Trang

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

125. ĐỨC TIN KÝ SỰ 2. KỲ 23.

NGÂN HÀNG CÂU HỎI.
(tt).

CÂU MƯỜI HAI.
Vì sao Khối Nhơn Sanh không đề đại tự Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trên đầu văn bản?
HỒI ĐÁP.

KNS xác định lấy văn bản Hội Thánh làm gốc nên xin trình ra lịnh NGHIÊM CẤM của Hội Thánh từ năm 1928 trong CHƯƠNG TRÌNH HIẾN PHÁP như sau:
I/- CÁCH DÙNG ĐẠI TỰ ĐĐTKPĐ.
1/- Chương trình hiến pháp (1928).
.... Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.

Ðiều thứ 23: -Ai phạm nhằm hai điều lệ trên đây thì các Kinh sách, Tượng ấy phải đem nạp cho Tổng Lý hủy bỏ. Người có lỗi ấy sẽ giao về Bình Viện phân đoán, chiếu theo điều lệ thứ 9 (Chương III)
Thảng như người ngoại Ðạo mà phạm nhằm điều lệ thứ 22 thì Quản Lý Nội Viện chạy tờ Châu Tri cho Chư Ðạo Hữu các nơi biết, mà không dùng đến Kinh sách, Tượng in sái phép ấy.
Ðiều thứ 24: -Kể từ ngày ban hành "Chương Trình Hiến Pháp" duy có một mình Hội Thánh "Cửu Trùng Ðài" được quyền in Kinh sách, Tượng để hiệu "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ".
2/- Áp dụng:
2.1/- Hành chánh tôn giáo.
Trong nghi lễ, tang tế sự... hay khi công cử chức việc (Hội Thánh Em) ký tên chức sắc là Lễ Sanh... hay các vị chức việc như Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự.... quí vị có dùng đại tự ĐĐTKPĐ hay không là tùy quyền KNS không có ý kiến.
2.2/- Văn bản của KNS.
KNS không nằm trong hành chánh tôn giáo. Các văn bản KNS chưa được Hội Thánh chưa kiểm duyệt. Cho nên KNS không đủ điều kiện đề 06 chữ ĐĐTKPĐ trên đầu văn bản. Do vậy KNS thường đề câu chú của Thầy trên đầu văn bản. KNS lấy văn bản Hội Thánh làm gốc nên áp dụng như vậy.

II/- SỰ TỒN TẠI CỦA KHỐI NHƠN SANH.
KNS đã xác định rằng: KNS góp phần lo cho ĐHNS có được vị Nghị Trưởng Hội Nhơn Sanh và bộ khung nhân sự theo qui định ĐHNS. KNS sẽ tuyên bố giải tán trước khi khai mạc ĐHNS. KNS như sợi chỉ kết hợp người theo chánh giáo chơn truyền mở cho kỳ được ĐHNS thì sợi chỉ sẽ tự hủy. KNS chỉ giải tán trước ĐHNS tại Tòa Thánh Tây Ninh.
1/-  KNS phụng sự đạo trên tinh thần tự nguyện. Những đóng góp của cá nhân cho tập thể KNS là tự nguyện. Các thành viên có quyền ngưng cộng tác bất cứ lúc nào nhưng phải tôn trọng các thành quả mà tập thể KNS đã gầy dựng được.
2/- Khi nhiệm vụ KNS chưa xong thì không ai có quyền giải tán KNS. Các thành viên KNS có đủ quyền tự do để ra khỏi KNS, (vui lòng có văn bản báo rõ để tránh ngộ nhận). Thậm chí khi các vị ra khỏi KNS rồi lập một tập thể với danh xưng khác để phụng sự đạo mà có nhu cầu tương trợ KNS vẫn sẳn lòng hiệp tác tùy khả năng. Nhưng không một cá nhân nào, một nhóm nào có quyền tuyên bố giải tán KNS (khi chưa hoàn thành nhiệm vụ).

III/- SỰ TỰ CHỦ CỦA KNS.
Rất nhiều người khuyên KNS nên tìm cách đoàn kết với ông Phi, Lân và bà Phụng... để có sức mạnh... KNS cảm ơn....vì ý thức được Ngũ giới cấm và Tứ đại điều qui... nên không chấp nhận (VIỆC TỰ VẬN NẦY).
Nay các ông bà trên phản loạn chơn truyền xưng danh đại diện Giáo Hội Cao Đài chân truyền. Chứng cứ:
./- Ngày 05-10-2014  [5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS Nguyễn Bạch Phụng. (Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam)]. Link: http://huongdaoflorida.com/tuyencao.html
./- Ngày 06 tháng 11 năm 2014 [6) Giáo hội Cao đài: Cts Hứa Phi, Cts Nguyễn Kim Lân, Cts Bạch Phụng. (Bản lên tiếng về các vụ bạo hành tra tấn gần đây của công an Việt Nam)].
Link: http://huongdaoflorida.com/baohanh.html
./- Ngày 01-12-2014 [(6) Giáo hội Cao Đài chân truyền. Đại diện: Các CTS Hứa Phi, Nguyễn Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân. (THÔNG ĐIỆP XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM. NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10-12-2014)] Link: http://www.trinhanmedia.com/2014/12/1-12-2014-thong-iep-tu-24-to-chuc-xa.html
(xin xem 02 ảnh chụp tại bài số 120)
KNS nhứt định lấy văn bản Hội Thánh làm gốc nên mới không liên can tới vụ phản loạn chơn truyền nầy.
Đó là bài học rất quí giá cho tinh thần tự chủ của KNS.


(CÒN TIẾP)
Câu 13.

Các bước của Đại Hội Nhơn Sanh như thế nào?