Hà Nội chối trước thế giới các vụ công an tra
tấn tại Việt Nam
RFA. 2018-11-16
Chính phủ Hà Nội đã có hai buổi
điều trần vào hôm 14 và 15/11 với Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc tại
phiên họp định kỳ lần thứ 65 ở Geneva, Thụy Sĩ. Tại phiên trả lời các câu hỏi
của thành viên Ủy Ban vào hôm 15/11, chính phủ Hà Nội đã phủ nhận tất cả các
thông tin cáo buộc công an tra tấn người dân.
Thượng tướng
Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, đối thoại với các thành viên Ủy Ban Chống
Tra Tấn Liên Hợp Quốc hôm 15/11/2018.
Hà Nội chối trước thế giới
các vụ công an tra tấn tại Việt Nam
00:00/00:00
‘Phủ nhận tất cả’
Tại buổi điều trần hôm 14/11, các
thành viên Ủy Ban đã đặt câu hỏi và nêu rõ những trường hợp người dân cáo buộc
bị công an tra tấn, giết chết trong trại giam. TS. Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch
Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) ở Hoa Kỳ, người có mặt tại buổi điều trần,
cho biết:
Ủy Ban đã đặt những câu hỏi vô
cùng chính xác, rất cập nhật. Họ nêu rất rõ từng trường hợp một, nổi bật về vấn
đề tra trấn.
Dẫn đầu phái đoàn Việt Nam,
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, phát biểu mở màn buổi trả lời
câu hỏi hôm 15/11 của các thành viên Ủy Ban Chống Tra Tấn Liên Hợp Quốc như
sau.
Qua các ý kiến bình luận
đánh giá của thành viên Ủy Ban, chúng tôi nhận thấy bên cạnh việc đánh giá với
tinh thần xây dựng và những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng báo
cáo quốc gia và thực thi Công ước, thì cũng còn một số nội dung thông tin chưa
thực sự phù hợp với phạm vi công ước.
...Chưa
chi tiết và chưa có cơ sở để xác minh, như là tên, địa danh không chính xác, và
thậm chí không tồn tại ở Việt Nam.
- Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh
- Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh
Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục
trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) đưa ra số liệu
về các trường hợp chết trong trại giam.
Chúng tôi xin khẳng định tỷ lệ
phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang
chấp hành trong trại giam. Các trường hợp chết đều do bệnh hiểm nghèo bị mắc
trước khi vào trại. Số này chiếm 98,6%. Chỉ có 1,4% là chết do tai nạn rủi ro;
hoặc có 1% là tự tử.
Trả lời các trường hợp người dân
cáo buộc bị công an đánh chết, ông Nguyễn Ngọc Anh nói.
Theo chúng tôi là chưa chi tiết
và chưa có cơ sở để xác minh, như là tên, địa danh không chính xác, và thậm chí
không tồn tại ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Anh từ chối các
cáo buộc liên quan.
Thông tin liên quan đến việc không
đảm bảo quyền của luật sư và không đảm bảo quyền được bào chữa của người bị
buộc tội là không đúng sự thật.
Đoàn Việt Nam liên tiếp đưa ra
nhiều khẳng định rằng chính phủ Hà Nội đã bảo đảm quyền con người cũng như các
điều khoản trong Công ước Chống Tra Tấn như một lời khẳng định của ông Lê Quý
Vương:
Chúng tôi nghiêm trị đối với các
hoạt động tra tấn. Đây là một yêu cầu được đặt ra không chỉ là pháp luật mà còn
là lương tâm, đạo đức của con người Việt Nam. Tất cả những hành vi dùng vũ lực
đều bị lên án.
Ông Lê Quý Vương phủ nhận các cáo
buộc bắt giữ người tùy tiện.
Không có chuyện bắt giữ độc đoán.
Tất cả các việc bắt giữ của lực lượng cơ quan điều tra đều phải được công khai.
TS. Nguyễn Đình Thắng cho chúng
tôi biết cảm nhận của ông như sau.
Cảm nhận thứ nhất là không có gì
ngạc nhiên cả. Đó là thủ thuật của phái đoàn Việt Nam đã sử dụng bấy lâu nay.
Thứ nhất đó là họ phủ nhận, chẳng hạn như là phủ nhận không có tù nhân lương
tâm, phủ nhận không có chính sách biệt giam đối với những người tù, phủ nhận không
có tù tại gia… Thành ra không còn gì để nói nữa. Họ phủ nhận tất cả.
Đoàn Việt Nam cũng bác bỏ hoàn
toàn các cáo buộc người dân bị đàn áp vì quyền lực độc tôn như vấn đề tự do tôn
giáo, vấn đề người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, người bị chính quyền cho là đi
biểu tình.
Phản ứng
của Ủy Ban
Tại phiên điều trần hôm 15/11,
các thành viên Ủy Ban Chống Tra Tấn Liên Hợp Quốc đã thẳng thắn nhận xét nhiều
câu trả lời của phía đoàn Việt Nam là chưa thích đáng và chưa chi tiết.
Gia đình
nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại phiên tòa xét xử 5 công an dùng dùi cui đánh tử
vong vào ngày 13/5/2012 ở Phú Yên. Courtesy of
Citizen
Ông Jens Modvig, chủ tịch của Ủy
Ban, nhắc lại yêu cầu của phía Ủy Ban là chính phủ Hà Nội phải làm rõ khái niệm
‘tra tấn’ một cách đơn giản và rõ ràng hơn trong Bộ Luật Hình Sự. Tội ‘dùng
nhục hình’ hay ‘bức cung’ của Việt Nam được Ủy Ban đánh giá chưa đủ để xử lý
các hành vi liên quan theo Công Ước.
Việc xác nhận dấu hiệu tra tấn,
khám nghiệm pháp y, tư cách độc lập của bác sĩ, nhân viên y tế bị cho rằng chưa
bảo đảm khách quan vì lực lượng này do Bộ công an tuyển chọn.
Liên quan đến biện pháp cùm tay,
chân phạm nhân được chính phủ Việt Nam nói đề phòng ngừa nạn nhân nguy hiểm, có
ý định tự sát, Ủy Ban nêu ra cần cân nhắc liệu có hợp lý. Các số liệu về phạm
nhân bị đối xử tàn tệ, cơ sở vật chất trong trại giam được đánh giá vẫn chưa có
số liệu cụ thể.
‘Lấy vải
thưa che mắt thánh’
Nhận xét về cảm nhận của các
thành viên Ủy Ban sau khi nhận được phản hồi từ phía đoàn Việt Nam, TS. Nguyễn
Đình Thắng chia sẻ.
Chúng tôi nghĩ rằng Ủy ban nắm
rất rõ. Họ là những chuyên gia đã đối phó với các quốc gia khác cũng tương tự
như Việt Nam nên hiểu và nắm rất rõ. Có một ủy viên của Ủy ban sau đó nói với
tôi một chữ tiếng Pháp nhưng rất giống với Việt Nam nghĩa là ‘lấy tay che cả
bầu trời’ hoặc ‘lấy vải thưa che mắt thánh.’ Nghĩa là thái độ của đoàn Việt Nam
tưởng rằng lấy tay có thể che bầu trời, không cho ai thấy thực tế như thế nào.
Được biết sau hai buổi báo cáo và
điều trần, Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc sẽ công bố một bản nhận định
chính thức ‘Quan sát Kết luận’ đối với phía Việt Nam. Phía Việt Nam sau đó sẽ
có thời hạn một năm để thực thi các thay đổi, cải thiện, và cập nhật thông tin
để Ủy Ban soạn thảo bản nhận định thứ hai.
Thái độ của
đoàn Việt Nam tưởng rằng lấy tay có thể che bầu trời, không cho ai thấy thực tế
như thế nào.
-TS. Nguyễn Đình Thắng
-TS. Nguyễn Đình Thắng
Trong thời hạn một năm nói trên,
các tổ chức xã hội dân sự, các nhân chứng, nạn nhân của hành vi tra tấn được
cho biết đều có quyền đóng góp quan điểm và thông tin của họ với Ủy Ban Chống
Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc. TS. Nguyễn Đình Thắng nói thêm về trường hợp có thể
xảy ra trong tương lai như sau.
Tình hình xấu nhất là nếu bản báo
cáo của Ủy ban Chống Tra Trấn của Liên Hợp Quốc có những nhận định rất nặng nề
đối với Việt Nam, xác nhận những trường hợp bị tra tấn, xác nhận một chính sách
bao che, che đậy những chuyện tra tấn, xác nhận một truyền thống dung dưỡng các
hành vi tra tấn một cách vô tội vạ thì chúng tôi có thể dùng bản báo cáo đó để
đi vận động các chính quyền. Ví dụ như chính quyền Mỹ thì có Luật chế tài theo
từng cá nhân Maneki. Nếu như có sự khẳng định của Liên Hợp Quốc thì tiếng nói
của chúng tôi sẽ mạnh mẽ và có tính thuyết phục hơn rất nhiều.
Việc Nam ký Công Ước Chống Tra
Tấn của Liên Hợp Quốc vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn
vào ngày 28/11/2014. Đây được cho là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con
người của Liên Hợp Quốc.
Các tổ chức xã hội dân sự và nhân
quyền quốc tế đánh giá tình trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân
đang trở nên tràn lan tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, số liệu báo cáo của
đoàn Việt Nam cho biết từ 2015 tới nay, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao chỉ thụ
lý 6 vụ với 11 bị can về tội dùng nhục hình.