Trang

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

3095. MỘT VÀI TRANG HỒI KÝ CỦA NGÀI TRẦN QUANG VINH.

Kính gởi Giáo Sư Lạp Chúc Nguyễn Huy.
TÔI RẤT KÍNH PHỤC NGÀI TRẦN QUANG VINH:
Tôi tin rằng khi đọc những dòng sau đây người đạo sẽ kính phục Ngài Trần Quang Vinh: Ngài đã biết coi đạo nghiệp trọng hơn bản thân nên chấp nhận việc trở thành một Đạo Hữu theo lịnh của Thiêng Liêng.  NGUYÊN VĂN:
Ba vị Phối Sư Thượng Vinh Thanh, Thái Đến Thanh và Thái Hào Thanh bị ngưng quyền chức cho đến ngày có lịnh mới.
Tiếc thay con trai của Ngài là ông Trần quang Cảnh và cháu ngoại của Ngài là Nguyễn Quốc Dũng lại không thấy được cái gương sáng suốt của Ngài lại cam tâm làm tay sai cho chi phái 1997.

Nay kính.
Dương Xuân Lương.



TRANG 90 BẢN PDF. .
Caodai.net (lịch sử đạo Cao Đài)
LÝ LẼ CỦA NGÀI HIẾN PHÁP

Điều Thứ 1: Đức Lý có cảnh cáo rằng “nếu nội bộ không điều hòa thì không chấp nhận sự cầu thăng”.
Điều Thứ 2: Muốn cho có liên lạc giữa Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài thì phải là ông Đầu Sư mới được.
Điều Thứ 3: Mọi vấn đề cần yếu của Đạo thì do Hội Thánh Lưỡng Đài giải quyết, khỏi nhờ Hội Nhơn Sanh.
Điều Thứ 4: Ba vị Chánh Phối Sư không đủ thẩm quyền mời vì chưa được hợp pháp hóa.
Điều Thứ 5: Không có khoản nào trong Pháp Chánh Truyền ấn định chức Cố Vấn.

LÝ LẼ CỦA BA VỊ CHÁNH PHỐI SƯ
Điều Thứ 1: Sự cầu thăng chỉ là một khía cạnh trong Hội Nhơn Sanh, Ngoài ra còn phải giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng và cần thiết để dâng lên Hội Thánh và Thượng Hội. Đức Lý cảnh cáo, nếu nội bộ không điều hòa, Ngài sẽ không chấp nhận việc cầu thăng. Ngài không hề bảo không nhóm Hội Nhơn Sanh hay là đá động chi đến Hội Nhơn Sanh.

Điều Thứ 2: Lúc này ông Đầu Sư bịnh nên có văn thư số 1004-DS đề ngày 14-11-1963 “ủy nhiệm” cho ba Chánh Phối Sư thế quyền.

Điều Thứ 3: Mọi vấn đề cần yếu của Đạo và thư mời thỉnh của ba Chánh Phối Sư gửi cho Ngài Hiến Pháp đủ bằng cớ sau đây:
· Thư số 90-TM và số 18-NCPS ngày 11-1 Giáp Thìn (23-2-64).
· Thư số 679-NCPS ngày 14-1 Giáp Thìn (26-2-64).
· Thư số 107-TCPS, số 680-NCPS và số 109-TCPS đồng
· gửi một ngày là rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn (27-2-64).
Mặc dầu thỉnh mời và giải thích đủ lẽ, nhưng Ngài Hiến Pháp vẫn từ khước, không khứng nhóm họp. Hơn nữa có lúc, trước khi hội nhóm, ba vị Chánh Phối Sư hiệp với ông Phối Sư Cố Vấn đến mời tận văn phòng nhưng Ngài Hiến Pháp vẫn từ khước.

Cũng trong Điều Thứ 3, Ngài Hiến Pháp nói khỏi nhờ đến Hội Nhơn Sanh, hỏi vậy chứ trong Đạo Luật, khoản quyền hành của Hội Nhơn Sanh đã trở nên vô dụng hay sao?

Điều Thứ 4: Nếu ba Chánh Phối Sư không đủ thẩm quyền vì chưa được hợp pháp hóa thì làm sao dự được vào việc hành chánh đến ngày nay, tại sao Chức Sắc Hiệp Thiên Đài không can thiệp, không cản ngăn.

Đã có bao nhiêu lần, Hội Thánh Hiệp Thiên và Cửu Trùng chung nhóm thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề, nếu bất hợp pháp thì Hiệp Thiên Đài cũng ở trong vòng “bất hợp pháp luôn”.

Hơn nữa, đã có sự ủy nhiệm của ông Đầu Sư trong công văn số 1004-DS ngày 14-11-1963, thì việc ba Chánh Phối Sư mời Ngài Hiến Pháp đó là hợp pháp vậy.

Điều Thứ 5: Trách nhiệm Cố Vấn là do nơi Hội Thánh lưỡng đài trạch cử, mặc dầu là ngoài Pháp Chánh Truyền, nhưng đây chính là do nơi Đức Hộ Pháp Chưởng Quản nhị hữu hình đài ân tứ cho. Điển hình, hỏi vậy chứ trong Đạo Luật, trong Pháp Chánh Truyền, có khoản nào nói đến Quân Đội Cao Đài, có khoản nào nói đến địa vị Thượng Tôn Quản Thế hay chăng mà Đức Hộ Pháp vẫn là Thượng Tôn Quản Thế?

Mặc dầu có sự tranh chấp giữa hai đài, nhưng Hội Nhơn Sanh đã thành hình, đến ngày hội vẫn hội, không có Ngài Hiến Pháp đến dự. Nhưng sau bao nhiêu ngày hội họp, bỗng nhiên có Đức Thượng Sanh và Ngài Bảo Thế ở Saigon về Tòa Thánh, chấp thuận đến chứng cuộc hội họp và để lời phủ dụ. Toàn Hội Nhơn sanh đều hoan nghinh. Từ đây mỗi phiên họp đều có vài Chức Sắc Hiệp Thiên Đài hiện diện.
Ngày bế mạc, cũng có mặt Đức Thượng Sanh, Ngài Bảo Thế và nhiều Chức Sắc Hiệp Thiên Đài đến dự phiên bế mạc. Mọi sự tranh chấp giữa Hiệp Thiên và Cửu Trùng tạm êm, công việc hành chánh tiến hành đều đều được ba tháng.
 Ngày rằm tháng Tư Giáp Thìn (dl.27-5-1964), có đàn cơ tại Cung Đạo, Đức Lý Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giáng dạy, do nơi nhị vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài Hiến Pháp và Tiếp Pháp phò loan.
 Cũng vì sự tranh chấp, sự bất đồng ý kiến giữa Ngài Hiến Pháp và Hội Thánh Cửu Trùng Đài, nên toàn cả Chức Sắc Cửu Trùng Đài gồm 8 vị Phối Sư, 1 Giáo Sư, 1 Giáo Hữu đều bị quở phạt như sau:
 - Ba vị Phối Sư Thái Bộ Thanh, Thượng Tước Thanh và Ngọc Non Thanh thì được về hưu dưỡng lão.
- Hai vị Phối Sư Thượng Thiện Thanh và Thương Tuy Thanh cũng được về hưu.
- Ba vị Phối Sư Thượng Vinh Thanh, Thái Đến Thanh và Thái Hào Thanh bị ngưng quyền chức cho đến ngày có lịnh mới.

Giáo Sư Ngọc Mỹ Thanh và Giáo Hữu Thượng Tý Thanh cũng chịu biện pháp này.
 Ngày 16 tháng Tư Giáp Thìn (27-5-1964), có phản ứng của toàn thể các Chức Sắc kể trên đây trong một phiên nhóm có lập vi bằng, đại ý là:
“Còn nghi vấn, chưa đủ tin hai vị Chức Sắc phò loan. Thoảng như có Đức Lý Giáo Tông giáng, thì không khỏi bị thần diễn của nhị vị phò loan phát xuất mạnh hơn của Đức Lý, nên có thể làm sai lạc Thánh Ý của Đức Lý Giáo Tông.
 “Hơn nữa, trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn đêm 3 Janvier 1926, Thầy có dạy về “Thủ cơ chấp bút”, có đoạn nói: “Các con đừng tưởng việc bút cơ là tầm thường. Còn việc truyền thần lấy điển quang, thì ai ai cũng có điển trong mình, nó tiếp diễn ra ngoài rồi thần của nó viết ra có khi trúng, có khi trật”.
Trên đây là phản ứng nhất thời của tất cả Chức Sắc trong Hội Thánh Cửu Trùng Đài lúc ấy, nhưng trong đêm 16 tháng Tư, nhóm anh em trong Ban Tư Vấn cầu thỉnh giáo các Đấng tại tư gia của bạn Tử Trình thì có Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Bát Nương Diêu Trì Cung (thay thế cho Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương Diêu Trì Cung) giáng cơ rầy quở, mà nhất là Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ là thầy của Bạch Vân Động, đại để Ngài nói:
“Thiên cơ mầu nhiệm biết sao được... Nếu Hiển Trung sớm giác ngộ, còn phương cứu chữa, nó còn nhiều việc lập công phi thường kia mà! Tại sao quá lẩn thẩn như thế được?”
Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm thì trách móc Hiển Trung, Từ Huệ, Thông Quang, Xích Quang, v.v... , sao mà mê mờ đến nỗi!
Bát Nương thì cho hay: “Mẹ và Cửu Vị Tiên Nương đổ lệ” v.v...
Sáng ngày 17, Hiển Trung tiếp được ba bài Thánh Giáo nói trên, tức cấp mời các bạn đến nghe đọc, mọi người rất xúc động.
 Anh em luận đàm cùng nhau và để trọn đức tin mà tuân lời các Đấng. Sự tồn vong của Đạo là tùy thuộc thái độ của các Chức Sắc hiện diện.
Đức Thanh Sơn có nói: “Việc này là Thiên Cơ, mà hễ Thiên Cơ là mầu nhiệm, làm sao chúng ta rõ thấu sự biến chuyển Thiên Cơ có tầm quan trọng đến bực nào!”.
Bát Nương có nhắc lại lời phê của Đức Hộ Pháp khi con Mang đem tin tại Nội Chánh. Sau đây là lời Thánh Giáo của Bát Nương:
“Chị nhắc lại Non (Phối Sư Ngọc Non Thanh) lời phê của Đức Hộ Pháp khi “con Mang” vào Nội Chánh. Lời phê ấy ngày mùng 1 tháng 11 năm Đinh Dậu (1957) nói rõ cái nạn hôm nay, sao không ẩn nhẫn thọ khổ để được phẩm vị thanh cao kia chớ”.
(hết trích).