo không có dạy về việc có thượng sớ hay không có thượng sớ.
Nhưng ở mục 3 dạy: Nếu người trong thân chịu Nhập môn thì dễ hơn. Chức việc cứ Thượng Tượng cho Nhập môn rồi thiết lễ tang sự luôn (hết trích).
Như vậy Nhập môn đây là người thân chịu Nhập môn chứ không phải người chết Nhập môn.
Tóm lại: Người có nhập môn (là có chưn trong đạo) mà sa ngã bỏ đạo nhưng trước khi chết biết tin vào Đức Chí Tôn hay chết rồi mà thân nhân biết tin vào Đức Chí Tôn thì hành lễ Bạt Tiến CÓ THƯỢNG SỚ.
(Xem ảnh số 2, rút từ QUAN HÔN TANG LỄ)
III/- Bạt Tiến cho người chưa nhập môn.
Hành lễ Bạt Tiến như người sa ngã bỏ đạo.
KHÔNG THƯỢNG SỚ.
(Vì chưa nhập môn là chưa có chưn trong đạo).
(Xem ảnh số 2, rút từ QUAN HÔN TANG LỄ)

@@@
Khi người đạo thỉnh giáo vì sao Thiên Bàn Thờ Chí Tôn tại Khách Đình (Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh) chỉ có Thiên nhãn?
Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa giải thích rằng: Bởi vì con cái Đức Chí Tôn rất sợ Ngài nên khi sống thường tránh Ngài. Nhưng lòng từ bi của Chí Tôn là vô biên nên khi con cái của Ngài mãn phần Ngài dùng phép ẩn thân để LÉN Tam Giáo Tòa đến ôm ấp thi hài đứa con yêu dấu của Ngài (Trích ý).
Theo đó thì Lễ Bạt Tiến là hồng ân lớn lao của Chí Tôn ban cho nhân loại trong thời Đại Ân Xá kỳ ba.
Như vậy Bạt Tiến có thể hiểu là sự tiến cử, sự giới thiệu từ Đấng Chí Tôn để làm hành trang cho VONG LINH khách trần xa rời quán tục.
Nay kính.
CÁC ẢNH ĐÍNH KÈM.
Ảnh số 1: Tang lễ cho người giữ Lục Trai.

Ảnh số 2: Sa ngã bỏ đạo và chưa nhập môn.
THƯỢNG SỚ TÂN CỐ: tại tư gia, nếu có nhập môn.

CHÂU TRI 61.