VẤN.
Hiền hữu Phan Thanh Bình (Long An).
Đồng đạo nơi địa phương công cử vị Cựu Chánh Trị Sự sang CTS Phổ Tế. Một số vị nói rằng sai, Vây BBT vui lòng cho biết pháp luật đạo qui định thế nào?
ĐÁP.
Phổ Tế là một trong 04 cơ quan được bố trí trong Đạo Luật Mậu Dần (1938) (Chương Phổ Tế, điều 14, "Rút từ điều 14 Chương Hành Chánh tạo thành). Việc công cử CTS Phổ Tế được qui định trong Đạo Luật.
Bán Nguyệt San Thông Liên số 07 ra ngày 22/01/2009 có đăng bài liên quan đến nội dung câu hỏi. Chúng Tôi xin đăng lại:
ĐỐI CHIẾU
“Đạo Luật Mậu Dần và Tài Liệu Hạnh Đường”
Khi tìm
hiểu Đạo Luật Mậu Dần (1938) và Tài Liệu Hạnh Đường Huấn Luyện Chức Việc Bàn
Trị Sự Nam Nữ (Khóa Canh Tuất 1970). Chúng tôi nhận thấy Đạo Luật và Tài Liệu có
điều trái với nhau nên xin mạn phép trình ra để quí đồng đạo cùng lưu tâm hầu
ngày kia cơ đạo được phục hồi thì góp ý giúp cho Pháp Luật Tôn Giáo được thống
nhất. Chúng tôi vì sự trong sáng của tôn giáo Cao Đài mà trình ra để cùng tham
khảo chớ không có ý chi khác.
1-
Trích dẫn nguyên văn.
1.1-
Đạo Luật Mậu Dần:
Chương Hành Chánh. Điều thứ ba. Khoản 11.
Hội Thánh phải
thuyên bổ Chức Sắc Phổ Tế trong các quận Đạo và công cử Chức Việc Phổ Tế
trong mỗi làng Đạo.
1.2- Hạnh Đường Tài Liệu Huấn Luyện Chức Việc Bàn Trị Sự
Nam Nữ (Khóa Canh Tuất 1970).
Phần Quyền Hành. CHÁNH TRỊ SỰ:
…. Ngoài ra Luật Pháp còn nghiêm cấm không cho
công cử Chánh Trị Sự Nội Dung, Chánh Trị Sự Đầu Văn Phòng hoặc Chánh Trị Sự Phổ
Tế. (03 dòng cuối trang 18- Bản in 1973).
2-
Phân tích tìm hiểu.
2.1- Từ Đạo
Luật.
- Theo chổ
hiểu thông thường thì Chức Việc trong tôn giáo Cao Đài chỉ chung cho các phẩm:
Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự.
- Làng Đạo
còn gọi là Hương Đạo.
- Vậy: công cử Chức
Việc Phổ Tế trong mỗi làng Đạo có nghĩa là
công cử Chánh Trị Sự Phổ Tế, Phó Trị Sự Phổ Tế và Thông Sự Phổ Tế.
(Lưu ý rằng
cách thức công cử thế nào là một vấn đề khác nữa).
2.2- Tài
Liệu Hạnh Đường.
- Trang 18
dòng 8: Chức Việc Bàn Trị Sự có 3 phẩm
yếu trọng là: Thông Sự, Phó Trị Sự, Chánh Trị Sự.
- Như vậy
cấm công cử Chánh Trị Sự Phổ Tế cũng có nghĩa là cấm công cử Phó Trị Sự Phổ Tế
và Thông Sự Phổ Tế.
- Trang bìa
ghi là Hạnh Đường Tài Liệu Huấn Luyện Chức
Việc Bàn Trị Sự Nam Nữ (Khóa Canh Tuất 1970). Nhưng trong Huấn Dụ của
Ngài Ngọc Chánh Phối Sư có đoạn: …Huấn
luyện cấp tốc Chức Việc Bàn Trị Sự Nam Nữ 18 phận Đạo Châu Thành Thánh Địa.
Như vậy việc
cấm công cử CTS Phổ Tế trên đây chỉ là cấm trong Châu Thành Thánh Địa hay cấm
cả các địa phương khác?.
Theo thiễn
ý là cấm chung cho cả nền đạo vì bên dưới có đoạn: Nhận định tình hình chung nơi Châu Thành Thánh Địa cũng như ở các Châu
Đạo địa phương, Chức Việc Bàn Trị Sự hành quyền không được nhịp nhàng…
3-
Trích lục một số văn bút có liên quan đến Phổ Tế.
3.1- Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển.
TNHT Q2
trang 91 bản in 1963. dòng 13-25:
Thưa cùng mấy chị, em xin nhắc-nhở điều nầy:
Ngày hội Ngọc-Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua, em đã đặng
nghe thấy những lời của Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát than thở rằng: Ngài là Phật, nên
khó gần-gũi các hồn Nữ-phái mà khuyến-giáo cơ giải-thoát mê-đồ. Bởi cớ nơi
Âm-Quang, nữ hồn còn bị luyện tội nhiều hơn nam-phái bội phần. Em lại nghe
người ước rằng: Chớ chi có một Đấng Nữ-Tiên dám đảm-đương đến phổ-tế mới mong tận-độ chư vong
của Phong-Đô thoát-kiếp. Em mới để dạ lo-lường cả lòng lẫn-ái đến đó; em đã
chán thấy nhiều tội tình chẳng trọng hệ, song có hồn chịu sầu-thảm lạ thường.
Em đã liệu nhiều phương-thế cho từ đây mấy chơn-hồn có bề dễ tránh khỏi cửa
Âm-Quang hãm tội.
3.2- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
- Phần Kinh Thiên Đạo.
. Bài Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu (26):
Phổ Tế Tổng Pháp Tông.
. Di Lặc chơn kinh tầng Hư Vô Cao Thiên có Phổ Tế Phật.
- Phần Kinh Thế Đạo.
Bài đầu là Kinh Thuyết Pháp (Câu 1):
Trường Phổ Tế khó khăn lắm nổi.
3.3- Theo
Đạo Luật Mậu Dần thì Chánh Trị Đạo có 04 cơ quan là Hành Chánh, Phước Thiện,
Phổ Tế và Tòa Đạo.
Chương thứ
ba: PHỔ TẾ. Điều 14.
3.4- Lời
Phê Đức Hộ Pháp.
Do theo tờ xin nghĩ dưỡng bệnh của Phối Sư Thượng Trí Thanh, Chủ Trưởng Phổ Tế.
LỜI PHÊ CỦA ĐỨC HỘ PHÁP.
Cho nghĩ dưỡng bệnh 03 tháng, Hội Thánh phải xuất tiền cho Phối Sư Trí uống thuốc và ăn uống.
HỘ PHÁP
(Ấn Ký)
(Còn nhiều
lời phê khác liên quan đến Phổ Tế)
4-
Kết Luận.
4.1- Lưu ý
rằng cả hai văn bản đều đã qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh. Nhưng xét về cấp
bậc thì Đạo Luật phải ở trên Tài Liệu.
Nghĩa là khi Đạo Luật và Tài Liệu trái nhau thì hẳn nhiên phải theo Đạo
Luật (đó là nói về nguyên tắc chung).
4.2- Luật
là để giúp hay cho tôn giáo nên khi luật Đạo chưa cập nhật hóa mà trên thực tế
Hội Thánh xét thấy phù hợp với đường hướng của Luật thì vẫn tạm thời áp dụng
rồi chờ dịp bổ xung vào Luật (Ví dụ như cho phẩm Phó Trị Sự và Thông Sự cầu
phong Lễ Sanh trước rồi sau đó mới bổ xung vào đạo luật Mậu Dần).
Trường hợp cấm
nầy nếu không có chức việc Phổ Tế thì Cơ Quan Phổ Tế làm sao có đủ sức mà thi
hành phận sự đã ghi trong Đạo Luật:
PHỔ TẾ là cơ quan để cứu vớt hoặc độ rỗi những người
lạc bước thối tâm, cùng an ủi khuyên lơn những kẻ đã bị luật pháp buộc ràng mà
phế vong phận sự, hay là độ rỗi những kẻ hữu tâm tầm Đạo.
Tóm lại:
Trong trường hợp trái nhau cụ thể trên đây nếu không có một văn bản pháp qui
nào của Hội Thánh thì Tài Liệu Hạnh Đường trên phải điều chỉnh cho phù hợp với
Đạo Luật./.