Lời thỉnh
giáo của Tiếp Lễ Nhạc Quân.
I/- Ba
vị Chưởng Pháp:
- Phái
Ngọc mặc sắc phục đỏ.
- Phái
Thái mặc sắc phục vàng.
- Còn
phái Thượng theo lẽ mặc sắc phục xanh nhưng không hiểu sao lại mặc sắc phục
toàn trắng?
LỜI
PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Mạng lịnh của Đức Chí Tôn Bần Đạo cũng không
hiểu.
@@@
II/-
Tiểu đệ nghe nói có Thập Nhị Bảo Quân, nhưng không hiểu là ai và có phải mỗi vị
Bảo Quân sau nầy Chưởng Quản một Hàn Lâm Viện không?
LỜI
PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Toàn
thể Bảo Quân là Hàn Lâm Viện, mỗi vị có sở thức sở năng ấy là điều khác nhau
đặc biệt, tỷ như Huyền Linh Quân nghĩa là Thần Linh Hồn khác với Bảo Học Quân
thuộc về khoa học hay là thực tế học.
1/- Bảo
Huyền Linh Quân
2/- Bảo
Thiên Văn Quân.
3/- Bảo
Địa Lý Quân
4/- Bảo
Học Quân.
5/- Bảo
Cô Quân.
6/- Bảo
Sanh Quân.
7/- Bảo
Phong Hoá Quân.
8/- Bảo Văn Pháp Quân.
9/- Bảo Y Quân
10/- Bảo Nông Quân.
11/- Bảo Công Quân
12/- Bảo Thương Quân.
@@@
III/- Thập Nhị Bảo Quân dưới quyền nào của Đạo?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Riêng quyền cho Thượng Hội, dưới quyền chỉ huy của Giáo
Tông và Hộ Pháp.
@@@
IV/- Cửu
Trùng Đài là xác, Bát Quái Đài là hồn, Hiệp Thiên Đài là chơn thần đứng trung
gian để xác hồn hiệp một, nhưng sao Đền Thánh Hiệp Thiên Đài ở trước Cửu Trùng
Đài ở trung gian rồi mới đến Bát Quái Đài?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Phải phân phẩm đặng khai mở thiên môn rộng quyền phổ
độ đặng tận độ các chơn linh và các chơn hồn vào Cửu Thiên Khai Hoá phải đến
Thiên môn trước rồi mới vào đặng Cửu Thiên Khai Hoá.
Hồn nó không ở trong xác mà ở ngoài xác đặng độ xác;
tương sanh thì cần chi phân sau hay trước chỉ là khinh cùng trọng mà thôi chớ.
@@@
V/-Nếu Hiệp Thiên Đài là chơn thần trung gian của xác
và hồn thì chức sắc Hiệp Thiên Đài đứng ở giữa nhưng sao lại đứng ở ngoài ngó
vào Cửu Trùng Đài rồi mới đến Bát Quái
Đài.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Đứng ở giữa rồi ngoài họ đuổi thiên hạ thì ai thấy dùm
cho, nếu chơn thần vắng mặt thì chắc xác không biết đường đi mà chớ.
@@@
VI/- Chức Sắc Hiệp Thiên Đài phải đứng chầu lễ Đức Chí
Tôn hay có ý niệm về bí pháp thế nào, tại sao lại không ngồi?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Chơn thần phải thường tại tức là phải hằng sống: Nếu
để nó ngồi không buộc nó đứng thì nó ngủ gục hay là chết.
26- 10. Canh Dần.
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).