|
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG |
VI BẰNG
“Thảo luận Chương Trình Hiến Pháp và nhận định về bình luận của CTS Huỳnh
Văn Mười Florida, Hoa Kỳ trên fb”
Tìm hiểu Chương Trình
Hiến Pháp và nhận định về bình luận của Chánh Trị Sự Huỳnh Văn Mười Đầu Hương
Đạo Florida, Hoa Kỳ về Vi Bằng 02/99 của Khối Nhơn Sanh và Hội Thánh Em Đại-Đại
Tam-Kỳ Phổ-Độ.
1/- Tìm hiều Điều
22, Chương V, Chương Trình Hiến Pháp (1928).
Năm 1931 Thượng Đầu Sư,
Thượng Trung Nhựt ban hành Châu Tri 15 (1), trong đó nhắc lại Chương
Trình Hiến Pháp (CTHP) do Đức Lý Giáo Tông dạy ngài Thái Ca Thanh lập ra và
trình lên Hội Thánh vào ngày 14-7-Mậu Thìn (28-8-1928).
Chương thứ
V
Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không
ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào
bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc
phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem
xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Ðiều thứ 23: -Ai phạm nhằm hai điều lệ
trên đây thì các Kinh sách, Tượng ấy phải đem nạp cho Tổng Lý hủy bỏ. Người có
lỗi ấy sẽ giao về Bình Viện phân đoán, chiếu theo điều lệ thứ 9 (Chương III)
Thảng như người
ngoại Ðạo mà phạm nhằm điều lệ thứ 22 thì Quản Lý Nội Viện chạy tờ Châu Tri cho
Chư Ðạo Hữu các nơi biết, mà không dùng đến Kinh sách, Tượng in sái phép
ấy.
Ðiều thứ 24: -Kể từ ngày ban hành
"Chương Trình Hiến Pháp" duy có một mình Hội Thánh "Cửu Trùng
Ðài" được quyền in Kinh sách, Tượng để hiệu "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ
Ðộ".
Châu Tri 15, do Thượng
Đầu Sư, Thượng Trung Nhựt lập và nhắc lại CTHP có từ năm 1928 do cả Hội Thánh
Cửu Trùng Đài thông qua, nên về pháp lý đạo CTHP đương nhiên còn giá trị. Chữ
NGHIÊM CẤM trong điều 22 là dạy người đạo phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Pháp Chánh Truyền Chú
Giải trang 94 (Bản in 1972) có dạy: Vậy thì chúng ta nên chung công
hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho ai phạm quyền mình, vì quyền
mình, là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín Đồ thì Hội Thánh cũng giữ
quyền Hội Thánh.
Như vậy dù cho Hội
Thánh Cao Đài bị cốt (1983) thì quyền của Hội Thánh trong CTHP vẫn còn, người
Đạo Cao Đài vẫn phải tuân y CTHP, vi phạm CTHP là chối bỏ quyền Hội Thánh.
1.1/- Ý nghĩa Chương
Trình Hiến Pháp.
Theo ngài Khai Pháp
Trần Duy Nghĩa viết trong quyển Chánh Trị Đạo, (bản in năm 1974) thì Chánh Trị
của Đạo Cao Đài có hai phần hữu hình và vô vi. CTHP do Đức Lý Giáo Tông dạy
Ngài Thái Ca Thanh lập ra và trình cho Hội Thánh thông qua nên có cả hữu hình
và vô vi trong đó.
Hiến pháp của Đạo
Cao Đài là gì?
Theo ngài Khai Pháp
Trần Duy Nghĩa thì Hiến pháp của Đạo Cao Đài là Pháp Chánh Truyền (PCT). Nguyên văn như sau:
Theo nghĩa thông
thường. Hiến Pháp là một bản văn kiện ghi chép những luật lệ căn bản qui định
sự tổ chức quyền chánh trị trong một nước và bảo vệ các công quyền của toàn thể
công dân.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN
của Ðạo là một bản văn kiện do huyền diệu cơ bút của Ðức CHÍ TÔN truyền dạy,
qui định sự tổ chức của nền Ðại Ðạo, sắc phục của chư Thiên Phong đẳng cấp,
quyền hạn của chư Chức sắc cầm quyền chánh trị, hầu giữ vững chơn truyền của
nền chánh giáo, không cho có sự xâm phạm, giữ gìn cho cơ Ðạo khỏi qui phàm.
… Pháp Chánh
Truyền thuộc về loại Hiến Pháp thành văn và lập thành theo cách thứ nhứt, song
có điều khác nhau với Ðời là Hiến Pháp do Vua ban hành, còn Pháp Chánh Truyền
do Ðấng CHÍ TÔN dụng quyền năng Thiêng Liêng của huyền diệu cơ bút mà truyền
thế. (Hết trích)
Như vậy CTHP là những
điều quan trọng, nhất định phải thực hiện để thể hiện tinh thần và quyền lực
của Pháp Chánh Truyền (PCT). Nếu không có CTHP thì tinh hoa hay bản sắc của PCT
không thể hiện ra được.
Người Đạo Cao Đài khi
nhập môn cầu đạo có minh thệ là hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài thì
phải tuân theo CTHP để giữ gìn bản sắc trong lành của Đạo và nhận diện những
người lợi dụng danh nghĩa của Đạo Cao Đài.
1.2/- Phân tích điều
22.
Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không
ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào
bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc
phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem
xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
1.2.1/- Ý nghĩa chữ
nghiêm cấm: Chữ
nghiêm cấm là khắc khe hơn, quyết liệt hơn chữ cấm; nghiêm cấm nghĩa là tuyệt
đối cấm, không gia giảm, không ai được biện bạch, viện lý cớ A, B, C … để lách
CTHP. Mọi sự vi phạm được hiểu như áp dụng hình phạt có gia trọng.
Tại sao dùng chữ
nghiêm cấm? Bởi vì
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nói tắt là Đạo Cao Đài do Đức Thượng Đế dùng cơ bút lập
ra để xây dựng xã hội hòa bình dân chủ tự do, và cũng là phương châm thoát tục.
Đạo Cao Đài thể hiện cho thiên nhân hiệp nhất, Trời người đồng trị. PCT là do
Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông lập thành, Tân Luật do Thiêng liêng dạy lập ra
và có sự phê duyệt của các Đấng còn Đạo Luật Mậu Dần (1938) là chiếu theo
nguyện ước của Quyền Vạn Linh có Quyền Chí Tôn tại thế phê duyệt cho nên pháp
luật đạo là thiên điều tại thế.
Nhân sự hành đạo cấp
Chức việc là người thay mặt cho thiêng liêng để hành đạo nơi địa phương, cấp
Chức sắc là do thiên phong. Người hành đạo phải có đủ ba yếu tố: chức, quyền và
lịnh (2) mới được dùng danh nghĩa Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Hành đạo mà
làm nhơ danh đạo là tội mà thiên điều chẳng hề tha thứ.
Do sự can hệ như thế
nên Đức Lý Giáo Tông mới dạy nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa của Đạo để người
đạo biết mà không phạm thiên điều. Cái danh của Đạo Cao Đài rất quý giá; mà của
quý mới giục lòng tham nên Đức Lý Giáo Tông dạy nghiêm cấm là ngăn ngừa ý định
phạm tội từ trong căn nguyên của vấn đề, giải quyết việc lợi dụng danh Đạo từ
cái nhân thì không phát sinh hậu quả. Ngăn ngừa người đạo không phạm vào việc
mạo danh Đạo là giữ gìn cho không phạm vào thiên điều, đó là ý nghĩa của Luật
Thương Yêu.
Nghiêm cấm lợi dụng danh Đạo tạo cho người đạo
ý thức về giá trị của Đạo nên cũng là cách hữu hiệu để nhận diện được kẻ lợi
dụng danh nghĩa của Đạo trong mọi trường hợp.
1.2.2/- Nghiêm cấm trong
Đạo không ai … có nghĩa là gì? Tức là nghiêm cấm người có nhập môn cầu đạo từ
phẩm Đạo Hữu cho đến phẩm Giáo Tông. Phần cá nhân là đã rõ nghĩa nên chúng tiệu
đệ muội thảo luận trong nội dung đã xác định được là chính. Cũng nhấn mạnh rằng
các tổ chức như Khối Nhơn Sanh (2005) hay Hội Thánh Em Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ (2018),
… không do Hội Thánh lập ra nên cũng nằm trong chữ không ai trên đây.
Chữ không ai có bao gồm
các cấp hành chánh hay các cơ quan trong đạo do Hội Thánh lập (theo nghĩa nhân
cách hóa) hay không chỉ có Hội Thánh mới có thẩm quyền xác định, chúng tiểu đệ
muội không dám tự ý xác định. Sợ rằng luận nhãm bàn khùng rồi làm cho nhơ danh
Đạo, ấy là lỗi rất nặng. Mà hiện nay Hội Thánh bị cốt nên không thể thỉnh giáo,
chỉ xin nêu ra chữ nghiêm cấm và con dấu kiểm duyệt để quý vị trong các cấp
hành chánh và quý vị trong các cơ quan lưu tâm trên đường lập công bồi đức (3).
1.2.3/- Nghiêm cấm
cái gì, nghiêm cấm làm việc gì?
Nghiêm cấm mạo danh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ; nghiêm cấm dùng THIÊN ÂN, THIÊN
NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo vân vân … hay là in Thánh Tượng, Kinh sách
(bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm
duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Nghĩa là khi Kinh Sách,
Bố cáo, Tâm Thư, Đạo Thư, Đạo Tâm Thư, Vi Bằng … bất cứ văn bản nào mà Hội
Thánh CHƯA kiểm duyệt thì nghiêm cấm việc dùng đại tự Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, nghiêm
cấm dùng Thiên Ân, Thiên Nhãn trên bìa sách hay trên đầu văn bản; CTHP cũng nghiêm
cấm in những sản phẩm ấy.
Nói cách khác theo CTHP
khi Hội Thánh chưa kiểm duyệt thì nghiêm cấm việc lấy danh nghĩa Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ, nghiêm cấm dùng Thiên Ân, Thiên Nhãn để trên bìa sách hay đầu văn bản,
nghĩa là nghiêm cấm việc mạo danh đạo, nghiêm cấm lợi dụng giá trị tinh thần
(phi vật thể) của Đạo Cao Đài.
Hội Thánh không cấm người
trong Đạo viết sách, viết bất cứ một văn bản nào để chia sẻ đạo sự, nói lên
nhận xét, chính kiến, quan điểm, phổ biến những điều tâm đắc, … mà là nghiêm cấm
lấy danh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, nghiêm cấm lấy danh nghĩa Thiên Ân, nghiêm cấm dùng
Thiên Nhãn “CHƯNG NGOÀI BÌA” khi sản phẩm ấy CHƯA được Hội Thánh kiểm duyệt. CTHP
nghiêm cấm lợi dụng những giá trị tinh thần (phi vật thể) của Đạo; đó là giữ
gìn bản sắc trong lành của Đạo Cao Đài. Khi cái nguồn đã trong lành thì dòng
mới trong lành, còn cái nguồn đã nhiễm độc thì dòng bị nhiễm độc là tất nhiên.
Đức Lý Giáo Tông dạy
người Đạo Cao Đài kiểm soát bản sắc trong lành của nó từ cái nhân chứ không
phải chạy theo giải quyết cái hậu quả. Nói theo nghĩa thông thường là không thả
gà ra đuổi. Bài học nầy cũng giống như Đức Chí Tôn dạy kiểm soát cơ bút từ cái
nhân (là kiểm soát đồng tử), khi đã kiểm soát được cái nhân thì kết quả tốt. Nghĩa
là Thầy chọn 16 đồng tử và dạy công bố ra xã hội ngoài 16 đồng tử được chọn thì
môn đệ Thầy biết ngay đàn cơ đó không phải của Thầy.
CTHP giúp cho người đạo
nhận diện giá trị sản phẩm ngay từ cái nhìn đầu tiên, thấy một cuốn sách, một
văn bản có đề Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ thì biết ngay sản phẩm ấy đã được Hội Thánh
kiểm duyệt và chịu trách nhiệm. Hội Thánh Cao Đài do Đức Chí Tôn lập thành nên trách
nhiệm cuối cùng là của Đức Chí Tôn
Lưu ý: CTHP nêu ra Kinh
sách, Bố Cáo, Đạo Tâm Thư, Tâm Thư, Thông Bạch, Thông Báo … khác với công văn
hành chánh và Sớ khi cúng.
3/- Áp dụng CTHP cho
những tổ chức không do Hội Thánh lập ra.
Khi Hội Thánh Cao Đài
bị cốt (1983) thì Thánh Lịnh 257 đương nhiên được áp dụng. Theo đó thì Hội
Thánh Cao Đài chẳng hề bị tuyệt nên dạy Bàn Trị Sự và Tín Đồ hiệp nhau công cử
người cầm quyền hành chánh tôn giáo.
Năm 1995 Chức sắc, Chức
việc và đồng Đạo nhiều nơi lập ra phong trào KIẾN NGHỊ Hội Đồng Chưởng Quản của
nhà nước Việt Nam lập ra năm 1989 mở Đại Hội Hội Thánh theo Điều số 4 của Đạo
Lịnh 01 (01-3-1979) để chấn chỉnh cơ Đạo. Đến 26-6-1996 phong trào bị dập tắt,
ba người tích cực trong phong trào bị bắt giam.
Chi phái 1997 ra đời
tại Tòa Thánh Tây Ninh và có sự sắp xếp rất tinh vi đa phần không nhận ra đó là
một chi phái. Một số Chức sắc biết việc bắt banh lãnh chức là sai với PCT, nhưng
không đồng ý gọi là chi phái (vì chi phái 1997 vẫn cho các vị mặc Thiên phục
vào cúng, cầm phướng …) nên chọn cách đứng riêng, không muốn hợp tác với nhơn
sanh như phong trào Kiến Nghị.
Một số Chức sắc Hiệp
Thiên Đài phát ngôn: Việc của Chức sắc thì Chức sắc lo, việc của nhơn sanh
thì nhơn sanh lo. Chừng nào nhơn sanh làm xong mời Chức sắc thì chúng tôi ra. Chờ
khi nào Đức Hộ Pháp đến gõ đầu mới làm. Mãi đến năm 2015, khi ông Lê Minh
Khuyên Phó Hội Trưởng Hội Đồng Chưởng Quản của chi phái 1997, Đặc trách pháp
luật của chi phái 1997 mãn phần, các vị mới ra công văn xác định sự thật về chi
phái 1997 (tháng 10-2015).
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
dạy:
Quyền
biến dầu dùng khi buổi ngặt,
Dằn lòng nhớ tránh kế mưu gian.
Nhơn sanh lâm vào thế ngặt
vì không có Chức sắc hợp tác, chỉ còn có Chức việc, Đạo Hữu nên hiệp nhau lập
ra Khối Nhơn Sanh (2005).
Nhiệm vụ của Khối Nhơn
Sanh (KNS) là bảo vệ quyền hành đạo của người theo Đạo Cao Đài lập năm 1926,
không cho chi phái 1997 chiếm dụng danh hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ và chiếm
đoạt Tòa Thánh Tây Ninh. Giới thiệu bản sắc trong lành của Đạo Cao Đài, đặc
biệt là giới thiệu Đại Hội Nhơn Sanh thể hiện Tự do trong đạo đức và Dân
chủ có nhân quyền nên là Bửu pháp nhân quyền của Đạo Cao Đài đến các
hiền nhân quân tử để nhờ giúp người đạo đưa sự thật về chi phái 1997 ra quốc
tế.
Tháng 3-2008 tạo ra
cuộc cầu nguyện tại Gốc Bồ Đề trước Đền Thánh.
Mấy tháng sau là cuộc
cầu nguyện Trung Thu năm Mậu Tý.
{{{Lưu ý: Cuối năm
2008, Chánh Trị Sự Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng ăn cắp
căn cước Khối Nhơn Sanh để chống lại Đạo Lịnh 01 (01-3-1979) của Hội Thánh Cao
Đài, sau đó các vị mạo nhận Đại diện Hội Thánh Cao Đài và đề danh hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ trên đầu văn bản không liên quan đến chúng tôi.}}}
Năm 2014 Khối Nhơn Sanh
hợp tác với tổ chức BPSOS, đặc biệt là Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng để đưa vấn đề
chi phái 1997 ra quốc tế. Công bố mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh
ngày 27-05-2015.
Ngày 5-5-2015 đến Ban
Tôn Giáo Hà Nội, Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương cũng như Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây
Ninh thông báo là ngày 27-5-2015 KNS sẽ mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Đại Đồng Xã,
Tòa Thánh Tây Ninh và yêu cầu chính quyền giữ gìn trât tự.
Ngày 27-5-2015 tiến
hành mở Đại Hội Nhơn Sanh nhưng bị cản trở. Sau đó Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái
lập (tháng 10-2015) đã có bút phê ủng hộ và mong muốn KNS mở Đại Hội Nhơn Sanh
đúng pháp luật đạo và thành công.
Tháng 10-2015, 15 thành
viên KNS (có người vượt biên chui) đi dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin tại
thủ đô Bangkok (Thái Lan)
Sau đó tham dự các Hội
Nghị về Tự do Tôn giáo ở Đài Loan, Đông Timor, Phi Luật Tân, Thái Lan, Hoa Kỳ …
Đến năm 2017 hợp tác
với BPSOS yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hủy bỏ Giấy phép tạm cấp cho Trần Quang
Cảnh độc quyền danh hiệu ĐAI ĐAO TAM KY PHO DO TOA THANH TAY NINH. (Đến tháng
9-2017 Bộ Thương mại hủy giấy phép tạm đã cấp cho ông Trần Quang Cảnh)
Sau khi họp báo công bố
vụ Yêu cầu Bộ Thương Mại hủy bỏ giấy phép tạm cấp cho Trần Quang Cảnh ở
California thì hợp tác với đồng đạo để lập Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(HTE ĐĐTKPĐ).
Cả hai tổ chức đều lập
ra trong thời kỳ Hội Thánh bị cốt (1983) nên hoàn toàn không có điều kiện dùng
danh hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trên văn bản.
Thầy dạy: THẦY
khuyên con mỗi phen nói Đạo, hàng nhớ đến danh THẤY (ngày 25-02-1926, TNHT
Q1, trang 11, bản in năm 1972).
Do vậy văn bản viết NAM
MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT trên đầu văn bản.
4/- Chánh Trị Sự
Huỳnh Mười ở Florida, Mỹ không hiểu Điều 22 CTHP.
Ngày 29-10-Giáp Thìn
(29-11-2024) KNS & HTE ĐĐTKPĐ lập Vi bằng 02/99. Nội dung: Nhận định về
bản tin VOA ngày 28-11-2024. VOA phải chịu trách nhiệm và người Đạo Cao Đài cần
THỈNH GIÁO Đức Giáo Hoàng.
Đầu văn bản viết NAM MÔ
CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT thì ông Chánh Trị Sự Huỳnh Mười, Florida,
Hoa Kỳ cho rằng không đề danh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trên đầu văn bản nên là một
chi phái mới (4).
Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải Chánh Trị Sự là người thay mặt cho Đức Lý Giáo Tông làm anh cả trong địa phận được giao. CTS nắm trong tay cả hai quyền chánh trị và luật lệ mà CTS Huỳnh Văn Mười chống lại việc áp dụng CTHP là do đâu?
Thứ nữa khi cáo buộc
chúng tôi là chi phái mới thì CTS Huỳnh Văn Mười cũng chưa hiểu thế nào là một
chi phái theo Điều thứ nhứt Đạo Nghị Định Thứ Tám ngày 25-8-1934 do Đức Lý Giáo
Tông và Đức Hộ Pháp lập thành (5).
Tóm lại sau khi lập vi
bằng giải thích chúng tôi sẽ chính thức gởi thư thỉnh giáo Chánh Trị Huỳnh Văn
Mười về đoạn viết trên đây.
Nay kính.
Lập
Vi Bằng.
|
Chủ
tọa. (Đã
ký)
|
Chú thích:
(1)/- Nguyên văn Châu
Tri 15 của ngài Thượng Trung Nhựt
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/08/3484-chau-tri-15.html#more
(2)/- Huấn lịnh 09.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/11/3416-huan-linh-09-nam-1955-buu-boi-xay.html#more
(3)/- Phần không dám
xác định chỉ nêu ra để suy nghĩ.
Vậy chữ không ai có bao
gồm các cấp hành chánh đạo như Hương, Tộc, Châu, Trấn (hay Khâm Thành Thánh
Địa) cho đến các cơ quan như Ban Thế Đạo, Ban Phổ Tế, Đại Đạo Thanh Niên Hội
hay không?
Thiển nghĩa chữ không
ai tức là chỉ con người chứ không bao gồm các cơ quan, nhưng xét đến chữ nghiêm
cấm và điều kiện là phải có con dấu kiểm duyệt của Hội Thánh thì các cấp hành
chánh, các cơ quan cũng phải hết sức cẩn thận để giữ gìn bản sắc trong lành của
Đạo (6).
Thời Hội Thánh cầm
quyền hành chánh tôn giáo thì quyền của Hội Thánh giải quyết. Nhưng thời Hội
Thánh bị cốt (1983) thì người Đạo hành đạo theo Thánh Lịnh 257; Thánh lịnh giao
quyền cho Bàn Trị Sự và Tín đồ công cử nhân sự cầm giềng mối đạo.
Trường hợp công văn
hành chánh, sớ điệp thì sao?
Đây là những việc thông
thường của một cấp hành chánh tôn giáo. Sớ điệp thì Hội Thanh đã có mẫu mã đã
có sẵn, nghĩa là Hội Thánh dã duyệt, địa phương cứ theo đó mà xài.
Công văn hành chánh thì
tùy trường hợp. Với những việc thông thường như các mẫu công cử, chứng nhận
công hạnh, chứng nhận hạnh kiểm … đều đã có mẫu. Còn những gì phát sinh thì nên
nhớ chữ nghiêm cấm mà vận dụng theo lương tâm, theo phép công chánh không thể
nói hết được.
Nhưng nếu dùng danh
nghĩa một cấp hành chánh tôn giáo để phát hành những văn bản như Kinh sách,
trang web … thì nên nhớ đến:
Pháp Chánh Truyền Chú
Giải: hể trọng quyền ắt có trọng phạt.
Thánh Ngôn: Cao
quyền khó kiếm đặng cao ngôi.
Huấn Lịnh 638 của Đức
Hộ Pháp
Trên đường lập công bồi
đức.
(4)/- Việc viết năm Đạo
thứ 99 là chúng tôi căn cứ vào Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Đạo Luật Mậu Dần “1938”
cũng như Luật Lệ Chung các Hội, Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Hội Thánh Nội Luật nên
sẽ có vi bằng riêng cho minh bạch.
(5)/- Tìm hiểu Đạo Nghị
Định Thứ Tám.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/12/5504-vi-bang-tim-hieu-ao-nghi-inh-thu.html#more
(6)/- Huấn lịnh 638.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2016/01/1003-huan-linh-638-cua-uc-ho-phap.html#more