NHẬN XÉT: 1/ Về văn học: Hồi nhỏ tôi học các thầy có dạy: Thơ Lục Bát và Song Thất Lục Bát là của người Việt Nam. Ngày nay vào google tra cũng đúng vậy. 2/ Về tôn giáo: Ông Lư chưa biết đến Phật Giáo Hòa Hảo (1939) và Đạo Cao Đài (1926) là của Việt Nam.
Ông Lư không biết đã đành, còn tác giả Mai V. Pham ngày nay cũng đồng ý với ông Lư làm cho bài của ông bị giảm giá trị,Cho nên đọc phải đối chiếu là vậy. BBT Blog/
Tâm thế nô lệ (Phần 2)
Bởi. AdminTD. Báo Tiếng Dân. 04/11/2018.
Mai V. Phạm. 4-11-2018
Tiếp theo phần 1
Nghĩ
Trump quan tâm đến dân chủ cho Việt Nam, thì chẳng khác nào nghĩ Hồ Chí Minh,
Mao Trạch Đông, Hitler, Kim Jong-un… tôn trọng quyền con người. Từ lúc làm tổng
thống cho đến nay, trong hơn 5.000 lần tweet, đã bao nhiêu lần Trump đề cao
nhân quyền, dân chủ và pháp trị? Thưa: hiếm vô cùng.
Đã bao
nhiêu lần Trump thể hiện lòng tôn trọng dành cho Tập Cận Bình, Kim Jong-un,
Putin…? Thưa: hơn 3 lần.
Đã bao
nhiêu lần Trump tấn công sự liêm chính, độc lập tư pháp? Thưa: vô số lần.
Đã bao
nhiêu lần Trump tấn công tấn công báo chí, gọi báo chí là “kẻ thù của nhân
dân”? Thưa: Nhiều lần.
Đã bao
nhiêu lần Trump chửi rủa và sỉ nhục công dân Mỹ, đặc biệt chửi rủa phụ nữ rất
thậm tệ? Thưa: vô số lần.
Những
người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, cần hiểu rõ những khái niệm này. Khi
thấy tổng thống Mỹ tấn công báo chí, gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, từ
ngữ của những lãnh tụ độc tài thường dùng để bịt miệng báo chí, cơ quan quyền
lực thứ tư; hay một tổng thống có những phát ngôn phân biệt chủng tộc, kỳ thị…
chúng ta cần nhận ra rằng, những giá trị dân chủ mà chúng ta tranh đấu, đang bị
chà đạp.
Một đất
nước hơn 90 triệu người như Việt Nam mà phải trông cậy vào một tổng thống – vô
đạo đức, đạp nát lên các giá trị dân chủ như Trump – cứu rỗi, thì lòng tự tôn
dân tộc ở chỗ nào?
Một dân
tộc hơn 90 triệu người trong nước và hơn 3 triệu người ở hải ngoại mà không thể
hình thành được ít nhất một tổ chức đối lập lớn mạnh, tạo sức ép lên chế độ độc
tài cộng sản Việt Nam, mà phải cầu mong Trump cứu rỗi, thì lòng tự hào dân tộc
ở đâu?
Dân tộc
vỗ ngực tự hào mấy ngàn năm văn hiến, tinh thần bất khuất mà dựa dẫm vào nước
ngoài thì thật đáng buồn và đáng xấu hổ! Một dân tộc mà chỉ biết ỷ lại vào lãnh
tụ các nước khác để tồn tại và lớn mạnh, thì dân tộc đó có tinh thần độc lập
& tự cường ở chỗ nào?
Cụ Phan
Bội Châu phê bình tính “ỷ lại” của người Việt Nam từ năm 1928 nhưng đến nay vẫn
còn nguyên giá trị: “Tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm
nhiên một đống bồ nhìn rồi hẳn. Hỏi vì cơn cớ làm sao?
Thì chỉ vì ỷ lại.
Câu tục ngữ ấy thật vẽ đúng tâm tình người nước ta. Nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm
của mình thì có gánh gì không cất nổi. Nhưng
tội tình thay, anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại. Anh Cột
trông mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thím Lục, mà chú Kèo thím Lục
lại ỷ có anh Cột cô Hường rồi. Rày lần mai lữa, kết cục không một người làm mà
cũng không một người phụ trách nhiệm”. (Cao Đẳng Quốc Dân)
“Quốc gia
hưng vọng, thất phu hữu trách”. Xóa bỏ độc tài và xây dựng con đường dân chủ
cho Việt Nam phải là trách nhiệm trên hết của con dân nước Việt, không
phải của tổng thống hoặc thủ tướng, lãnh đạo các nước Mỹ,
Pháp, Úc…
Cứ thử
tưởng tượng một khu xóm mà nhiều thành viên chỉ biết ngồi há mỏ, cậy nhờ xóm
khác giúp đỡ để duy trì sự sống còn của khu xóm, thì có đáng trách hay không?
Những thành viên với tính ỷ lại, tâm thế nô lệ đó kìm hãm tinh thần tự tôn của
toàn khu xóm và đầu độc ý thức tự cường của thế hệ trẻ.
Thần
thánh hoá lãnh tụ, mong chờ họ cứu rỗi đất nước mình. Rồi đến lúc lãnh tụ đó
hết quyền lực hoặc không có khả năng như mong đợi, thì lại nhờ lãnh tụ nước
khác giúp tiếp. Thế hệ tương lai sẽ nghĩ như thế nào về những người đi trước
chỉ biết trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự cứu rỗi của nước ngoài?
Phải dựa vào chính mình
Cụ Phan
Châu Trinh cách đây gần 100 năm đã nói: “Chỉ nên trông cậy ở chính mình, chớ
vọng ngoại, vì vọng ngoại ắt là chết”.
Vấn đề
không phải là chúng ta không được nhờ Mỹ hoặc các nước văn minh khác hỗ trợ
Việt Nam, nhưng chuyện nhờ giúp và tâm thế ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, là
hai chuyện hoàn toàn khác. Hơn nữa, quan trọng là tổ
chức nào, uy tín đến đâu sẽ đại diện để nhờ, và
nhờ cái gì, vào lúc nào? Nên nhớ, Việt Nam là một
thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, sẽ không một quốc gia nào hậu thuẫn
bất kỳ một tổ chức nào, có ý định “lật đổ” chế độ cộng sản Việt Nam, bằng bạo
lực hoặc các bằng các hình thức phá hoại, không có tính chính danh khác.
Quan
trọng là người dân Việt Nam cần xây dựng các đoàn thể lớn mạnh, có hiểu biết và
đủ khả năng, để trở thành những tổ chức đối trọng với đảng CSVN, cũng như để
đảm nhận vai hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng. Khi đã có được sự hậu thuẫn mạnh
của quốc dân, các tổ chức này sẽ đại điện Việt Nam vận động dân chủ, có tiếng
nói mạnh mẽ trên trường quốc tế. Cụ Phan và nhiều trí thức trong phong trào Duy
Tân đã nhấn mạnh, dân tộc Việt phải nỗ lực và tự cường trước, rồi mới vận động
trợ giúp nước ngoài được.
Dân chủ
sẽ không lập tức có ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ. Dân chủ chỉ mới chớm nở
khi có các cuộc bầu cử tự do và minh bạch với sự tham gia bắt buộc của các
chính đảng lương thiện, có đường lối, có mục tiêu rõ ràng, minh bạch và có lực
lượng đủ mạnh. Các chính đảng này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
xây dựng và củng cố nền dân chủ non trẻ. Sự thành công của cuộc cách mạng dân
chủ sẽ là chắc chắn, khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các tổ chức chính trị về
mặt tư tưởng và lực lượng.
Yếu tố
“cơ hội” và “chuẩn bị tốt” quyết định sự thành công. Ngược lại, dù cho cơ hội
tốt (như khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở Venezuela) có xuất hiện, nhưng không
có ít nhất một chính đảng với sự chuẩn bị chu đáo, thì việc giành thắng lợi sẽ
rất khó thành hiện thực. Và nếu như có được dân chủ, thì nền dân chủ đó cũng sẽ
ngắn ngủi và đầy bất ổn.
Tóm lại,
xóa bỏ chế độ độc tài hung bạo và phi nhân là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi một
người Việt Nam. Khi nào đông đảo người Việt mới biết dựa vào chính mình và học
cách dựa vào nhau? Khi nào đa số người Việt mới quyết tâm xoá bỏ tâm thế nô lệ,
để nỗ lực dựa vào chính mình bằng con đường tri thức và hợp tác, để nhận lãnh
trách nhiệm xóa bỏ độc tài và xây dựng dân chủ cho thế hệ trẻ Việt Nam?
Để kết
thúc, xin được mượn lời nhà thơ Lưu Trọng Lư, đã từng nói như sau: “…
cái bệnh ỷ lại đã ăn sâu vào trong xương tuỷ người nước ta, cơ hồ không gột rửa
được nữa. … Ta đã vay mượn của người hàng xóm từ một điệu thơ nhỏ nhặt đến một
đạo lý cao xa. Hồi xưa kia chúng ta là những người Tàu, gần đây chúng ta là
những người Tây, chưa có một lúc nào chúng ta là những người Việt Nam cả”.