LỜI THUYẾT
ĐẠO CỦA ĐỨC-HỘ-PHÁP
Nhân Ngày
Khánh Thành cơ quan Tang Tế Sự
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC CƠ QUAN
TRONG TANG TẾ SỰ
Các cơ-quan
điều-hành tang-tế-sự có tầm quan-trọng và đặc-biệt như: Ban Lễ; Nhạc; và Đồng
Nhi là; Tinh-Khí-Thần của chúng-sanh dâng hiến lễ cho Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu
cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật trong Càn Khôn Vũ Trụ, khi hành lễ
tang-tế-sự.
1-
Lễ tượng trưng cho Tinh.
2-
Nhạc tượng trưng cho Khí.
3-
Đồng Nhi tượng trưng cho Thần.
Khi
đăng-điện thì Lễ dâng rượu, mà rượu là Khí, Khí thể hiện cho Chơn-Hồn người
qui-vị, dâng ba từng rượu chủ ý là :
Lần thứ nhứt
Lễ
Đăng-Điện sang Lưỡng-Nghi nói lên sự âm dương cấu tạo trong Càn Khôn Vũ Trụ,
khi Chơn-Hồn rời khỏi xác thì phải về hòa hợp cùng Càn Khôn Vũ-Trụ tức là về
với Hai-Đấng Tạo-Đoan, nghĩa là Chơn-Hồn về với Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu, đó là
về phần vô-vi, còn về phần hữu-hình trả thi hài nầy lại cho Cha Mẹ đã sanh ra
tại mặt thế nầy.
Khi lễ
Đăng-Điện đến bàn vong thì người cúng tế bưng chung rượu lên và phải cầu nguyện
rằng: “ con xin cầu nguyện Hai-Đấng Vạn-Linh cứu rỗi linh hồn của….. đệ tử được
siêu thăng thoát hóa”
Lần thứ nhì:
Lễ
Đăng-Điện sang từng Tứ-Tượng nghĩa là trong bốn phương Trời Đất có cả Chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật tuần du ghi chép tội phước tử sanh của mỗi Chơn-Hồn. Nay
thoát xác Chơn-Khí cũng phải đến trình diện cùng Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật
nhờ độ rỗi Chơn-Hồn.
Khi Lễ điện
đến bàn vong, người quì cúng tế bưng ly rượu lên: “ Cầu nguyện nhờ Chư
Thần, Thánh, Tiên, Phật bốn phương cứu độ Chơn-Hồn của ……. Đệ tử khỏi tội trong
kiếp sanh, để về với Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu ”
Lần thứ ba.
Khi Lễ Đăng-Điện
sang từng Bát-Quái có nghĩa là người sanh ra nơi mặt thế nầy do sự đào-độn của
Bát-Quái mà sanh Bát-Hồn do Bát Quái tạo ra mà có. Chơn-Hồn nào cũng đi từ Bát
Quái mà ra gọi là Bát Hồn Vận Chuyển Hóa Thành Chúng Sanh, cho nên sau khi bỏ
xác, nghĩa là phải trở về chổ sản xuất Chơn-Hồn trong Bát Quái gồm có: Vật Chất
Hồn, Thảo Mộc-Hồn, Thú Cầm Hồn, Nhơn Hồn Thần Hồn, Thánh Hồn, Tiên Hồn, Phật
Hồn.
Khi Lễ
Đăng-Điện đến bàn vong thì người quì cúng bưng ly rượu lên cầu nguyện: “ Đệ tử
thành tâm cầu nguyện Đức Chí-Tôn, Đức Phật-Mẫu cùng các Đấng Thiêng-Liêng cứu
độ Chơn-Hồn của ….. đệ tử được siêu thăng tịnh độ.”
Lễ
Đăng-Điện nầy có tầm quan trọng là cầu rỗi cho Chơn-Hồn được siêu sinh do bởi
hành Pháp-Giới đúng Luật Thiên-Điều mà Đức Thượng Đế ban cho chúng sanh được cơ
giải thoát cho Chơn-Hồn, chớ chẳng phải dâng rượu cho người qui vị hưởng Lễ.
Từ trước
đến nay, ai cũng nghĩ rằng đó là cuộc Lễ chỉ cúng tế cho người quá vãng, đó là
một điều ngộ nhận về giá trị của Đạo Cao-Đài.
Ban Nhà
Thuyền còn chuyển luân Pháp-Giới, thì Lễ, Nhạc, Đồng Nhi lại không có ý nghĩa
pháp-giới hay sao ? Nói đến Pháp-Giới thì phải được giữ cho đúng và hành cho đủ
mới có, vì vậy mỗi cuộc Lễ nên Tế Điện hay Dâng Tam-Bửu điều cần nhứt dâng sao
cho đúng, điện sao cho chánh, nghĩa là:
1-
Lễ phải đi sao cho đúng bước, chấm, nhún sao cho đúng cách, đi sao
cho đủ bài không nên thiếu.
2-
Nhạc phải giử sao cho đúng nhịp, đàn sao cho chánh chữ, không nên
lái dậm nhiều.
3-
Đồng Nhi phải thài sao cho rõ giọng, rõ chữ và giử đúng bài không
nên bớt. Nếu ba cơ quan tang-tế-sự, Lễ, Nhạc, Đồng Nhi không giử đúng thì không
có Pháp-Giới sẽ đảo lộn Nhơn-Sanh
Đạo Cao-Đài
bày ra mỗi việc chi đều có ý nghĩa đặc biệt uyên-thâm về Pháp-Giới hết thảy.
Trong Thánh-Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chơn-Cực-Lão-Quân nói rằng: “ Đạo Cao-Đài chẳng phải là một hội để chôn
thây.”
Điều nầy
xin lưu ý cho lắm, nếu không có ý nghĩa Đạo Cao-Đài không bày ra, đây là cơ
siêu thoát.
Những người
có trách nhiệm điều-hành nên thận trọng mà
hành lễ không nên xem đó là một
công cụ của mình để sai khiến, coi chừng mang trọng tội.
Tại sao gọi
rằng Lễ là Tinh, Nhạc là Khí, Đồng Nhi là Thần, vì Lễ là Luật mà Lễ khởi xướng
tức là Luật; Nhạc là Khí tiếng nhạc dứt thì Lễ thành, cho nên Lễ là Tinh, thể
hiện cho lời nói và làm.
Nhạc cấu
tạo do bởi Khí là âm thanh, tiếng Kinh là Thần, tiếng Kinh vọng ra làm cho
người ta có cảm giác như thu hút vào chổ hư không, mà liên tưởng hành tàng của
kiếp làm người trong thế tục.
Vậy các Vị
có trách nhiệm trong cơ quan tang-tế-sự nên để tâm thi hành cho trọn vẹn với
chức năng của mình, thì sẽ được đặc ân cao trọng.
Đừng vì
nghệ thuật thấp cao, thiếu thừa mà chèn ép bắt buộc người chủ trì tang Lễ phải làm theo ý riêng tư của mình tức là mang
trọng tội.
Xin nhắc
lại lúc mới Khai Đạo, Đức Chí-Tôn dạy chư Vị Thiên-Phong nên chấn chỉnh lại
nhạc cho hoàn toàn, tập Lễ, Đồng Nhi và nói rằng để tụng kinh cho Thầy.
Thật ra Đức
Thượng-Đế đâu phải nhờ chúng-sanh tụng kinh cho Thượng-Đế và các Đấng Thần,
Thánh, Tiên, Phật để thành, mà hành-lễ là để cho chúng-sanh được siêu thoát.
Thánh-Ngôn
Đức Chí-Tôn nói rằng: Thầy là các con, các con là Thầy, tụng kinh cho các con
tức là tụng kinh cho Thầy, mà tụng kinh cho Thầy tức là tụng kinh cho các con
đó vậy.
Nhạc là
Khí, thể hiện cho Chơn-Hồn, mà nhạc không đúng chổ tất là có thể hại cho Chơn-Hồn
(nhạc đạo).
Ban nhà
thuyền
Ban nhà
thuyền là nhân-viên của Đức Di-Lạc-Vương-Phật, Đức Di-Lạc ủy nhiệm cho Huỳnh
Long Tinh điều hành nội bộ Khuôn Thuyền Cửu-Trùng-Đài mà Tổng-Thương lại là
Chơn-Khí của Thượng-Sanh.
Theo
Pháp-Chánh-Truyền thì Thượng-Sanh có trách nhiệm về phần Thế-Đạo, nơi nào có
chúng-sanh tức Phướng Thượng-Sanh.
Cửu-Trùng-Đài có trách nhiệm về phần Đời và
phần Đạo về phần Cửu-Trùng-Đài là Đời và Đạo.
Thượng-Sanh
giử trung Thuyền, tức là phải có trách nhiệm điều hành cơ phổ-độ, bởi Thượng-Sanh
là người của Cửu-Trùng-Đài, trong
Hiệp-Thiên-Đài là trung Thuyền, Cửu-Trùng-Đài “ Tòa-Thánh có
Cửu-Trùng-Đài” ở chính giữa.
Tổng Thương
điều khiển Thập Nhị Bá Trạo chèo chống và làm sạch Khuôn Thuyền, tức
Cửu-Trùng-Đài chịu trách-nhiệm Cơ Phổ Độ để tận-độ chúng-sanh trong Tam Kỳ Phổ
Độ.
Thay cho
Tổng Thương và Thập Nhị Bá Trạo là Ban Nhà Thuyền, trong Ban Nhà Thuyền có Vị
Trưởng Ban và nhiều Nhân Viên, nhưng chủ yếu là chỉ có 12 vị hành lễ bái quan
di linh cữu.
Trong lúc
bái quan cũng bày ra Pháp-Giới như : Thái-Cực, Lưỡng-Nghi, Tứ-Tượng, Bát-Quái
trước khi động quan.
Trong lúc
bái quan Vị Trưởng Ban hành-sự như một vị Tướng-Soái.
Hiệp-Thiên-Đài
là Tướng Soái cầm cơ.
Hai tay cầm
Song-Sanh thể hiện cho Song-Kiếm, mà Đức Thượng-Sanh lại có Thư-Hùng-Kiếm để
trị thế, Thư-Hùng-Kiếm là một trống một mái.
Một tiếng
khắc Sanh là một hiệu lịnh, làm thế nào cho hòa đồng lịnh, không cao, không
thấp, chẳng lệch tả hữu, nghĩa là Thượng-Sanh cầm sự công bình nơi tay điều
hành mối Đạo hòa đồng linh cữu, linh cữu trung Thuyền thế cho Chúng-Sanh.
Thượng-Sanh
là người của Cửu-Trùng-Đài trong Hiệp-Thiên-Đài, làm trung gian hòa giải, làm
thế nào cho Chức-Sắc và Chúng-Sanh đồng tâm hiệp lực tô điểm nền Chánh-Giáo của
Đức Chí-Tôn được Đại-Đồng chung thờ Giáo Lý.
Giao quyền
nầy lại cho Chủ Ban Thuyền thể hiện như thế nguồn máy Chánh Trị Đạo vậy, mỗi
một bước đi, mỗi lần trở mình, đều có nhịp nhàng phân chia ngôi thứ chẳng cho
loạn hàng thất thứ.
Điều quan
trọng khác là lúc bái quan, Vị Trưởng Ban và Nhân Viên Ban Nhà Thuyền lại cung
tay ra giá vào nhau thể như vòng tròn như hai mối tay tả, hửu giáp lại có nghĩa
là Đức Phật-Mẫu sắc-chỉ cho Đức Di-Lạc phải mở vòng tay đón nhận tất cả các
Chúng-Sanh, kễ cả lúc sanh, lúc tử, đùm bọc, ôm ấp, bao che không kể giàu
nghèo, không chê hôi thúi, tất cả đều là con của Mẹ vậy, lòng Mẹ vô biên không
bỏ sót một ai, chỉ chừ khi nào chối bỏ Mẹ, Mẹ đành chịu thôi. Người phạm luật
không thể hành theo phép Đạo.
Sắc phục
của Ban Nhà Thuyền.
Đồ đen
tượng trưng cho sự lãnh lịnh của Tạo-Hóa Huyền Thiên Diêu Trì Kim Mẫu, giềng
trắng là của Đức Chí-Tôn ban cho sắc-chỉ.
Nón Đồng
Tử, hai bên có hai lằn xếp, thể hình như hình bán nguyệt tức là âm, chính giữa
là vòng tròn áp xuống thể là dương, đầu đội Trời chân đạp Đất. Trời Đất hiệp
tức là Ban Nhà Thuyền lãnh lịnh của Ngọc-Hư-Cung thi hành sứ mạng, là thực thi
Nhân Nghĩa tận độ Chúng-Sanh, chứ chẳng phải mặt đồ đen giềng trắng, không có
nghĩa là đồ tang theo như nhiều người thường gọi là không đúng, vì sắc chỉ của
Ngọc-Hư-Cung và Diêu Trì Cung ấy mà từ trước giờ động quan Ban Nhà Thuyền hành
Pháp Giới như sau:
Sắp hàng
một đi vào biểu hiện cho Thái Cực, tẻ ra hai bên tức là phân Lưỡng Nghi, trở
vào sắp hàng tư là Sanh Tứ Tượng, hai lần bốn như vậy là biến thành Bát Quái
nhập vào linh cửu đi xỉa tiền nghĩa là cắt đoạn giữa Chơn-Hồn và thể xác, đó là
sự chuyển lịnh Pháp-Giới độ rỗi linh hồn../.
PHẠM HỘ-PHÁP.