BPSOS đã phối hợp với các tổ chức xã hội
dân sự trong nước nắm những bằng chứng cụ thể nên cách trả bài của thượng tướng
công an Lê Quý Vương thành ra hạ tướng côn an. Chế độ VN đang bị soi về tra tấn
mà soi đến đâu là thấy dấu vết tội ác của chính quyền cộng sản đến đó. Bước tiếp
theo của người có tâm huyết với dân tộc, của các tổ chức xã hội dân sự tranh đấu
cho công bằng xã hội là phổ biến kiến thức về chống tra tấn và cách thức thu thập
bằng cớ tra tấn; trong ngoài cùng phối hợp để đẩy lùi sự tra tấn. BBT Blog.
Thượng tướng Lê Quý Vương trả lời trước
LHQ về công ước chống tra tấn
3 giờ trước. BBC.
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM Image
caption Công an tại phiên tòa xử ông Đinh La Thăng ở Hà Nội ngày 8/1/2018
Thông tấn xã nói Việt Nam "quyết
tâm thực hiện các cam kết về nhân quyền nói chung và chống tra tấn nói
riêng" trong lúc giới quan sát có ý kiến khác về vấn đề này.
Trong hai ngày 14 và 15/11 tại Geneva,
Thụy Sĩ, đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý
Vương, làm trưởng đoàn, trình bày và trao đổi về Báo cáo Quốc gia lần thứ nhất
của Việt Nam về thực thi Công ước về chống tra tấn trước Ủy ban của Liên Hiệp
Quốc.
'Quyết tâm thực hiện cam kết'
Thông tấn xã Việt Nam hôm 15/11 cho hay:
"Việt Nam đặc biệt chú trọng nâng
cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền con người, về chống tra tấn. Báo
cáo của phái đoàn Việt Nam cũng liệt kê một số vụ việc có liên quan đến tra tấn,
bức cung, dùng nhục hình, là các vụ việc được điều tra, truy tố, xét xử trong
thời gian gần đây. Kết quả xử lý các vụ việc này cho thấy sự nghiêm khắc của
pháp luật vừa trừng trị người có tội liên quan đến tra tấn đồng thời cũng răn
đe, phòng ngừa vi phạm pháp luật về chống tra tấn."
Vấn đề này cần được Nhà nước nghiêm túc
nhìn nhận khiếm khuyết về việc để ra những cuộc tra tấn trái pháp luật bằng việc
luật hóa tội phạm tra tấn trong Bộ luật Hình sự với hình phạt nghiêm khắc để thể
hiện việc bảo vệ thực sự quyền con người.luật sư Phạm Công Út
"Báo cáo về các biện pháp Việt Nam
đã tiến hành để thực hiện Công ước về chống tra tấn thể hiện sự nghiêm túc và sẵn
sàng chia sẻ, học hỏi cũng như quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện các cam kết
về nhân quyền nói chung và chống tra tấn nói riêng, qua đó cho thấy sự tích cực
và chủ động của Việt Nam tham gia đóng góp vào những công việc quốc tế, nhất là
việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người."
Ý kiến phản biện
Tuy vậy, giới quan sát và các tổ chức
nhân quyền có ý kiến khác về vấn đề này.
Trả lời BBC hôm 15/11, Luật sư Phạm Công
Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói: "Trước đây có những cuộc tra tấn
người dân trong nhà tạm giữ của công an. Có vụ đã được khởi tố nhưng xét xử hời
hợt cho có với mức án không đủ tính răn đe, hoặc "thí chốt" như vụ
ông Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên, vụ dùng nhục hình đối với các nạn nhân Trần Văn Đở,
ông Thạch Sô Phách và ông Khâu Sóc ở tỉnh Sóc Trăng..."
"Cũng có vụ tra tấn tàn bạo dẫn đến
chết thảm như ông Nguyễn Văn Đức ở tỉnh Vĩnh Long đã nhiều năm qua rơi vào im lặng
dù vụ án dùng nhục hình đã được khởi tố nhưng đến nay vẫn chưa có bị can nào bị
khởi tố để chịu trách nhiệm về cái chết của ông Đức."
"Gần đây, khi các nhà tạm giam, trại
tạm giữ dần được trang bị máy ghi hình khi điều tra viên hỏi cung bị can thì những
cuộc tra tấn có dấu hiệu đang chuyển về các cơ quan công an phường, xã hoặc những
điểm tập kết người bị bắt ngoài trụ sở công an với những người tra tấn mặc thường
phục như vụ bắt bớ những người biểu tình vào giữa tháng 6/2018 ở TP.Hồ Chí
Minh."
"Rồi vài ngày trước nhà báo tự do
Lê Thị Thư có cáo buộc về việc bà ấy bị hành hung ở Biên Hòa."
"Những người bị bắt giữ trái pháp
luật là người có xu hướng là những đối tượng bị tra tấn nhiều nhất, vì họ bị bắt,
bị tra tấn mà không hề có quyết định khởi tố, lệnh tạm giam... Do đó hình thành
tâm lý người dân sợ hãi khi có giấy mời của cơ quan công an."
"Vấn đề này cần được Nhà nước
nghiêm túc nhìn nhận khiếm khuyết về việc để ra những cuộc tra tấn trái pháp luật
bằng việc luật hóa tội phạm tra tấn trong Bộ luật Hình sự với hình phạt nghiêm
khắc để thể hiện việc bảo vệ thực sự quyền con người."
'Không có gì cụ thể'
Cũng trong hôm 15/11, bà Luisa Fenu,
Giám đốc Vận động và Chương trình của Tổ chức nhân quyền Pháp ACAT, người đang
có mặt tại sự kiện ở Geneva, nói với BBC: "Tôi có cảm nhận rằng bài phát
biểu khá dài giới thiệu của đoàn Việt Nam khá đơn giản."
"Họ tập trung vào những sửa đổi luật
để phù hợp với nội dung của Công ước về chống tra tấn, nhưng không có gì cụ thể
được đề cập về việc thực thi."
Nhìn chung, đoàn Việt Nam nói họ sẵn
lòng thực hiện Công ước về chống tra tấn và công nhận rằng còn phải làm nhiều
hơn nữa cho việc này. Nhưng nếu nghiêm túc về việc thực thi Công ước, liệu họ
có cho phép báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đến Việt Nam trong tương lai gần?bà
Luisa Fenu, Giám đốc Vận động và Chương trình của Tổ chức nhân quyền Pháp ACAT
"Cũng chẳng có trích dẫn tham khảo
về các nhóm người bị giam giữ cụ thể như người dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo
hoặc các tù nhân lương tâm. Họ đảm bảo với Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp
Quốc về mong muốn bảo vệ quyền con người, ngăn chặn tra tấn trên lãnh thổ Việt
Nam và có hành động trong trường hợp có khiếu nại về tra tấn."
"Đoàn Việt Nam nói rằng thủ phạm
tra tấn có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến chung thân, nhưng không có trích dẫn về
số lượng người bị tra tấn hoặc những gì xảy ra với những người khiếu nại các vụ
này."
"Họ cũng đề cập rằng chính phủ Việt
Nam đang nỗ lực đào tạo và phổ biến nội dung của Công ước cho công an nhưng
không đề cập đến số lượng các buổi đào tạo, nội dung của nó, và người ta cũng
không rõ công an hoặc nhân viên các trại giam có được học các khóa này."
"Nhìn chung, đoàn Việt Nam nói họ sẵn
lòng thực hiện Công ước về chống tra tấn và công nhận rằng còn phải làm nhiều
hơn nữa cho việc này. Nhưng nếu nghiêm túc về việc thực thi Công ước, liệu họ
có cho phép báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đến Việt Nam trong tương lai gần?"
"Tôi tin rằng Việt Nam đang cố gắng
tạo ấn tượng rằng họ có những nỗ lực để cải thiện tình hình trong bối cảnh có
cáo buộc về sự đàn áp giới bất đồng gia tăng tại nước này."
"Tuy nhiên, nếu chính phủ Việt Nam
mở các khóa đào tạo Công ước về chống tra tấn cho công an và khuyến khích họ,
phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự, để thay đổi hành vi, thì đó có thể là
cơ hội để thực trạng và cáo buộc về tra tấn, tử vong trong đồn giảm bớt."
"Một điều quan trọng là dừng việc
hình sự hóa những người bảo vệ nhân quyền và cản trở công việc của các tổ chức
nhân quyền, vì đây là những bên có thể giúp cải thiện thực trạng này."
Người dân tụ tập ở trụ sở công an Phan
Rí Cửa hôm 20/6
'Thực trạng không thay đổi'
Cùng ngày, ông Nguyễn Đình Thắng, CEO và
chủ tịch Ủy ban cứu Người vượt biển (BPSOS), người đang có mặt tại sự kiện ở
Geneva, nói với BBC:
"Trong suốt ba tháng trước cuộc kiểm
điểm Việt Nam về thực thi Công ước về chống tra tấn, một nhóm khoảng 10 tổ chức
xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế đã lặng lẽ phối hợp để hoàn thành hai bản báo
cáo chung nộp cho Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc."
"Các câu hỏi của Ủy ban Chống tra tấn
đặt ra cho phái đoàn Việt Nam tại sự kiện này phần lớn dựa vào các bản báo cáo
và thông tin cập nhật của chúng tôi."
"Sau cuộc kiểm điểm, Việt Nam sẽ có
văn bản trả lời chính thức các câu hỏi của Ủy ban Chống tra tấn. Khoảng một năm
sau, Ủy ban này sẽ có bản báo cáo chung cuộc. Một năm ấy là cơ hội để các tổ chức
xã hội dân sự ở trong và ngoài Việt Nam đóng góp với bản báo cáo chung cuộc."
"Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với
các tổ chức đồng hành từ bấy lâu nay và với các nhóm đấu tranh ở trong nước để
tận khai thác cơ hội này."
Ông Thắng cũng nói thêm: "Số người
dân bị chết tại các đồn công an ở Việt Nam có thể tăng hoặc giảm mỗi năm, nhưng
thực trạng không có gì thay đổi."
"Nghĩa là, chính quyền vẫn không có
biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng tra tấn. Nạn nhân và thân nhân của họ
vẫn không thể trông cậy vào hệ thống pháp luật để đòi công lý. Thủ phạm vẫn có
thể vô tội vạ vì được hệ thống chính quyền bao che."
"Muốn tránh tình trạng này thì phải
có một định chế độc lập với chính quyền để theo dõi các trường hợp tra tấn, kiểm
tra việc thực thi Công ước về chống tra tấn, và báo cáo với Nhà nước, với người
dân và với quốc tế về các khiếm khuyết trong chính sách hiện hành cũng như đề
nghị các biện pháp cải thiện."
"Hình thành một định chế độc lập
như vậy là một trong những đề nghị trong báo cáo của chúng tôi gửi cho Ủy ban
Chống tra tấn. Ngày hôm qua, khi mở đầu buổi kiểm điểm, ông Jens Modvig, Chủ tịch
của Ủy ban, đã hỏi phái đoàn Việt Nam là chính quyền của họ có sẵn sàng chấp nhận
đề nghị ấy không."