TRẢ LỜI THANH NHÀN.
tt 01.
2/ Thanh Nhàn viết: Lo
đòi đúng PL mà ko ko có yêu thương thì bảo thủ cái gì.
Theo chúng tôi hiểu thì pháp luật tôn giáo và thương yêu chính là một
khối. Nói rõ hơn thì hiểu đúng và thi hành đúng pháp luật tôn giáo chính là thương
yêu.
Tách rời pháp luật và thương yêu để biện luận rằng: Thôi đừng kể đừng
phân tích pháp luật nữa bỏ qua đi, luật là thương yêu thì mình bỏ qua hết đi… là
cách hiểu của những người lười học, không động não mà muốn tỏ ra rằng ta đây hiểu
biết sâu xa. Hậu quả là làm mất đi sự tinh tế và thiêng liêng của ĐĐTKPĐ.
Chứng minh:
Khi nhập môn cầu đạo trong câu minh thệ dạy rõ gìn luật lệ Cao Đài.
Từ phẩm chức việc trở lên mỗi khi nhận trách nhiệm đều thề rằng: … giữ
dạ vô tư hành đạo dù cho cha mẹ, vợ con cũng không tư vị… lời minh thệ theo pháp
luật đạo làm nên giá trị của người hành đạo.
Đức Lý Giáo Tông có lập ra THẬP HÌNH. Nếu hiểu theo cách thương yêu đi đừng
có kể gì đến pháp luật đạo nữa thì Ngài lập để làm gì?
Khi làm đúng luật đạo chính là điều kiện để tạo phẩm vị cho người đạo nơi
cõi thế và sau khi bỏ xác phàm. Còn để cho người đạo tự tung tự tác rồi biện luận
rằng Luật thương yêu mà… bỏ qua đi… là làm mất giá trị người đạo nơi cõi thế,
cho nên cũng mất luôn phẩm vị nơi cõi thiêng liêng.
Cho nên Đạo Cao Đài có hẳn một cơ quan coi về pháp luật là Hiệp Thiên Đài.
Hiệp Thiên Đài hướng dẫn, nhắc nhỡ người đạo, cơ quan của đạo làm đúng với pháp
luật đạo để lập vị cho mình nơi cõi thế, mà người được Hiệp Thiên Đài nhìn nhận,
được 03 Hội lập quyền vạn linh nhìn nhận thì Chí Tôn nhìn nhận. Hiệp Thiên Đài
là cơ quan lập vị cho môn đệ Chí Tôn cũng do lẽ sâu xa đó. Còn như chờ cho người
đạo bị vi phạm rồi đem ra trừng răn là chờ dịp để cất vị người đạo. (Ý văn từ Tâm
Thư của Ngài Hồ Bảo Đạo)
Theo pháp của đạo thì: Một án không thể có hai hình, một công không có
hai thưởng. Cho nên đạo có Pháp Chánh Hiệp Thiên để răn phạt người vi phạm pháp
luật, khi họ đã chịu phạt theo pháp luật đạo tại thế thì về thiêng liêng không
xét đến nữa. Mà hình phạt của đạo nơi thế gian chỉ là quẹt lọ so với hình phạt
nơi cõi thiêng liêng. Cho nên thi hành đúng mức pháp luật đạo chính là thương yêu
họ. Giúp họ chịu quẹt lọ tại thế khỏi hình phạt nặng nề nơi cõi thiêng liêng mới
là biết thương yêu bạn đồng môn. (trích ý từ bài giảng của Đức Hộ Pháp về PHÁP
CHÁNH HIỆP THIÊN).
Một công không thể có hai thưởng có nghĩa là công nghiệp hành đạo của một
người đã được 03 Hội lập quyền vạn linh xem xét và nài xin thiêng liêng ban thưởng
rồi mà hành đạo sai pháp luât phải chịu phạt chứ không thể kể rằng Tôi là Giáo
Sư, Phối Sư…có công nầy, công nọ để chế giảm hình phạt.
Nói trắng ra như hiền huynh Thượng Tám Thanh hành đạo đã được ban thưởng
phẩm Giáo Sư. Sau đó làm sai: LẬP RA CHI PHÁI 1997 thì phải định quyết đó là Bàng
môn tả đạo theo Đạo Nghị Định thứ 8 đã dạy chứ không thể tư vị. Khi Đạo Cao Đài
có chủ quyền 03 Hội lập quyền được mở ra thì đem việc nầy ra bàn luận xem có đúng
vậy chăng?
Đó là nói về lý thuyết chớ thực tế là Cơ quan Hiệp Thiên Đài đã nói rõ
trong các văn bản rằng: Ông Tám là phàm phong, là Bàng môn tả đạo là chi phái lập
năm 1997 rồi. Ra 03 Hội có kết quả ra sao nhé.
Thông báo của cơ quan Hiệp Thiên Đài ngày 26. 10. 2015
Thông báo của cơ quan Hiệp Thiên Đài ngày 26. 10. 2015
Kiến nghị của cơ quan Hiệp Thiên Đài ngày 15. 09. 2017
Tóm lại câu viết trên đây của bạn Thanh Nhàn cũng đồng dạng với rất nhiều
vị khi phân tích hay tìm hiểu về pháp luật đạo thì vận dụng câu: Luật thương yêu
là đủ. Do vậy qua đây Tôi kính mời quí vị thảo luận để bảo vệ quan điểm của quí
vị.
Còn tiếp:Còn
muốn làm đúng luật lệ đạo cao đài thì tôi ko ý kiến mà buồn cười một nỗi
"1 bọn lòng dạ hẹp hòi ham tranh đấu, háo thắng, vô lễ, ko biết trc sau,
tôn ti trật tự, trên dưới. Chẳng biết "hiệp" cùng ai ?
"Hòa" cùng ai? Cũng lên tiếng chửi rủa tranh tranh đấu đấu cho thỏa
lòng chứ biết gì 2 chữ "ĐẠO ĐỨC".