Trang

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

3625. Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo VN lạm quyền

 

VNTB – Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo VN lạm quyền

VNTB  – Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo VN lạm quyền

Dương Xuân Lương

 

(VNTB) – Qua hai việc lộng hành, lạm quyền của MTTQVN  và GHPGVN đặt nghi vấn cho thực quyền của chính phủ về nạn kiêu binh kèm sự thiếu hiểu biết của nhưng công cụ của họ dựng nên.


 

1. Giáo Hội Phật Giáo VN không có quyền công nhận hay xóa bỏ các điểm tu tại gia.

 

Một vấn đề pháp lý được dư luận quan tâm là Tịnh Thất Bồng Lai  bị Giáo Hội Phật Giáo VN yêu cầu  xóa xổ. Hay nói rộng hơn các điểm tu tại gia có bắt buộc phải được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) công nhận và quản lý hay không?

GHPGVN là 1 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận. Hoạt động của GHPGVN phải tuân thủ pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (LTNTG). Thẩm quyền của GHPGVN, cũng giống như các tổ chức tôn giáo khác, không được trái với các quy định về quyền của một tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận.

1. Thẩm quyền công nhận

Theo quy định của LTNTG, hai chủ thể có thẩm quyền công nhận một tổ chức tôn giáo là: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương (Ban Tôn giáo Chính Phủ). Ngoài hai chủ thể này, cá nhân hoặc cơ quan khác đều không có quyền công nhận hay phủ nhận bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào. Như thế GHPGVN không có quyền công nhận các điểm tu tại gia mà đây là Tịnh Thất Bồng Lai.

2. Quyền tự do tín ngưỡng.

Mỗi người đều có quyền tuyệt đối tin, hay không tin, theo một tôn giáo nào và đều có quyền biểu lộ lòng tin của mình hoặc một mình, hay chung với những người khác, tại điểm thờ phụng hay tại nhà riêng. Các quy định của pháp luật có thể hạn chế một số hoạt động tôn giáo vì những lý do bất khả kháng như dịch bệnh hay an ninh. Ngoài ra không tổ chức, đoàn thể nào có quyền cấm đoán sinh hoạt tôn giáo của cá nhân hay hội nhóm.

Như vậy việc Giáo Hội Phật Giáo VN yêu cầu xóa sổ Tịnh Thất Bồng lai, một tổ chức tôn giáo tu tại gia, hơn nữa chưa từng gia nhập GHPGVN, hay có thể nói một tôn giáo khác, là một hành động phi pháp, lộng quyền và thiếu hiểu biết. Nếu sự lộng quyền này được nhà nước cho phép bằng cách ủng hộ, hay làm ngơ để mặc GHPGV làm khó dễ Tịnh Thất Bồng Lai, chính phủ có thể đã cho phép tổ chức này có quyền bao trùm các tôn giáo khác. 

 

2. Mặt Trận Tổ Quốc VN lộng quyền

Ban tôn giáo chính phủ cho rằng cơ sở Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Tịnh Thất Bồng Lai, là cơ sở thờ tự bất hợp pháp và GHPGVN yêu cầu hủy bỏ tu điểm tại gia này là các hành động phi pháp và lộng quyền.

Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cách hành xử lộng quyền, phạm pháp của  Mặt Trận Tổ Quốc VN, cánh tay của chính phủ VN đối với Đạo Cao Đài qua việc tịch thu tài sản của Đạo và ban phát cho một tôn giáo khác. 

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nói tắt là Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 tại làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra Sắc Luật 003/65 ngày 12-7-1965 công nhận pháp nhân Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ theo Hiến chương ngày 21-1-1965.

Sau ngày 20-7-1978, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh ban hành “Bản án Hoạt Động Phản Cách Mạng Của Một Số Tên Phản Động Trong Giới Cầm Đầu Giáo Phái Cao Đài Tây Ninh”.

Cái tên “Bản Án” của UBMTTQ Tỉnh tây Ninh đã thể hiện rõ sự lấn quyền tòa án của MTTQ tỉnh này. MTTQ Tây Ninh viết ra một bản án, kết tội một số giới chức Cao Đài. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh tiếp theo ”Bản Án” đó ra quyết định 124 tịch thu hầu hết các cơ sở tôn giáo trong  nội ô tòa thánh Tây Ninh và nhiều cơ sở khác tại các địa phương.

Đi quá xa hơn nữa, từ cái quái thai “bản án” của MTTQVN, UBND tỉnh Tây Ninh lấy luôn Tòa Thánh Tây Ninh và các cơ sở khác giao cho tổ chức tôn giáo khác. 

Sau khi lấy Tòa Thánh Tây Ninh, chính quyền Tây Ninh tập trung một số giới chức của Đạo, theo đảng, có chân trong MTTQ dựng nên một tôn giáo mới khác với Cao Đài chính truyền từ năm 1926 được dựng nên bởi chính đức Thế Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngày 9 tháng 5 1997 Ban Tôn Giáo chính phủ ra Quyết định số 10 QĐ/TCCP công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo mới này là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh. Điều 4 của quyết định này viết,: “Trụ sở của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.” 

Tịch thu tài sản của Đạo Cao Đài Chân Truyền.

Ngày 4-6-1980, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định 124, tịch thu hầu hết các cơ sở của đạo trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh và nhiều cơ sở tôn giáo khác của đạo tại các địa phương.

Năm 1997 nhà nước lấy Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926 giao cho Chi phái Cao Đài 1997, cho phép chi phái 1997 mở rộng một số sinh hoạt. 

Mãi đến năm 2017 qua quá trình giúp đỡ người Đạo Cao Đài 1926 bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng Tổng Giám Đốc BPSOS phát hiện ra sự thật: Đạo Cao Đài 1926 và chi phái 1997 là hai tổ chức tôn giáo khác nhau.

Tháng 6 năm 2018, BPSOS hoàn thành Hồ sơ Chi phái 1997 là tác nhân phi chính phủ với thành tích dài lâu vi phạm nhân quyền đối với Đạo Cao Đài. Hồ sơ đã đệ trình đến chính phủ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế.

Bản phúc trình năm 2019 của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đã nêu đích danh “Chi Phái Cao Đài Tây Ninh (Chi Phái 1997)” là công cụ do nhà nước quản lý và sử dụng. 

Năm 2019 Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã hủy giấy phép độc quyền danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh cấp tạm cho ông Trần Quang Cảnh, đại diện hải ngoại của chi phái 1997. Không những vậy, quyết định này của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ mặc nhiên xác định chi phái 1997 không phải là Đạo Cao Đài. 

Trong báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế tháng 5-2021, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu sự khác biệt giữa Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 với Chi Phái Cao Đài 1997 được nhà nước hậu thuẫn.

Sự thật về sự vô pháp vô thiên của nhà nước Việt Nam qua các công cụ tay sai nối dài của họ được phanh phui ra ánh sáng.

Qua hai việc lộng hành, lạm quyền của MTTQVN  và GHPGVN, những cánh tay đắc lực của chính quyền VN, đặt nghi vấn cho thực quyền của chính phủ về nạn kiêu binh kèm sự thiếu hiểu biết của nhưng công cụ của họ dựng nên.