KHAI MẠC HỘI NHƠN SANH CỦA QUYỀN VẠN LINH. (1951)
Nữ Đầu
Sư Đường ngày 30-08 năm Tân Mão (1951)
Đức Hộ Pháp
Bần
Đạo xin toàn cả nam, nữ tịnh tâm để nghe lời thuyết minh khai mạc hội nhơn sanh
của Quyền Vạn Linh.
1.
Từ kỳ hội trước, là kỳ hội năm Binh Tuất, khi Bần Đạo mới về, sau năm năm vắng
mặt, Bần Đạo liền trả quyền Vạn Linh lại cho con cái của Đức Chí Tôn, bởi cớ
cho nên Bần Đạo liền ra lịnh phục hồi quyền Vạn Linh.
Trót
năm năm qua, sự tiến triển của nền Đạo như thế nào trước mắt toàn cả con cái
Chí Tôn đều nghe thấy, Bần Đạo chẳng cần lên tiếng tuyên truyền khoe khoang chi
nữa, đây trước mắt toàn thể con cái Đức Chí Tôn đều được thấy sự cố gắng của
Hội Thánh và sự vẻ vang của con đường Chánh trị Đạo.
Bây
giờ Bần Đạo xin để lời luận về chính trị đạo tổng quát của Đạo hiện thời và
trong thời gian năm năm đã qua. Cả thảy đều biết rằng trong thời loạn ly này,
nước Việt
Trong
nước đang đảo lộn loạn ly đau khổ, thì cũng giống như người đàn bà kia lúc sanh
đẻ cũng phải chịu đau đớn khi sanh một đứa con. Tình thế nước Việt
Trong
đời loạn ly, số phận của Đạo phải chịu nhiều gay trở khó khăn hơn trước. Bần
Đạo tưởng nên so sánh với buổi nọ dưới quyền chuyên chế mà Đạo lại được nhiều
sự dễ dãi hơn bây giờ. Trong buổi nước nhà đang trở mình biến chuyển đi đến độc
lập, thật ra Đạo Cao Đài đang gánh một trách vụ nặng nề không ai tưởng trong
lúc cơ đời đảo ngược, Quốc thể chênh nghiêng dân tâm bất nhứt.
Ban
sơ, sau buổi đồ lưu Bần Đạo trở về cố quốc, thấy tình hình của nước nhà đang ở
trong một tấn tuồng không thể tưởng tượng được, chủ quyền của nước thì không
có, giặc giã chiến tranh tàn phá, lúc đó nước ta ở trong tình trạng chánh thể
quốc gia tiêu hủy, hai dân tộc Pháp Việt đang gây hấn chiến tranh, nhân dân
thống khổ trong vòng binh cách, hai lý tưởng chia rẽ thiên hạ là đôi đường
chiến đấu đang giành giựt chủ quyền nước nhà vô chủ để mặt cho ai đồ vương
tranh bá.
Bần
Đạo nhận thấy muốn giải quyết tình thế thì phải dùng tâm Đạo và tinh thần cương
quyết mới mong định vận mạng cho nước nhà. Huống chi Đạo Cao Đài là bình Tịnh
Thủy giục tắt hết lòng phàm, xa vòng danh lợi quyền thế, tránh những điều ham
chuộng thường tình. Bần Đạo nói thật, Bần Đạo rất gớm ghê điều ấy, mà cả con
cái Đức Chí Tôn cũng thế .
Muốn
giải quyết cho được dung hòa tất cả thì không phải một cá nhân đối với một cá
nhân, mà lại cả một Quốc Dân nầy đối với một Quốc Dân nọ, muốn hòa giải một
chủng tộc với chủng tộc là việc chẳng phải dễ, hai nước Pháp-Việt phải dung hòa
để chung sống trong hạnh phúc, Bần Đạo nhận thấy cái năng lực ấy nếu không có
bàn tay Thiêng Liêng giúp sức không một ai làm được.
Bần
Đạo nói cho đúng thì chỉ có Đạo mới làm đặng và đã thực hiện đường lối ấy mà
thôi. Có đủ bằng cớ hiển nhiên, chúng ta có thể hãnh diện ở buổi tương lai tốt
đẹp và một ngày kia để lại được một trang lịch sử vẻ vang không thẹn với các
Tôn Giáo khác đương quyền giáo Đạo.
Nhưng
lạ gì cái tuồng đời, duy có những kẻ không làm nên gì hết thì không ai trích
điểm, vì có làm gì đâu mà có nên, có hư, trắng trợn như vậy thôi thì có gì mà
trích điểm, chúng ta có làm gì thì lẽ cố nhiên chúng ta phải gặp việc nên hư,
phải quấy, ấy là lẽ thường chúng ta có làm, nên chúng ta bị trích điểm và ta
biết cầu cho thiên hạ trích điểm.
Giờ
phút nầy Bần Đạo nói về Đạo Cao Đài đối với tương lai vận mạng của nước Việt
Ấy
vậy Thánh Thể của Đức CHÍ TÔN, hay nói là Hội Thánh thay thế hình ảnh của Ngài,
tỷ như đứng về mặt khách quan khi thấy điều bất chánh bất bình của nhơn quần xã
hội, nên phải đảm đương đem chơn lý và công bình nêu trên mặt thế mà thôi. Đạo
làm dùm phận sự tạo thế cho Đời. Mà sự làm ấy rất nên đắc lực hay là nói rõ Đạo
đảm nhiệm phận sự của mình với cử chỉ vô thân vô vị.
Đó
là nói về chính trị tổng quát của Đạo.
2.
Còn luận về việc đối nội của Đạo.
Hơn
năm năm qua, trải nhiều nỗi khó khăn nghèo khổ, toàn thể con cái Đức Chí Tôn
phải đảm đương gánh vác nặng nề để tạo nghiệp mà Đức Chí Tôn ban chung cho toàn
con cái của Ngài.
Xem
qua các cơ quan ba vị Thái Thượng Ngọc Chánh Phối Sư nắm chủ quyền giữ vững nền
Chánh Trị Đạo với 9 viện. Trong thời
buổi khó khăn loạn lạc, Đạo muốn thực hiện Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng nên mới
xuất hiện ra Quân đội. Cái thêm ấy, chúng ta cho vinh diệu chớ không phải là
cái nhục, thảng có kẻ nghi kỵ trích điểm hoặc giả một ngày kia thiên hạ nói:
Đạo thì không thể có Quân đội, hay là họ đem ra tố cáo chúng ta giữa Liên Hiệp
Quốc đi nữa, thì chúng ta xin trả lời rằng: chúng ta hy sinh tánh mạng để bảo
vệ và dìu dắt nhơn sanh tiến đến con đường Đại đồng thế giới và tinh thần Đạo
Đức nhơn nghĩa. Cái phận sự tối trọng ấy chẳng phải dễ làm chúng ta dám cố gắng
hy sinh cho thiên hạ, thì thiên hạ không ai làm đặng vì không có cơ quan nào
đứng ra đương đầu để đảm đương một lời hy sinh dường đó. Thật Bần Đạo chưa hân
hạnh ngó thấy vậy. Ngoài ra họ có thể mượn quyền lực để lập danh phận quyền lợi
cho họ mà thôi, chớ chưa hề dám hy sinh đảm nhiệm một trách vụ Thiêng Liêng như
Quân Đội Cao Đài đã khấn hứa.
Hiện
nay Bần Đạo phân đoán chí lý nội tình của Đạo nhận thấy một bên là Hội Thánh
thì mấy ông già nua, còn một bên Quân đội là trai trẻ có tinh thần giục tấn.
Một
bên là hình ảnh Thánh Thể Đức Chí Tôn đi trên đường mực thước từ từ nhi tiến,
còn một đàn thì chạy theo cho kịp trào lưu biến chuyển, nên chí quyết tiến cho
hơn, một đàn thì mỗi khi đi để chơn đi thì sợ đạp nhầm đến con kiến. Còn một
đàn thì nếu thân mình không nhanh chóng lẹ làng thì một mũi đạn đủ đưa họ làm
người thiên cổ.
Hai
đàn bất đồng với nhau làm cho Bần Đạo ngồi giữa bực mình làm sao đâu!
Hạng
thanh niên thì xô đẩy quyết đi cho mau nên cho hạng già nua đi như rùa bò quá
chậm. Thật Bần Đạo kiếm phương thế dung hòa đôi đàng vừa quá mệt.
Bần
Đạo thú thật rằng: nhờ lý do đó mà Đạo Cao Đài tiển triển đến đường nầy cũng đã
mau chóng và tốt đẹp lắm rồi.
Một
đàng muốn tiến mạnh dầu có níu cũng không chuyển.
Một
đàng nếu không ngó đến thì ngồi bí xị đó không đi.
Hai
đàng cặp kè với nhau mà đi dầu chậm cũng phải đi từ từ nhi tiến. Nhờ hai lý
thuyết dung hòa nhau nên giờ này Đạo mới có hình ảnh và phương diện này.
3.
Về việc đối ngoại từ ngày lập Quân Đội đến nay, các cơ quan Chánh Trị Đạo đối
với cơ thể của Đời hổn tạp dường như lãnh đạm, vì cơ Đời còn ở trong tình trạng
biến hình, Bần Đạo nghĩ đưa người ra đảm nhiệm cũng vô ích. Chúng ta chờ để coi
nó tượng hình ra sao cho biết, huống chi làm Đạo là cốt yếu dung hòa tâm lý cần
gì phải tìm chánh sách để xen vào sửa cải chủ quyền của người cho mích bụng.
Bần
Đạo nói thật giờ này dầu sửa cải cũng vô ích. Trong buổi day trở biến hình của
nó thì phải để cho nó nên người, miễn là chúng ta để nó tự do biến tướng mà
không ra khỏi cái khuôn khổ của nó mà thôi. Chúng ta giữ sao đừng cho nó ra
khỏi cái văn hiến bốn ngàn năm tối cổ của nó. Cần gì phải can thiệp vào đó mà
làm chi?
Bây
giờ Bần Đạo thuyết về tài chánh của Đạo đương buổi loạn ly này.
Trong
buổi thống khổ nghèo nàn, tài nguyên của con cái Đức Chí Tôn gởi về để tạo dựng
cái nhà hương quả chung của họ. Thoạt nghĩ chúng ta gầy dựng được đây là vì
giỏi tiện tặng lắm mới còn, bằng không nuôi ăn cũng chưa đủ; còn về Quân đội
thì chúng ta đi làm mướn hy sinh tiện tặng sớt bớt ra để nuôi nấng mấy đứa con
côi cút góa bụa, gánh vác học đường đào tạo đám thơ sinh, phải chịu ăn không
no, mặc không lành mọi bề thiếu thốn.
Nếu
để cho Hội Thánh gánh vác thì tài sản của Hội Thánh không còn tồn tại như bây
giờ, tiêu hết mà chớ! Điều ấy quyền Vạn Linh trọn quyền quan sát kiểm điểm tận
tường thì rõ.
Toàn
cả con cái Đức Chí Tôn về Tòa Thánh hiển nhiên đều thấy hết, hỏi sao không thay
đổi được, vì nhận thấy cả thảy đều hy sinh, đều cố gắng nên bây giờ mới nên
hình, nên tướng, sự nghiệp vĩ đại Thiêng Liêng này do biết bao mồ hôi nước mắt.
Không
phải là buổi giàu có mà đem về đây rồi lãng phí bỏ rơi bỏ rớt, Hội Thánh tìm
kiếm từ đồng làm nên cho Đạo. Bần Đạo không khoe khoang, hiện nay Châu Thành
Thánh Địa đã được mở rộng, con cái Đức Chí Tôn về có đất để dựng nghiệp nhà có
phương thế để nuôi vợ con no đủ.
Bây
giờ luận về việc tạo dựng cơ quan xã hội giúp tay cho Chánh Phủ.
Trong
thời buổi loạn ly nầy, toàn xứ Việt Nam đều sống trong vòng thống khổ, con cái
Đức Chí Tôn có về đây mới nhận thấy không có chỗ nào hạnh phúc hơn là Tòa
Thánh. Nếu Bần Đạo nói không đúng thì xin trích điểm lại. Nói thật ra, đây chỗ
nuôi sống thiên hạ và là chỗ nuôi dưỡng của kẻ thống khổ nghèo nàn.
Chúng
ta thấy một gia đình kéo cả bè về Tòa Thánh là sống được. Ấy là nhờ sự chăm nom
nuôi dưỡng của Hội Thánh vì khi mới về Tòa Thánh có người không có một cái chén
ăn cơm, làm lụng ít lâu rồi cũng sống được.
Hỏi
vậy các cơ quan của Chánh Phủ có tạo nghiệp cho họ được vậy chăng Chánh Phủ bị
lo lắng điều gay trở khó khăn nên chỉ bố thí một số tiền vậy thôi, chớ nào có
thì giờ rảnh đặng để tâm lo lắng đến sự sống cho thiên hạ.
Về
cái thắng lợi của Đạo chỉ có mặt tinh thần hơn cả.
Bần
Đạo luận về sự truyền bá chơn lý Đạo:
a.
Cả con cái Đức Chí Tôn nên hiểu rằng: triết lý cao thượng của Đạo Cao Đài lấy
tính chất nó ở buổi sơ khởi khai thiên lập địa của Đức Chí Tôn sanh hóa vạn
loại nơi mặt địa cầu nầy. Trong tạo đoan Đạo Cao Đài chỉ thờ kỉnh có hai quan
niệm mà thôi. Trên là thờ Thiên Thượng là Đức Chí Tôn, dưới là thờ Vạn vật, mà
tối linh của Vạn vật là nhơn loại ấy là thờ thiên hạ.
Nó
không biết trích điểm ai, dầu các Tôn Giáo trích điểm hay đàm thuyết thế nào
cũng mặc. Đạo Cao Đài chỉ biết nắm lấy cái căn bản cái nguyên lý của nó mà
thôi.
Trong
Nho Giáo có nói: "Thiên ngôn vạn ngữ bất quá hồ thiệt", thì chúng ta
chỉ thấy chơn lý chỉ có một, không phải ngôn ngữ diệt tiêu chơn lý đặng.
Đạo
Cao Đài nắm chặt cái căn bản của nó, nên không trích điểm ai từ từ nó đi theo
con đường chơn chánh của nó. Đạo Cao Đài để cho hàng trí thức họ tìm hiểu mà
đến, chớ không dụ dỗ hay là cám dỗ cho người biết nó. Để hết trí não tìm hiểu,
con người nhận thấy trí thức cao siêu và nhận định chơn lý của nó. Tiếng Pháp nói đức tin là sự nhận thức chơn
lý (Foi raison née) do nơi đức tin ấy mà định quyết cái tinh thần đạo đức của
mình, chớ không phải do nơi sự cám dỗ nhồi sọ, tạo thành mê tín.
Đạo
Cao Đài truyền bá là do ngôn ngữ chỉ hơn, chỉ thiệt, vì cớ nên đối với các Tôn
Giáo, Đạo Cao Đài thường bị trích điểm là vậy. Cái đức tin của Đạo Cao Đài không cần cầu chứng nơi ai, nó chỉ cầu
chứng với trí thức tinh thần của nó, về việc truyền giáo Đạo Cao Đài đi từ
từ bước một, Chức Sắc trong hàng Thánh Thể Đức Chí Tôn cầm quyền mối Đạo là
phát ngôn viên của Đức Chí Tôn từ từ tiến bước chớ không cần chi phải giục tấn.
b.
Về việc truyền bá ở Ngoại Quốc, Phối Sư Thượng Vinh Thanh đã mở ở Pháp nhiều cơ
quan, do theo thời thế đoán ra, thấy được đắc lực tiến triển mãi mãi.
Trong
kỳ Hội nầy có đem ra hai người Pháp để cầu quyền Vạn Linh ân tứ, nhờ Hội Nhơn
Sanh định vị.
Đến
đây Bần Đạo nói đến việc chỉnh đốn nội dung nền Chánh Trị Đạo trong buổi hỗn
tạp này, ta sẽ phân tách ra Đạo và Thế phân biệt, không thể để Thế và Đạo lẫn
lộn nhau được, cũng như quyền năng Chí Tôn phân ra tả hữu vậy. Tả là Đời, hữu
là Đạo, giữa là Pháp, Đời là Đời, Đạo là Đạo đôi ngã phân minh.
Từ
đây toàn thể con cái Đức Chí Tôn sẽ chỉnh đốn lại hai đường ấy, dầu hiện nay
còn hỗn tạp cũng không hại gì.
Bây
giờ nói về vấn đề đào tạo Thiên Phong Chức Sắc. Việc nầy không phải quyền của
Hội Thánh mà không phải quyền của Chí Tôn, quyền Chí Tôn chỉ giao phó phận sự
cho toàn con cái của Ngài.
Chí
Tôn đến lập Đạo, Ngài để quyền Vạn Linh là quyền con cái của Ngài mạnh hơn
quyền Ngài.
Quyền
Chí Tôn là quyền một Ông Cha chỉ để dung hòa các con cái của Ngài chớ không
phải để trị. Có trị chăng là quyền Vạn Linh đó vậy.
Việc
đào tạo Chức Sắc là quyền sở hữu của Vạn Linh, nếu Chức Sắc trong Thánh Thể Đức
Chí Tôn thiếu thì Bần Đạo có thể đỗ cho quyền Vạn Linh bất lực.
Bần
Đạo đã nói do quyền Vạn Linh thì việc đào tạo Chức Sắc do quyền Vạn Linh định
quyết, chớ Học Đường. Hạnh Đường lập ra trọng yếu là để tạo nhơn tài mà thôi,
chỉ có con đường chơn lý của Đạo mới đào tạo tánh đức cho họ. Ngài muốn lập
thân danh phải lập Đức, lập Công, lập Ngôn.
-
Lập Đức thì phải nhớ Đạo lý.
-
Lập Công thì phụng sự Nhơn sanh.
-
Lập Ngôn thì phải để hết trí óc tìm hiểu về triết học tinh thần, tìm tòi mọi lẽ
cao sâu để thuyết minh chánh giáo.
Học
đường là nơi con người học hỏi để lập Ngôn.
Lập
Đức là do đường Đạo lý.
Lập
Công là do quyền Vạn Linh định đoạt.
Người
biết dùng ba điều trên thì nên, còn không thì phải chịu mai một và do quyền Vạn
Linh biết dùng họ thì họ mới lập công với Đạo được.
Gần
đây Bần Đạo sẽ định phương châm truyền giáo Ngoại Quốc, Bần Đạo sẽ mạo hiểm, cưỡng
bách tuyển chọn Chức Sắc xuất đương giáo Đạo.
Bần
Đạo cho biết trước trong kỳ xin ân phong này, có người được tuyển chọn xuất
dương mà Giáo Đạo. Ấy đừng nói đó là việc tình cờ.
Tiếp
đây Bần Đạo nói về việc đối với các Tôn Giáo hiện hữu.
Đối
với các Tôn giáo Bần Đạo đã nói cho nghe rồi.
Toàn
thể con cái Chí Tôn đều được nghe, Bần Đạo đã bao phen len lỏi cầu thân với họ,
thế nên bên Quân đội để lời trách cứ Bần Đạo sao lại hạ mình quá lẽ, len lỏi
theo họ mà làm gì.
Biết
đâu sự hạ mình của Bần Đạo sẽ là một dấu hỏi để trong lịch sử sau này. Tại sao
Bần Đạo phải chìu lụy các Tôn Giáo, thiên hạ sẽ tìm hiểu. Bần Đạo thiết nghĩ
càng hạ mình chừng nào thì Đạo Cao Đài càng cao thượng chừng ấy, chớ đừng tưởng
là nhục, trái lại cái kết quả tốt đẹp ngày kia toàn thể con cái Chí Tôn sẽ được
ngó thấy.
Còn
nói với các đảng phái Bần Đạo thấy, nay họ lập nơi này, mai họ lập nơi khác,
bao nhiêu đảng phái đều lập tư riêng để làm chi không biết, trước mắt cái đại
nghiệp Đức Chí Tôn ban cho đây rất cao trọng sang cả vô đối mà không kẻ tô
điểm.
Thật
không hiểu họ lập ra những cái chòi mòng để làm gì vô ích quá.
Cái
phương hướng tương lai của Đạo, trọng, khinh, nên, hư, vinh, nhục, Bần Đạo gởi
trọn trong tinh thần đạo đức rồi lại giao cho quyền Vạn Linh sử dụng.
Vậy
Bần Đạo xin nhường quyền chủ tọa cho quyền Thượng Chánh Phối Sư, Bần Đạo xin
kiếu từ.