Trang

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

3592. YÊU CẦU CHI PHÁI 1997 THỰC HIỆN Q Đ 124.

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
(Cửu Thập Lục Niên).
TÒA THÁNH TÂY NINH.

THƯ YÊU CẦU.

Vv: Chi phái Cao Đài 1997 thực hiện đúng Quyết Định 124.

Kính gởi: Ông Nguyễn Thành Tám Chưởng quản Hội Thánh chi phái Cao Đài 1997. Ủy viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa IX (2019-2024). Dân biểu Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1997-2012).

Chúng Tôi là những người theo Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập năm 1926, viết thư yêu cầu ông và các đồng sự trong chi phái Cao Đài 1997 trả lại các cơ sở do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh giao quyền hành đạo cho người Đạo Cao Đài 1926 tại điều 2, Quyết định 124 ngày 04-6-1980.


I/- Quyết định 124 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh ngày 4-6-1980, tại điều 2:

Điều 2: Những cơ sở tổ chức hành đạo Cao Đài Tây Ninh được tiếp tục hành đạo theo chánh sách tôn giáo của Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định gồm:

Trong nội ô:

-/ Đền Thánh, Hậu điện, Đông lang, Tây lang.

-/ Đền Thờ Phật Mẫu, Hậu điện B.Â.T và nhà lễ viện Báo Ân Từ.

-/ Giáo Tông Đường.

-/ Hộ Pháp Đường.

-/ Trai đường hành chánh.

Một số bộ phận cần thiết về nhạc, lễ để phục vụ cho việc tu hành. Về nhân sự ở cơ sở này, Hội Đồng Chưởng Quản sẽ đề nghị chánh quyền cụ thể, nhưng cũng không được đăng kí hộ khẩu trong nội ô.

Ở cơ sở:

-/ Thánh Thất.

-/ Đền Thờ Phật Mẫu.

Mỗi Thánh Thất, Đền Thờ Phật Mẫu chỉ để lại từ 01 đến 03 người ngoài tuổi nghĩa vụ quân sự và lao động để chăm lo việc nhang đèn lễ cúng thuần túy tôn giáo cho tín đồ, những người này phải được địa phương nhất trí, đông đảo tín đồ tín nhiệm mới có đủ tư cách pháp nhân hành đạo.

Mỗi công dân có đạo và không có đạo đều là công dân Việt Nam, có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình.

UBND Tỉnh thừa nhận việc tổ chức Hội Đồng Chưởng Quản như hiện nay theo phương hướng tích cực về đường lối tu hành thật sự như Thông Tri, Đạo Lệnh của Hội Đồng Chưởng Quản đề ra. (Hết trích)

II/- Quyết định 124 đã xác định:

Thứ nhất: Quyền hành đạo của nhân sự Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (6 chữ) nói tắt là Đạo Cao Đài trên đất, nhà ở, công trình theo quyết định 124, điều 2. Nhà nước chưa ra một quyết định nào thu hồi quyết định 124 nên còn đầy đủ giá trị. Hội Thánh cũng không có một công văn nào cho phép hay nhượng quyền hành đạo trên đất, nhà ở, công trình tại điều 2 cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Như vậy chi phái 1997 đang chiếm quyền hành đạo tại các cơ ngơi của chúng tôi tại điều 2, Quyết định 124.

Thứ hai: nhìn nhận Hội Đồng Chưởng Quản được hành đạo theo Đạo lịnh 01/1979 ngày 01-3-1979.

Nguyên văn Quyết định 124 tại điều 2:

UBND Tỉnh thừa nhận việc tổ chức Hội Đồng Chưởng Quản như hiện nay theo phương hướng tích cực về đường lối tu hành thật sự như Thông Tri, Đạo Lệnh của Hội Đồng Chưởng Quản đề ra. (Hết trích)

Hội Đồng Chưởng Quản đề cập trong Quyết Định 124 là Hội Đồng Chưởng Quản của Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (tên 13 chữ) lập vào năm 1979. Đạo Lịnh 01 ngày 01-3-1979 tại điều 2 viết: Hội Thánh ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ Ðộ lập một Cơ quan hành Ðạo duy nhứt tại Tòa Thánh là: HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN của HỘI THÁNH ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ. Hội Đồng Chưởng Quản DUY NHẤT nầy do Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa Chưởng Quản và Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh Phó Chưởng Quản hành đạo TẠI Tòa Thánh Tây Ninh bị xóa sổ năm 1983.

Cũng trong năm 1983 Ông Thái Hiểu Thanh lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài. Hội Thánh Cao Đài không lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài cho nên HĐQL không có giá trị pháp lý trong đạo, không có tư cách thừa kế HĐCQ lập năm 1979. Khoản đứt gãy pháp lý của Hội Thánh Cao Đài với Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài là một sự thật hiển nhiên. (Xem phụ lục 1).

Kính ông Nguyễn Thành Tám.

Là người lãnh đạo chi phái Cao Đài 1997, Ủy viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa IX (2019-2024), Dân biểu Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1997-2012) ông hẳn nhiên có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật Việt Nam. Hơn nữa Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập ra Quyết định 124 năm 1980, cũng là nơi đã ra Quyết định 88 lập ra tổ chức Hội Đồng Chưởng Quản (1989).

Do vậy chúng Tôi yêu cầu ông Nguyễn Thành Tám và các đồng sự chi phái Cao Đài 1997 trả lại đất, nhà ở, công trình mà Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh đã giao quyền hành đạo cho người Đạo Cao Đài thành lập năm 1926 theo Quyết định 124 tại điều 2. (2).

Nay kính.

Việt Nam ngày 10 tháng 9 năm Tân Sửu.

(DL: 15-10-2021.)

Đồng ký tên.

Họ và tên       Nhập môn ngày      Thọ phẩm          Địa chỉ           Sđt …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phụ lục 1.

Hội Thánh Cao Đài không lập ra 05 (năm) tổ chức sau đây.

1/- Hội Thánh Cao Đài không lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài (1983), và Hội Đồng Quản Lý là nhóm người phản nghịch với Đức Chí Tôn.

Đạo Lịnh 01 (1979) xác định Hội Thánh Cao Đài lập một Cơ quan hành Ðạo duy nhứt tại Tòa Thánh là Hội Đồng Chưởng Quản. Như vậy Hội Thánh Cao Đài không lập ra Hội Đồng Quản Lý. Cho nên HĐQL không có tính thừa kế Hội Đồng Chưởng Quản theo Đạo Lịnh 01 (1979). Ông Thái Hiểu Thanh tự lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài. Nghĩa là ông lập ra một tổ chức để quản lý Hội Thánh, tổ chức của ông Hiểu lập ra là bề trên của Hội Thánh Cao Đài. Đức Chí Tôn ban cho Ngài Hồ Tấn Khoa phẩm Bảo Đạo. Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài cải lịnh Đức Chí Tôn nên không nhìn nhận phẩm Thời Quân của Ngài Hồ Bảo Đạo. Đó là bằng chứng rằng Hội Đồng Quản Lý là một nhóm người phản nghịch với Đức Chí Tôn. Các diễn tiến sau năm 1983 đến khi chi phái 1997 ra đời đều không có mạng lịnh Hội Thánh Cao Đài.

2/- Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập ra (1989).

Đến năm 1989 Hội Trưởng Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài ra Đạo văn xin với nhà nước cho phép “Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh” được đổi tên thành “HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN của HỘI THÁNH ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH” (17 chữ). Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh chấp thuận và lập ra Hội Đồng Chưởng Quản tại Quyết Định 88 ngày 14. 09. 1989 và cấp con dấu. (3) Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh đã không có giá trị pháp lý trong đạo thì có xin với nhà nước đổi tên gì đi nữa cũng vẫn không có giá trị pháp lý trong đạo. Hội Đồng Chưởng Quản lập năm 1989 không có tư cách pháp lý trong đạo, nên không là thừa kế Hội Đồng Chưởng Quản lập năm 1979.



3/- Chi phái Cao Đài ra đời ngày 9-5-1997 (Hiến Chương 1997).

Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập năm 1989 là tiền thân của chi phái Cao Đài ra đời ngày 9-5-1997 theo Quyết định số 10 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

Cho nên chi phái Cao Đài 1997 cũng không có tư cách thừa kế Hội Đồng Chưởng Quản lập năm 1979, lại càng không có tư cách thừa kế Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Danh hiệu tại Điều 1: Danh hiệu ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ CAO ĐÀI TÂY NINH; gọi tắt là ĐẠO CAO ĐÀI TÂY NINH. Danh hiệu có 10 chữ, gọi tắt có 5 chữ. Đây là tổ chức tôn giáo khác với Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập năm 1926.

4/- Chi phái Cao Đài 1997 xin hiến đổi hiến chương 2002.

Chi phái Cao Đài 1997 đổi Hiến chương năm 1997 thành hiến chương mới vào năm 2002. Ban Tôn Giáo Chính phủ công nhận tại Quyết định số 26/2003/QĐ/TGCP.

Danh hiệu y như hiến chương 2007. Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh lập ra vẫn tồn tại theo điều 16.

5/- Chi phái Cao Đài 1997 khai tử Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập ra.

Chi phái Cao Đài 1997 lại đổi hiến chương 2002 thành hiến chương 2007. Ban Tôn Giáo chính phủ không có Quyết định công nhận như hiến chương 1997 và hiến chương 2002.

Ông Nguyễn Thế Doanh Trưởng Ban Tôn Giáo Chính phủ ra công văn số 1068/TGCP. CĐ ngày 8/8/2008 v/v: Công nhận Hiến chương Cao đài Tây Ninh.

Căn cứ công văn số 4530/VPCP-NC, NGÀY 16/8/2002 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Ban Tôn Giáo Chính phủ được cho phép các phái Cao đài tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và công nhận nhân sự của các Giáo hội Cao đài… (Dòng 6 trang 5, Hiến chương 2007).

Hiến chương 2007 không có Quyết định công nhận mà chỉ cho phép tổ chức Đại hội nhiệm kỳ.

Danh hiệu chi phái Cao Đài 1997 từ 10 chữ có thêm hai chữ và hai cái dấu ngoặc: Danh hiệu ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (CAO ĐÀI TÒA THÁNH TÂY NINH); gọi tắt là ĐẠO CAO ĐÀI TÒA THÁNH TÂY NINH.

Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập ra đã được khai tử tại điều 16.

Dĩ nhiên năm tổ chức trên đây đều không có tư cách thừa kế Hội Đồng Chưởng Quản lập năm 1979, cho nên chi phái Cao Đài 1997 không có quyền thụ hưởng quyền hành đạo tại điều 2 của Quyết định 124 ngày 04-6-1980.

2/- Quyết định 124.






3/- Quyết định 88. Cho phép đổi tên Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài thành Hội Đồng Chưởng Quản.


ảnh chụp